Lý thuyết Ankađien (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 30: Ankađien ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 30.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 30: Ankađien
Bài giảng Hóa 11 Bài 30: Ankađien
I. Định nghĩa và phân loại
1. Định nghĩa
- Ankađien là hidrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C = C trong phân tử.
Thí dụ:
- Công thức chung của các ankađien là CnH2n – 2 (n ≥ 3).
2. Phân loại
- Dựa vào vị trí liên kết đôi, chia ankađien thành ba loại:
+ Hai liên kết đôi cạnh nhau: – C = C = C –
Thí dụ: propađien (anlen): CH2 = C = CH2.
+ Ankađien liên hợp (ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn):
– C = C – C = C –
Thí dụ: buta-1,3-đien (đivinyl): CH2 = CH – CH = CH2.
+ Có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên:
Thí dụ: penta-1,4-đien: CH2 = CH – CH2 – CH = CH2.
- Quan trọng nhất là các ankađien liên hợp. Hai chất có nhiều ứng dụng trong thực tế là: buta-1,3-đien (CH2 = CH – CH = CH2) và isopren CH2 = C(CH3) – CH = CH2.
II. Tính chất hóa học
- Các ankađien có thể tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác niken), halogen và hidro halogenua.
1. Phản ứng cộng
a) Với hiđro
CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2 CH3 – CH2 – CH2 – CH3
b) Với brom
+ Cộng 1,2:
+ Cộng 1,4:
+ Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:
CH2 = CH – CH = CH2 + 2Br2 → CH2Br – CHBr – CHBr – CH2Br
c) Với hiđro halogenua
+ Cộng 1,2:
+ Cộng 1,4:
CH2 = CH – CH = CH2 + HBr CH3 – CH = CH – CH2Br (sp chính)
2. Phản ứng trùng hợp
- Khí có mặt của Na hoặc chất xúc tác khác, buta-1,3-đien tham gia trùng hợp, chủ yếu trùng hợp theo kiểu 1,4:
n CH2 = CH – CH = CH2 (– CH2 – CH = CH – CH2 –)n
3. Phản ứng oxi hoá
a) Oxi hoá hoàn toàn
Thí dụ:
2C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O
b) Oxi hoá không hoàn toàn
Buta-1,3-đien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.
III. Điều chế
1. Điều chế butađien: từ butan hoặc butilen.
CH3 – CH2 – CH2 – CH3 CH2 = CH – CH = CH2 + 2H2
2. Điều chế isopren: bằng cách tách hidro của isopentan.
IV: Ứng dụng
Nhờ phản ứng trùng hợp, từ butađien hoặc từ isopren có thể điều chế được polibutađien hoặc poliisopren là những chất đàn hồi cao được dùng để sản xuất cao su.
Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 30: Ankadien
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp?
A. CH2 = C = CH2
B. CH2 = CH – CH2 – CH = CH2
C. CH3 – CH = C = CH2
D. CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án: D
Giải thích: Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn là ankađien liên hợp.
Câu 2: Số liên kết trong 1 phân tử buta - 1,2 - đien là
A. 8
B. 7
C. 6
D. 9
Đáp án: D
Giải thích:
Buta - 1,2 - đien: C4H6
Số liên kết = số C + số H – 1 = 4 + 6 – 1 = 9.
Câu 3: Các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?
A. Các ankađien đều có công thức CnH2n.
B. Các chất có công thức CnH2n-2 đều là ankađien.
C. Các chất có hai liên kết đôi đều là ankađien.
D. Các ankađien đều có hai liên kết đôi.
Đáp án: D
Giải thích:
A. Sai. CTPT chung của các ankađien là CnH2n-2 với n ≥ 3.
B. Sai. Ankin cũng có CTPT CnH2n-2 tuy nhiên khác ankađien là với n ≥ 2.
C. Sai. CH2=CH-CH2-CH=O → không phải là ankađien.
D. Đúng. Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.
Câu 4: Trong các chất dưới đây chất nào được gọi tên là đivinyl ?
A.CH2 = C = CH - CH3
B. CH2 = CH - CH = CH - CH3
C. CH2 = CH - CH = CH2
D. CH2 = CH - CH2 - CH = CH2
Đáp án: C
Giải thích:
Gốc vinyl: CH2=CH-
→ Đivinyl là CH2 = CH - CH = CH2
Câu 5: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2 = CH – CH2 – CH3
B. CH3 – CH = C(CH3)2
C. CH3 – CH = CH – CH = CH2
D. CH2 = CH – CH = CH2
Đáp án: C
Giải thích:
Điều kiện để một chất có đồng phân hình học:
+ Trong phân tử phải có 1 liên kết đôi.
+ 2 nhóm thế liên kết với cùng 1 cacbon của nối đôi phải khác nhau.
VD: CH3-Ca(Cl)=Cb(Cl)-CH3 có 1 nối đôi trong phân tử. Mặt khác Ca và Cb đều có 2 nhóm thế khác nhau là Cl và CH3.
→ CH3 – CH = CH – CH = CH2 có đồng phân hình học.
Câu 6: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?
A. Buta-1,3-đien.
B. Isopren.
C. Propađien.
D. Vinyl axetilen
Đáp án: D
Giải thích:
A. Buta-1,3-đien: CH2=CH-CH=CH2
B. Isopren: CH2=CH-C(CH3)=CH2
C. Propađien: CH2=C=CH2
D. Vinyl axetilen: CH2=CH-C≡CH
Câu 7: Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với CTCT đó?
A. pentađien
B. penta-1,3-đien
C. penta-2,4-đien
D. isopren
Đáp án: B
Giải thích:
CH2=CH-CH=CH-CH3 có tên gọi là penta-1,3-đien.
Mạch chính được đánh số theo thứ tự từ trái sang phải.
Cách gọi tên ankađien:
Vị trí nhánh-tên nhánh + tên mạch chính (thêm a)-số chỉ vị trí hai nối đôi + đien
Chú ý:
+) Mạch chính là mạch chứa hai liên kết đôi, dài nhất, có nhiều nhánh nhất.
+) Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên kết đôi hơn.
Câu 8: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được
A. butan
B. isobutan
C. isopentan
D. pentan
Đáp án: A
Giải thích:
Phương trình phản ứng:
CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 CH3-CH2-CH2-CH3
(buta-1,3-đien) (butan)
Câu 9: Hiđro hóa hoàn toàn isopren, thu được
A. pentan
B. isobutan
C. isopentan
D. neopentan
Đáp án: C
Giải thích: CH2=CH-C(CH3)=CH2 + 2H2 CH3-CH-CH(CH3)-CH3
Câu 10: Chất nào sau đây có tên là isopren?
A. CH2=CH–CH2–CH3
B. CH2=CH–C(CH3)=CH2
C. CH3–CH=CH–CH=CH2
D. CH2=CH–CH=CH2
Đáp án: B
Giải thích: CH2=CH–C(CH3)=CH2 có tên gọi là isopren hay 2-metylbuta-1,3-đien.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 31: Luyện tập anken và ankađien
Lý thuyết Bài 33: Luyện tập: Ankin
Lý thuyết Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11