Lý thuyết Luyện tập: Ankan và xicloankan (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 27.

1 2,739 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan

Bài giảng Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan

Kiến thức cần nắm vững

1. Phản ứng hóa học

- Các phản ứng chính của hiđrocacbon no: phản ứng thế, phản ứng tách.

Thí dụ:

CH4 + Cl2asCH3Cl + HCl

CH3 – CH3500°C, xtCH2 = CH2 + H2

2. Cấu tạo và đồng phân của ankan

- Ankan là hiđrocacbon no mạch hở, có công thức phân tử chung là CnH2n+2 (n > 1).

- Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon.

Thí dụ: Ứng với công thức phân tử C5H12 có các đồng phân cấu tạo sau:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

3. So sánh ankan và xicloankan

- Tính chất hoá học đặc trưng của ankan và xicloankan là phản ứng thế; riêng xicloankan vòng nhỏ còn tham gia phản ứng cộng mở vòng.

Thí dụ:

CH4 + Cl2asCH3Cl + HCl

 Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

So sánh ankan và xicloankan về cấu tạo, tính chất hóa học:

Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

4. Ứng dụng

- Các ankan là thành phần chính trong các loại nhiên liệu và là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp hóa học.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 27: Luyện tập: Ankan và xicloankan | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 1: Một số ứng dụng của ankan

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.

B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.

C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

Đáp án: C

Giải thích: Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

Câu 2: Cho các câu sau:

a. Ankan có đồng phân mạch cacbon. 

b. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau.

c. Xicloankan làm mất màu dung dịch nước brom. 

d. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon làm mất màu dung dịch nước brom.

e. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử.

f. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không có mạch vòng.

Những câu đúng là A, B, C hay D?                   

A. a, c, d, e 

B. a, d, f

C. a, b, d, e, f

D. a, e

Đáp án: D

Giải thích:

a. Đúng.

b. Sai vì ankan có CTPT CnH2n+2 (n  1);

xicloankan có CTPT là CnH2n (n  3). Không cùng CTPT.

c. Sai. Chỉ có xicloankan vòng 3 cạnh mới có thể làm mất màu dung dịch brom.

d. Sai. Hiđrocacbon no chỉ chứa liên kết xích ma bền vững nên không có khả năng cộng với brom.

e. Đúng.

f. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử. Xicloankan có mạch vòng vẫn thuộc loại hiđrocacbon no.

Câu 3: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.

D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Đáp án: B

Giải thích:

CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3  có tên gọi là 2 - clo - 3 - metylpentan.

Mạch chính được đánh số theo chiều từ trái sang phải.

Câu 4: Hợp chất (CH3)2CHCH2CH3 có tên gọi là

A. neopentan

B. 2-metylbutan 

C. isobutan

D. 1,2-đimetylpropan.

Đáp án: B

Giải thích:

Hợp chất (CH3)2CHCH2CH3 có tên gọi là 2-metylbutan   

Mạch cacbon được đánh số theo chiều từ trái sang phải.

Câu 5: Hai ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tổng khối lượng phân tử bằng 74. X và Y lần lượt là

A. propan, butan

B. etan, propan

C. metan, etan 

D. metan, butan.

Đáp án: B

Giải thích:

 MX + MY = 74

→ MX + (MX + 14) = 74

→ MX = 30 (C2H6)

MY = 44 (C3H8) → etan, propan.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là:

A. 1g

B. 1,4 g 

C. 2 g

D. 1,8 g

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2= 3,3 : 44 = 0,075 mol;

nH2O = 4,5 : 18 = 0,25 mol

→ nC = = 0,075 mol;

nH = 2. = 0,5 mol

Bảo toàn khối lượng:

m = mC + mH

= 12.0,075 + 1.0,5 = 1,4 gam

Câu 7: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. isopentan

B. pentan

C. neopentan

D. butan.

Đáp án: B

Giải thích: 

CH3 CH2 CH2 CH2 CH3

Clo hóa pentan được 3 sản phẩm thế monoclo.  

(Vị trí mũi tên cho biết Cl có thể thế H gắn với C đó)

Câu 8: Clo hóa etan (ánh sáng) thu được sản phẩm thế X có %Cl theo khối lượng là 71,7171%. Vậy trong X có

A. 1 nguyên tử clo.

B. 2 nguyên tử clo.

C. 3 nguyên tử clo.

D. 4 nguyên tử clo.

Đáp án: B

Giải thích: 

C2H6 + xCl2 asC2H6-xClx + xHCl

%mCl =35,5x12.2+6x+35,5x .100

= 71,7171%

→ x = 2

→ Trong X có 2 nguyên tử clo.

Câu 9: Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là

A. 176 và 180. 

B. 44 và 18.

C. 44 và 72.

D. 176 và 90.

Đáp án: D

Giải thích:

Đốt cháy A cũng là đốt cháy C4H10

nC4H10=22,422,4 = 1 mol

Bảo toàn nguyên tố C:

nC = 4.1 = 4 mol

Bảo toàn nguyên tố H:

nH = 10.1 = 10 mol

nCO2 = nC = 4 mol

→ mCO2 = x =  4.44 = 176 gam

nH = 2.nH2O→ nH2O = 5 mol

→ mH2O = y = 5.18 = 90 gam

Câu 10: Crackinh 0,25 mol C5H12 thu được hỗn hợp X gồm: CH4, C2H6, C3H8, C5H10,  C4H8, C3H6, C2H4, C5H12 và H2. Đem đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp X thu được x gam CO2 và y gam H2O. Vậy giá trị của x và y lần lượt là

A. 55 và 180.

B. 44 và 18. 

C. 44 và 27.

D. 55 và 27.

Đáp án: D

Giải thích:

Đốt cháy X cũng là đốt cháy C5H12

Bảo toàn nguyên tố C:

nC = 5.nC5H12= 5.0,25 = 1,25 mol

Bảo toàn nguyên tố H:

nH = 12.nC5H12= 12.0,25 = 3 mol

nCO2 = nC = 1,25 mol

→ mCO2= x =  1,25.44 = 55 gam

nH = 2.nH2O → nH2O = 1,5 mol

→ mH2O = y = 1,5.18 = 27 gam

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Sự điện li

Lý thuyết Bài 2: Axit, bazo và muối

Lý thuyết Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ

Lý thuyết Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Lý thuyết Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

1 2,739 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: