Lý thuyết Anđehit – Xeton (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 44: Anđehit – Xeton ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 44.

1 9,702 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 44: Anđehit – Xeton

Bài giảng Hóa 11 Bài 44: Anđehit – Xeton

A. Anđehit

I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp

1. Định nghĩa

- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm – CH = O (hay – CHO) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.

- Nhóm chức – CHO là nhóm chức anđehit.

- Ví dụ:

HCHO; CH3CHO; OHC – CHO…

2. Phân loại

- Dựa theo đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon, anđehit được chia thành:

+ Anđehit no;

+ Anđehit không no;

+ Anđehit thơm.

- Dựa theo số nhóm -CHO trong phân tử, anđehit được chia thành:

+ Anđehit đơn chức

+ Anđehit đa chức

Chú ý:

Anđehit no, mạch hở, đơn chức có công thức cấu tạo thu gọn CxH2x+1CHO (x ≥ 0) hay công thức phân tử chung CnH2nO (n ≥ 1).

3. Danh pháp

a) Tên thông thường

- Một số anđehit có tên thông thường.

- Tên thông thường = anđehit + tên axit tương ứng

- Ví dụ:

HCHO: anđehit fomic

CH3CHO: anđehit axetic

b) Tên thay thế của các anđehit no, đơn chức, mạch hở:

- Chọn mạch chính của phân tử anđehit là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -CHO.

- Đánh số thứ tự C trên mạch chính, bắt đầu từ nhóm – CHO.

- Tên thay thế = tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al

- Ví dụ:

Lý thuyết Anđehit - Xeton | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

II. Đặc điểm cấu tạo và tính chất vật lý

1. Đặc điểm cấu tạo

Trong nhóm – CHO, liên kết đôi C = O gồm một liên kết σ bền và một liên kết π kém bền hơn, tương tự liên kết C = C trong phân tử anken, do đó anđehit có một số tính chất giống anken.

2. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện thường, các anđehit đầu dãy đồng đẳng là chất khí và tan tốt trong nước. Các anđehit tiếp theo là chất lỏng hoặc rắn.

- Độ tan trong nước của các anđehit giảm dần theo chiều tăng của phân tử  khối.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng hiđro

Ví dụ:

CH3 – CH = O + H2 to,Ni CH3 – CH2 – OH

Phản ứng tổng quát:

RCHO + H2 to,NiRCH2OH

⇒ Trong phản ứng này anđehit đóng vai trò là chất oxi hóa.

2. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

- Phản ứng tráng gương

Ví dụ:

CH3CHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 toCH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

Phản ứng tổng quát:

RCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 to RCOONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

- Phản ứng tạo thành axit

2RCHO + O2 to,xt2RCOOH

⇒ Trong các phản ứng trên anđehit đóng vai trò là chất khử.

3. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

Phản ứng tổng quát khi đốt cháy hoàn toàn anđehit no, đơn chức, mạch hở:

Lý thuyết Anđehit - Xeton | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

IV: Điều chế

1. Từ ancol

Oxi hóa ancol bậc I, được anđehit tương ứng:

RCH2OH + CuO to RCHO + Cu + H2O

2. Từ hiđrocacbon

- Oxi hóa metan có xúc tác thu được anđehit fomic

CH4 + O2 to,xtHCHO + H2O

- Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic

2CH2= CH2 + O2 to,xt 2CH3CHO

V: Ứng dụng

- Fomanđehit được dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – fomanđehit và nhựa ure – fomanđehit.

- Dung dịch nước của fomanđehit được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản …

- Anđehit axetic được dùng làm nguyên liệu sản xuất axit axetic.

- Nhiều anđehit có nguồn gốc thiên nhiên được dùng làm hương liệu cho công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm …

B. Xeton

I. Định nghĩa

- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm Lý thuyết Anđehit - Xeton | Hóa học lớp 11 (ảnh 1) liên kết trực tiếp với hai nguyên tử cacbon.

Ví dụ:

CH3 – CO – CH3: đimetyl xeton.

II. Tính chất hóa học

- Giống anđehit, xeton cộng hiđro tạo thành ancol. Tổng quát:

R – CO – R1 + H2 to,NiR – CH(OH) – R1

Ví dụ:

CH3 – CO – CH3 + H2 to,Ni CH3 – CH(OH) – CH3

- Khác với anđehit, xeton không tham gia phản ứng tráng bạc.

III. Điều chế

1. Từ ancol

Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II được xeton. Ví dụ:

CH3 – CH(OH) – CH3 + CuO to CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O

2. Từ hiđrocacbon

Oxi hóa không hoàn toàn cumen được axeton và phenol theo sơ đồ:

Lý thuyết Anđehit - Xeton | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 44: Anđehit - xeton

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit A cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A có công thức phân tử là

A. C3H4O.  

B. C4H6O.   

C. C4H6O2. 

D. C8H12O

Đáp án: C

Giải thích:

nO2 = 0,1125 mol;

nCO2 = 0,1 mol;

nH2O = 0,075 mol; 

BTNT "C": nC(A) = nCO2 = 0,1 mol

BTNT "H": nH(A) = 2nH2O = 0,15 mol

BTNT "O": nO(A) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> nO(A) + 2.0,1125 = 2.0,1 + 0,075

=> nO(A) = 0,05 mol

=> nC : nH : n

= 0,1 : 0,15 : 0,05

=  2 : 3 : 1  

=> A có công thức đơn giản nhất là C2H3O.

Vậy đáp án C thỏa mãn.

Bài 2: X, Y, Z, T là 4 anđehit no hở đơn chức đồng đẳng liên tiếp, trong đó MT = 2,4MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Z rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?

A. Tăng 18,6 gam.

B. Tăng 13,2 gam.

C. Giảm 11,4 gam.         

D. Giảm 30 gam.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

MT = MX + 3.M-CH2- 

= MX + 3.14

Mà MT = 2,4MX 

2,4MX=MX+3.14

 MX = 30 (HCHO)

Vậy Z là CH3CH2CHO

Đốt 0,1 mol Z

=> nCO2 = nH2O 

= 0,3 mol = nCaCO3 (vì Ca(OH)2 dư)

=> Δm dd = mCO2 + mH2O - mCaCO3 

= 0,3.(44 + 18) - 30

= -11,4 gam < 0

Vậy khối lượng của dung dịch giảm 11,4 gam

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Công thức cấu tạo của 2 anđehit là:

A. HCHO và CH3CHO

B. CH3CHO và CH3CH2CHO

C. CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO

D. OHC-CH2-CH2-CHO và OHC-(CH2)3-CHO

Đáp án: C

Giải thích:

nCO2 = 0,36 mol; nH2O = 0,26 mol

Ta thấy: nCO2 - nH2O = n nên 2 andehit đơn chức, không no có 1 nối đôi C=C.

Số nguyên tử C trung bình = nCO2 : nX 

= 0,36 : 0,1 = 3,6

Do 2 anđehit là đồng đẳng kế tiếp do đó 2 anđehit là: CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO

Bài 4: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là

A. 35,00%.  

B. 65,00%. 

C. 53,85%.                      

D. 46,15%.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta thấy, số mol của các nguyên tố trong X, Y là giống nhau

=> Khi đốt Y tương tự như đốt cháy X.

BTNT C: nCO2 = nHCHO = 0,35 mol 

BTNT H: nH2O = nHCHO + nH2 = 0,65 mol 

=> nH2 = 0,65 - 0,35 = 0,3 mol

=> %VH2 = (0,3/0,65).100% = 46,15%

Bài 5: Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 10,5.

B. 8,8.

C. 24,8. 

Đáp án: D

Giải thích:

*Phản ứng của anđehit và H2:

BTKL:

mH2 = mancol - manđehit = 1 gam

=> nH2 = 0,5 mol = nanđehit = nancol

=> nO(X) = n anđehit = 0,5 mol

*Phản ứng đốt cháy anđehit: 

Do là anđehit no, đơn chức, mạch hở nên khi đốt thì nCO2 = nH2O = x mol

BTNT "O":

nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O 

hay 0,5 + 2.0,8 = 2x + x 

=> x = 0,7 mol

BTKL: mX + mO2 = mCO2 +mH2O 

=> mX = 0,7.44 + 0,7.18 – 0,8.32 = 17,8 gam

Bài 6: Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO(đktc) và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là

A. C3H6.

B. C2H4.

C. CH4

D. C2H2.

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2 = nH2O = 0,4 mol

Anđehit no, đơn chức, mạch hở nên khi đốt cho số mol CO2 bằng H2O

=> Đốt hiđrocacbon cũng thu được số mol CO2 bằng H2O

=> Hidrocacbon có dạng CnH2n

Mặt khác, Ctb = nCO2 : nM = 0,4 : 0,2 = 2

A. Sai vì nếu Y là C3Hthì X là HCHO

=> nX = nY => Loại.

B. Đúng.

C. Sai vì không phải dạng CnH2n.

D. Sai vì không phải dạng CnH2n.

Bài 7: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit đồng đẳng liên tiếp cộng H2 thu được hỗn hợp 2 rượu đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu này thu được 6,6 gam CO2 và 4,5 gam nước. Tìm công thức phân tử các anđehit trong X.

A. C3H4O và C4H6O.

B. C3H6O và C4H8O.

C. CH2O và C2H4O.

D. C4H6O và C5H8O.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đốt cháy rượu nCO2 (0,15 mol) < nH2O (0,25 mol)

=> Ancol no, đơn chức, hở.

=> nancol = nH2O - nCO2 = 0,1 mol

=> Ctb ancol = nCO2 : n ancol = 0,15 : 0,1 = 1,5

=> Ancol là CH3OH và C2H5OH

=> X chứa HCHO và CH3CHO

Bài 8: Một chất hữu cơ Y chứa C, H, O. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cho 6,72 lít CO2 (đktc). Mặt khác để hiđro hóa hoàn toàn 0,05 mol Y cần 1,12 lít khí H2 (0oC, 2 atm) và được ancol no, đơn chức Z. Biết X tác dụng được với AgNO3/NH3 cho Ag. Công thức cấu tạo của Y là

A. CH3CHO                   

B. C2H5CHO                  

C. CH2=CH-CHO          

D. HCHO

Đáp án: C

Giải thích:

- Đốt cháy 0,1 mol Y thu được 0,3 mol CO2 

=> Số C (trong Y) = 0,3/0,1 = 3

- Khi hidro hóa Y:

nY = 0,05 mol;

nH2 = PV/RT =  = 0,1 mol

=> nH2 : nY = 0,1 : 0,05 = 2

=> Y có 2 nối đôi có thể cộng với H2.

Trong các phương án thì thấy CH2=CH-CHO thỏa mãn.

Bài 9: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là

A. 50%.

B. 40%.

C. 30%.

D. 20%.

Đáp án: D

Giải thích:

- Số nguyên tử C trung bình:

tb = nCO2 : nM = 3

 => Ankin là C3H4

- Số nguyên tử H trung bình:

tb = nH : nM 

= 2nH2O : nM = 3,6

Mà ankin có H > 3,6

=> Andehit có số H < 3,6

=> có 2H

=> Andehit là C3H2O (CH≡C-CHO)

Áp dụng phương pháp đường chéo về số nguyên tử H trung bình ta có:

Trắc nghiệm Anđehit - xeton có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

=> nC3H4 : nC3H2O = 1,6 : 0,4 = 4 : 1

Giả sử nC3H4 = 4 mol; nanđehit = 1 mol

=> %nanđehit = 14+1.100% = 20%

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Biết A chỉ chứa một loại nhóm chức và 0,05 mol A tham gia phản ứng tráng gương thì tạo ra 0,1 mol Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của A là

A. C3H7CHO. 

B. CH3CHO. 

C. C2H5CHO.

D. C2H3CHO.

Đáp án: A

Giải thích:

BTNT C, H:

nC = nCO2 = 0,4 mol;

nH = 2nH2O = 0,8 mol

BTKL:

mO(A) = mA - mC - mH 

= 7,2 - 0,4.12 – 0,8

= 1,6 gam

=> n= 0,1 mol

=> n: nH : nO = 4 : 8 : 1.

Mà nAg : nA = 2 : 1

=> Phân tử A có chứa 1 nhóm -CHO

=> A có CTPT C4H8O, CTCT thu gọn là C3H7CHO

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 40 : Ancol

Lý thuyết Bài 41: Phenol

Lý thuyết Bài 42: Luyện tập: Dẫn xuất halogen, ancol và phenol

Lý thuyết Bài 45: Axit cacboxylic

Lý thuyết Bài 46: Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

1 9,702 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: