Lý thuyết Luyện tập: Hiđrocacbon thơm (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11

Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 36.

1 2785 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hóa 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Bài giảng Hóa 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Kiến thức cần nắm vững

1. Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen

Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + benzen

Lưu ý:

+ Đánh số trên vòng sao cho tổng vị trí nhánh trên vòng là nhỏ nhất.

+ Nếu 2 nhóm thế trên vòng benzen ở vị trí: 1,2 – ortho; 1,3 – meta; 1,4 – para.

Thí dụ:

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1) : có tên thông thường là toluen, tên thay thế là metyl benzen.

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1): có tên thông thường là p-xilen, tên thay thế là 1,4-đimetylbenzen (p-đimetylbenzen).

2. Tính chất hoá học chung của hiđrocacbon thơm

a) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen (halogen hoá, nitro hoá, ...).

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

b) Phản ứng cộng hiđro vào vòng benzen tạo thành vòng no.

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

c) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm ankyl liên kết với vòng benzen.

Thí dụ:

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

d) Phản ứng oxi hoá nhánh ankyl bằng dung dịch kali pemanganat đun nóng.

Thí dụ:

C6H5 – CH3 + 2KMnO4  C6H5 – COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

e) Phản ứng cộng Br2, HBr, H2O vào liên kết đôi, liên kết ba ở nhánh của vòng benzen. 

Thí dụ:

Lý thuyết Luyện tập : Hiđrocacbon thơm | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 36: Luyện tập: Hiđrocacbon thơm

Câu 1: Có 3 lọ mất nhãn: benzen, toluen và stiren. Có thể dùng chất nào sau đây nhận biết

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch KMnO4

D. Dung dịch brom

Đáp án: C

Giải thích:

Chỉ có thể dung dịch KMnO4 để phân biệt

+ Stiren làm mất màu KMnO4 ngay điều kiện thường.

+ Toluen làm mất màu KMnO4 khi đung nóng.

+ Benzen không làm mất màu KMnO4 kể cả điều kiện thường hay đun nóng.

Câu 2: Câu nào sai trong các câu sau:

A. Benzen có khả năng phản ứng thế dễ hơn phản ứng cộng

B. Benzen tham gia phản ứng thế dễ hơn ankan

C. Các đồng đẳng của benzen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng

D. Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng

Đáp án: B

Giải thích:

- Benzen có tính chất hóa học đặc trưng là dễ thế, khó cộng

  → A đúng

- Ankan đều chứa nhóm ankyl đẩy e nên

→ mật độ e lớn dễ thế hơn benzen 

→ B sai

- Đồng đẳng của benzen có tính oxi hóa

→ làm mất màu thuốc tím khi đun nóng

→ C đúng

- Benzen có có cấu trúc phẳng 

→ Các nguyên tử trong phân tử benzen cùng nằm trên một mặt phẳng

→ D đúng

Câu 3: Cho etylbenzen tác dụng với Br2 hơi (ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm thế?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Vì có điều kiện ánh sáng nên sẽ xảy ra phản ứng thế brom ở mạch nhánh.

Vậy theo tỉ lệ 1:1 → Thu được 2 sản phẩm thế.

Câu 4: Khi cho toluen tác dụng với HNO3 (H2SO4/to) theo tỉ lệ 1:3 thu được sản phẩm có tên gọi là

A. thuốc nổ TNT

B. 2,4,6-trinitrotoluen

C. Nitrobenzen

D. cả A,B

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 5: Trong các chất sau: Toluen, stiren, etilen, axetilen, metan, benzen. Số chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường phải có liên kết đôi tự do không nằm trong vòng benzen → stiren, etilen, axetilen làm mất màu thuốc tím .

Toluen cũng làm mất màu thuốc tím nhưng phải đun nóng.

Benzen, metan không làm mất màu thuốc tím.

Câu 6: Cho toluen tác dụng với Br2 (có mặt Fe) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vòng benzen có chứa nhóm thế là ankyl

→ ưu tiên thế ở ortho, para

Toluen phản ứng với Br2, (xt Fe; 1 : 1) thu được các sản phẩm chính:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 7: Từ benzen muốn điều chế m-bromnitrobenzen người ta thực hiện theo sơ đồ sau:

Benzen+XA+Y  m-bromnitrobenzen. X, Y lần lượt là

A. HBr, HNO3

B. HNO3,HBr

C. HNO3, Br2

D. Br2, HNO3

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Nhóm NO2 là nhóm có liên kết đôi, hút e → ưu tiên thế nguyên tử vào vị trí meta

→ X: HNO3, Y: Br2.

Câu 8: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C9H12 

A. 

B. 7                                

C. 8                                

D. 9

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

→ Có 8 đồng phân

Câu 9: Hidrocacbon X có công thức C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X với dung dịch thuốc tím tạo thành C7H5KO2 (N). Cho N tác dụng với dung dịch axit HCl tạo thành hợp chất C7H6O2. X có tên gọi nào sau đây?

A. 1,2-đimetylbenzen

B. 1,3-đimetylbenzen

C. etylbenzen 

D. 1,4-đimetylbenzen

Đáp án: C

Giải thích:

Số nguyên tử H = 2.8 + 2 - 2k = 10  → k = 4

X không tác dụng với dung dịch brom  → X chứa vòng benzen (3 liên kết +1 vòng)

X + dd thuốc tím  → C7H5KO2 → có 1 nhóm -COOK

N + HCl → C7H6O2 → chỉ có 1 nhóm thế

Trắc nghiệm Luyện tập: Hiđrocacbon thơm có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Câu 10: Cho clo tác dụng với 78 gam benzen (có mặt bột Fe) người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất quá tình phản ứng là

A. 69,33%

B. 71% 

C. 72,33%             

D. 79,33%

Đáp án: A

Giải thích:

Vì có mặt bột Fe → thế trong vòng benzen

C6H6  + Cl2 Fe C6H5Cl  + HCl

nC6H5Cl=78112,5=5275=nC6H6(p/u)

mC6H6(p/u)=54,08g

H=mC6H6(p/u)mC6H6(bd).100%=54,0878.100%=69,33%

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

Lý thuyết Bài 38: Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Lý thuyết Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon 

Lý thuyết Bài 40 : Ancol

Lý thuyết Bài 41: Phenol

1 2785 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: