Lý thuyết Công nghiệp silicat (mới 2023 + Bài Tập) - Hóa học 11
Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 Bài 1: Sự điện li ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 11 Bài 18.
Lý thuyết Hóa 11 Bài 18: Công nghiệp silicat
Bài giảng Hóa 11 Bài 18: Công nghiệp silicat
I. Thủy tinh
1. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh
- Thủy tinh loại thông thường dùng làm cửa kính, chai, lọ, ... là hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit.
- Thành phần chính của thủy tinh này được viết dưới dạng: Na2O.CaO.6SiO2.
- Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Khi đun nóng nó mềm dần rồi mới chảy, do đó có thể tạo ra những đồ vật và dụng cụ có hình dạng như ý muốn.
- Sản xuất bằng cách nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng, đá vôi và sođa ở 1400oC.
2. Một số loại thủy tinh
a) Thủy tinh kali
- Khi nấu thủy tinh, nếu thay Na2CO3 bằng K2CO3 thì được thủy tinh kali.
- Có nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
- Được dùng làm dụng cụ thí nghiệm, lăng kính, thấu kính, ...
Hình 1: Một số ứng dụng của thủy tinh kali
b) Thủy tinh pha lê
- Là thủy tinh chứa nhiều chì oxit dễ nóng chảy và trong suốt được dùng làm đồ pha lê.
Hình 2: Ly pha lê
c) Thủy tinh thạch anh
- Được sản xuất bằng cách nấu chảy silic đioxit tinh khiết.
- Loại thủy tinh này có nhiệt độ hóa mềm cao, có hệ số nở nhiệt rất nhỏ, nên không bị nứt khi nóng lạnh đột ngột.
Hình 3: Ống thủy tinh thạch anh chịu nhiệt
d) Thủy tinh có màu
- Khi cho thêm oxit của một kim loại, thủy tinh sẽ có màu khác, do tạo nên các silicat có màu.
Thí dụ: crom (III) oxit (Cr2O3) cho thủy tinh màu lục, coban oxit (CoO) cho thủy tinh màu xanh nước biển.
Hình 4: Một số chai thủy tinh có màu
II. Đồ gốm
- Là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh.
- Tùy theo công dụng, người ta phân biệt: gốm xây dựng, gốm kĩ thuật và gốm dân dụng.
1. Gạch và ngói
- Gạch và ngói thuộc loại gốm xây dựng.
- Phối liệu để sản xuất chúng gồm đất sét loại thường và một ít cát, được nhào với nước thành khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900 − 1000oC sẽ được gạch và ngói.
- Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ gây nên bởi sắt oxit ở trong đất sét.
Hình 5: Ngói và gạch
2. Sành, sứ
a) Sành
- Sành là vật liệu cứng, gõ kêu, có màu nâu và xám được tạo thành bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ khoảng 1200 − 1300oC.
Hình 6: Chum sành ngâm rượu
- Để có độ bóng và lớp bảo vệ không thấm nước, người ta tạo một lớp men mỏng ở mặt ngoài của đồ sành.
b) Sứ
- Sứ là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu.
Hình 7: Một số đồ gốm sứ
- Phối liệu để sản xuất sứ gồm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại.
- Đồ sứ được nung hai lần, lần đầu ở 1000oC, sau đó tráng men và trang trí, lần thứ hai nung ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 1400 − 1450oC.
- Sứ có nhiều loại: sứ dân dụng, sứ kĩ thuật.
+ Sứ dân dụng được dùng làm chén, bát, bình, lọ,…
+ Sứ kĩ thuật được dùng để chế tạo các vật liệu cách điện, tụ điện, buzi đánh lửa, các dụng cụ thí nghiệm.
Hình 8: Một số ứng dụng của sứ kĩ thuật
III. Xi măng
1. Thành phần hóa học
- Xi măng thuộc loại vật liệu kết dính, được dùng trong xây dựng.
Hình 9: Một số loại xi măng trên thị trường
- Xi măng là chất bột mịn, màu lục xám, thành phần chính gồm canxi silicat và canxi aluminat: Ca3SiO5 (hoặc 3CaO.SiO2), Ca2SiO4 (hoặc 2CaO.SiO2), Ca3(AlO3)2 (hoặc 3CaO.Al2O3).
Hình 10: Xi măng
2. Phương pháp sản xuất
- Xi măng được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét có nhiều SiO2 và một ít quặng sắt bằng phương pháp khô hoặc phương pháp ướt, rồi nung hỗn hợp trong lò quay hoặc lò đứng ở 1400 − 1600oC.
- Sau khi nung, thu được hỗn hợp rắn màu xám gọi là clanhke.
Hình 11: Clanhke
- Để nguội, rồi nghiền clanhke với một số chất phụ gia thành bột mịn, sẽ được xi măng.
Hình 12: Sơ đồ lò quay sản xuất clanhke
3. Quá trình đông cứng của xi măng
- Trong xây dựng, xi măng được trộn với cát và nước thành khối nhão gọi là vữa, sau vài giờ sẽ bắt đầu đông cứng lại.
Hình 13: Vữa
- Quá trình đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất có trong xi măng với nước, tạo nên những tinh thể hiđrat đan xen vào nhau thành khối cứng và bền:
3CaO.SiO2 + 5H2O → Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2
2CaO.SiO2 + 4H2O → Ca2SiO4.4H2O
3CaO.Al2O3 + 6H2O → Ca3(AlO3)2.6H2O
- Ngoài ra, còn có các loại xi măng có những tính năng khác nhau như xi măng chịu axit, xi măng chịu nước biển, ...
Hình 14: Một số loại xi măng có tính chất riêng
Trắc nghiệm Hóa 11 Bài 18: Công nghiệp silicat
Câu 1: Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HNO3
B. Dung dịch H3PO4
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch HF
Đáp án: D
Giải thích:
Thành phần chính của thủy tinh là SiO2 mà SiO2 tan được trong dung dịch axit HF. Vì vậy, để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch HF.
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Câu 2: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp slicat?
A. Sản xuất xi măng
B. Sản xuất đồ gốm
C. Sản xuất thủy tinh hữu cơ
D. Sản xuất thủy tinh
Đáp án: C
Giải thích:
- Công nghiệp silicat bao gồm các ngành san xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của silic và các hóa chất khác.
- Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được trùng hợp từ metyl metacrylat.
Câu 3: Các trị số 30; 40 trên xi măng , ví dụ: PCB: 30; PCB: 40... chỉ điều gì?
A. % tỉ lệ trộn xi măng
B. % CaO trong xi măng
C. Cân nặng của bao xi măng
D. Tất cả đều sai
Đáp án: D
Giải thích: Các trị số 30 và 40 là giới hạn cường độ nén của các mẫu vữa xi măng sau 28 ngày được tính bằng N/mm2, xác định theo TCVN 6016 -1995.
Câu 4: Để sản xuất thủy tinh loại thông thường (hỗn hợp natri silicat, canxi silicat) cần các hóa chất sau:
A. Đá vôi, H2SiO3, NaOH
B. Cát trắng, đá vôi, sođa
C. Đá vôi, H2SiO3, sođa
D. Cát trắng, đá vôi, NaOH
Đáp án: B
Giải thích: Để sản xuất thủy tinh loại thông thường bằng cách nung nóng hỗn hợp cát trắng, đá vôi, sođa ở 1400oC
Câu 5: Một số loại thủy tinh có màu là do:
A. Cho phẩm màu vào trong quá trình sản xuất.
B. Sơn sau khi sản xuất.
C. Trong quá trình sản xuất cho thêm một số oxit kim loại.
D. Tùy vào tỷ lệ cát, đá vôi và sođa đem nung.
Đáp án: C
Giải thích:
Màu của thủy tinh là do trong quá trình sản xuất có bổ sung thêm 1 số oxit kim loại. Ví dụ: Cr2O3 cho thủy tinh có màu lục, CoO cho thủy tinh có màu xanh nước biển.
Câu 6: Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất quan trọng, có ứng dụng rộng rãi. Lí do nào khiến cho việc ứng dụng bê tông cốt thép trở nên phổ biến trong công nghiệp xây dựng?
A. Thép và bê tông có hệ số giãn nở nhiệt bằng nhau
B. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất bền
C. Bê tông cốt thép là loại vật liệu xây dựng rất đắt tiền
D. A, B đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Ứng dụng của bê tông cốt thép trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng là đây là vật liệu xây dựng rất bền và thép và bê tông có hệ số giãn nở bằng nhau.
Câu 7: Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ, gây nên bởi thành phần nào có trong đất sét?
A. Nhôm oxit
B. Silic đioxit
C. Sắt oxit
D. Magie oxit
Đáp án: C
Giải thích: Màu đỏ của gạch là do Fe2O3 gây nên.
Câu 8: Một loại thủy tinh chịu lực chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 theo khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
A. Na2O.CaO.6SiO2
B. Na2O.6CaO.SiO2
C. 6Na2O.CaO.SiO2
D. 3Na2O.CaO.6SiO2
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi công thức của thủy tinh là: aNa2O.bCaO.cSiO2.
Câu 9: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?
A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.
Đáp án: B
Giải thích: Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy, vì vậy mới tạo ra được các đồ vật có hình dạng khác nhau.
Câu 10: Gạch samot là một loại gạch chịu lửa. Nguyên liệu để sản xuất gạch samot là: bột samot, đất sét và nước. Bột samot thực ra là:
A. Đất sét nung nhỏ lửa, nghiền nhỏ
B. Đá vôi nghiền
C. Đá vôi nung kĩ, nghiền nhỏ
D. Đất sét nung ở nhiệt độ cao, nghiền nhỏ
Đáp án: D
Giải thích: Bột samot thực ra là đất sét nung ở nhiệt độ cao, nghiền nhỏ.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng
Lý thuyết Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ
Lý thuyết Bài 21: Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Giải sgk Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Giáo dục công dân 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11