Lý thuyết KHTN 6 Bài 55 (Kết nối tri thức): Ngân Hà

Tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên lớp 6 Bài 55: Ngân Hà ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa Học Tự Nhiên 6.

1 1,440 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà

Bài giảng Bài 55: Ngân Hà

I. Ngân Hà là gì?

- Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc của Ngân Hà và thấy nó giống một dòng sông.

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng, bề dày của Ngân Hà khoảng 300 năm ánh sáng.

II. Ngân Hà và Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngàn Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà- Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Kích thước của Hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.

- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới 220 000 m/s nhưng cũng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

Lý thuyết Bài 3: Sử dụng kính lúp

Lý thuyết Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài

1 1,440 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: