Lý thuyết KHTN 6 Bài 52 (Kết nối tri thức): Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên lớp 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa Học Tự Nhiên 6.

1 1,905 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Bài giảng Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”

Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại.

- Chuyển động quay của các vật quanh ta là chuyển động “nhìn thấy”.

- Chuyển động quay của ta là chuyển động thực.

Ví dụ:

Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.

+ Chuyển động của hàng cây bên đường là chuyển động nhìn thấy.

+ Chuyển động của ô tô là chuyển động thực.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

1. Mặt Trời mọc và lặn

- Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mặt trời mọc hướng đông và lặn hướng tây

2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất

-  Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông

III. Phân biệt các thiên thể

Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:

- Sao là thiên thể tự phát sáng.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mặt Trời là sao

- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng

- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng

- Sao chổi là tiểu hành tinh, được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; có hình dáng giống cái chổi.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sao chổi

- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chòm sao Bắc Đẩu

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 53: Mặt trăng

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà

Lý thuyết Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Lý thuyết Bài 2: An toàn trong phòng thực hành

1 1,905 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: