Lý thuyết KHTN 6 Bài 5 (Kết nối tri thức): Đo chiều dài

Tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên lớp 6 Bài 5: Đo chiều dài ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa Học Tự Nhiên 6.

1 2,070 17/01/2023
Tải về


Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài

Bài giảng Bài 5: Đo chiều dài

I. Đơn vị độ dài

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.

- Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

    1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1000 mm)

    1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

    1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

    1 kilômét (km) = 1000 m (1 m = 0,001 km)

II. Dụng cụ đo chiều dài

- Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp…

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)

          Thước dây

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)      

Thước cuộn

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thước kẻ

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thước kẹp

 

- Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo:

  + GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

  + ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Ví dụ:

Để đo chiều dài của cái bút, em dùng thước kẻ có GHĐ là 15 cm và ĐCNN là 1mm.

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Cách đo chiều dài

- Đo chiều dài của vật, ta làm theo các bước sau:

  + Bước 1. Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo phù hợp

  + Bước 2. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

  + Bước 3. Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  + Bước 4. Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

  + Bước 5. Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

IV. Vận dụng cách đo chiều dài của vào đo thể tích

- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L)

      1 m3 = 1000 L

    1 mL = 1 cm3  

- Đo thể tích của vật bỏ lọt bình chia độ ta làm như sau:

  + Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

  + Bước 2: Thả vật vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước khi đó (gọi là V2).

  + Bước 3: Thể tích của vật (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

Lý thuyết Bài 5: Đo chiều dài- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Đo khối lượng

Lý thuyết Bài 7: Đo thời gian

Lý thuyết Bài 8: Đo nhiệt độ

Lý thuyết Bài 9: Sự đa dạng của chất

Lý thuyết Bài 10: Các thể của chất và chuyển thể

1 2,070 17/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: