Lý thuyết KHTN 6 Bài 50 (Kết nối tri thức): Năng lượng tái tạo

Tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên lớp 6 Bài 50: Năng lượng tái tạo ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa Học Tự Nhiên 6.

1 1,556 18/01/2023
Tải về


Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo

Video giải Bài 50: Năng lượng tái tạo

I. Nguồn năng lượng trong tự nhiên

- Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:

+ Nguồn năng lượng tái tạo: nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tấm pin năng lượng mặt trời

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

 

+ Nguồn năng lượng không tái tạo: nguồn năng lượng phải mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Than đá

Khí gas

II. Nguồn năng lượng tái tạo

- Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm:

+ Năng lượng từ Mặt Trời: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tấm pin năng lượng mặt trời

+ Năng lượng gió: luôn có sẵn trong thiên nhiên, được coi là vô hạn.

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tua pin gió tại Tây Ban Nha

+ Năng lượng nước: năng lượng lấy từ sức chảy của dòng nước (như thủy triều, sóng biển,…).

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trạm điện thủy triều ở Hàn Quốc

+ Năng lượng địa nhiệt: năng lượng thu được từ sức nóng bên trong lõi Trái Đất (nhiệt tỏa ra từ các giếng phun, suối nước nóng, khu vực gần núi lửa,…)

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nhà máy điện địa nhiệt Nesjavellir ở Iceland

+ Năng lượng sinh khối: năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải,…

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gỗ là nguồn sinh khối điển hình

- Các nguồn năng lượng này có ưu điểm:

+ Liên tục được bổ sung nhanh chóng và có sẵn để sử dụng.

+ Có thể sử dụng để tạo ra điện và nhiệt.

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Dùng năng lượng gió tạo ra điện nhờ tua pin gió

Đốt cháy gỗ tạo ra nhiệt để nấu

chín thức ăn, sưởi ấm

+ Ít tác động tiêu cực đến môi trường so với nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên).

Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 50: Năng lượng tái tạo- Kết nối tri thức (ảnh 1)

Năng lượng mặt trời sạch, tiết kiệm điện năng.

 

Ô nhiễm độc hại từ các nhà máy nhiệt điện than (nhiên liệu hóa thạch).

 

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa Học Tự Nhiên 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Lý thuyết Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Lý thuyết Bài 53: Mặt trăng

Lý thuyết Bài 54: Hệ Mặt Trời

Lý thuyết Bài 55: Ngân Hà

1 1,556 18/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: