Giải SBT Toán 7 trang 21 Tập 2 Cánh diều

Với Giải SBT Toán 7 trang 21 Tập 2 trong Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản Toán lớp 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 21.

1 436 30/12/2022


Giải SBT Toán 7 trang 21 Tập 2 Cánh diều

Bài 16 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần.

a) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số không nhỏ hơn 3”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

b) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 4”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

c) Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 5 dư 1”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Lời giải:

Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:

A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.

a) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có bốn số không nhỏ hơn 3 là: 3, 4, 5, 6.

Vậy có bốn kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm không nhỏ hơn 3” là: mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).

b) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số chia hết cho 4 là: 4.

Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 4” là: mặt 4 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).

c) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có hai số chia hết cho 5 dư 1 là: 1, 6.

Vậy có hai kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 5 dư 1” là: mặt 1 chấm, mặt 6 chấm, (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).

Bài 17 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:

Một hộp có 30 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 29, 30; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp.

a) Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.

b) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra nhỏ hơn 15”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

c*) Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 3 và 4 đều có số dư là 2”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Lời giải:

a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút là:

M = {1; 2; 3; …; 29; 30}.

b) Trong các số 1, 2, 3,..., 30 có 14 số nhỏ hơn 15 là: 1, 2, 3,..., 13, 14.

Vậy có 14 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra nhỏ hơn 15” là: 1, 2, 3,..., 13, 14 (lấy ra từ tập hợp M = {  1, 2, 3, …, 29, 30}).

c*) Nhận xét: Nếu a chia cho 3 và 4 đều có số dư là 2 thì a – 2 chia hết cho cả 3 và 4 hay a – 2 chia hết cho 12.

Trong các số 1, 2, 3, …, 29, 30 có ba số khi chia cho 3 và 4 đều có số dư là 2 là: 2, 14, 26.

Vậy có ba kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số khi chia cho 3 và 4 đều có số dư là 2” là: 2, 14, 26 (lấy ra từ tập hợp M = {1; 2; 3; …; 29; 30}).

Bài 18 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 50.

a) Viết tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

b) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 5”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

c) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Lời giải:

a) Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 50 được viết ra là:

E = {51; 52; 53; …; 98; 99}.

b) Trong các số 51, 52, 53,..., 98, 99, có chín số chia hết cho 5 là: 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90, 95 (do các số này đều có tận cùng là 0 hoặc 5).

Vậy có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 5” là: 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90, 95 (lấy ra từ tập hợp E = {51; 52; 53; …; 98; 99}).

c) Trong các số 51, 52, 53,..., 98, 99, có một số viết ra là lập phương của một số tự nhiên là: 64 (vì 64 = 43).

Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên” là: 64 (lấy ra từ tập hợp E = {51; 52; 53; …; 98; 99}).

Bài 19 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 200.

a) Viết tập hợp P gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra.

b) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra là số chia hết cho 10”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

c) Xét biến cố “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục là số chẵn và nhỏ hơn 4”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Lời giải:

a) Tập hợp P gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên có ba chữ số nhỏ hơn 200 là:

P = {100; 101; 102; …; 198; 199}.

b) Trong các số 100, 101, 102,..., 198, 199,10 số viết ra là số chia hết cho 10 là: 100, 110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190.

Vậy có 10 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra số chia hết cho 10” là: 100, 110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190 (lấy ra từ tập hợp P = {100; 101; 102; …; 198; 199}).

c) Trong các số 100, 101, 102,..., 198, 199, có 20 số viết ra có có chữ số hàng chục là số chẵn và nhỏ hơn 4 là: 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129.

Vậy có 20 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra có chữ số hàng chục là số chẵn và nhỏ hơn 4” là: 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129 (lấy ra từ tập hợp P = {100; 101; 102; …; 198; 199}).

Bài 20 trang 21 SBT Toán 7 Tập 2:

Một nhóm thí sinh gồm 6 học sinh lớp 7 là: An, Bình, Chi, Dương, Đạt, Khánh và 4 học sinh lớp 8 là: Hà, Ngọc, Phan, Quyên, tham gia thi hùng biện tiếng Anh. Chọn ngẫu nhiên một thí sinh trong nhóm học sinh thi hùng biện tiếng Anh đó.

a) Viết tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thí sinh được chọn ra.

b) Xét biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 7”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

c) Xét biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 8”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố đó.

Lời giải:

a) Tập hợp G gồm các kết quả có thể xảy ra đối với thí sinh được chọn ra là:

G = {An; Bình; Chi; Dương; Đạt; Khánh; Hà; Ngọc; Phan; Quyên}.

b) Trong số các học sinh được chọn thì có 6 học sinh lớp 7 là: An, Bình, Chi, Dương, Đạt, Khánh.

Vậy có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 7” là: An, Bình, Chi, Dương, Đạt, Khánh (lấy ra từ tập hợp G = {An; Bình; Chi; Dương; Đạt; Khánh; Hà; Ngọc; Phan; Quyên}).

c) Trong số các học sinh được chọn thì có 4 học sinh lớp 8 là: Hà, Ngọc, Phan, Quyên.

Vậy có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố “Thí sinh được chọn ra là học sinh lớp 8” là: Hà, Ngọc, Phan, Quyên (lấy ra từ tập hợp G = {An; Bình; Chi; Dương; Đạt; Khánh; Hà; Ngọc; Phan; Quyên}).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Toán 7 trang 22 Tập 2

1 436 30/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: