Cấu hình electron của Cu (Đồng)
Dựa vào cấu hình electron của đồng ta sẽ biết được vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học của đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em làm rõ vấn đề này.
Cấu hình electron của Cu (Đồng)
1. Cấu hình electron nguyên tử đồng (Z = 29)
- Đồng có số hiệu nguyên tử là 29 ⇒ nguyên tử Cu có 29 electron.
- Cấu hình electron nguyên tử đồng là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1.
Viết gọn: [Ar] 3d10 4s1.
Chú ý:
- Do có sự chèn mức năng lượng, theo trật tự PMNL các electron được phân bố như sau:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9.
- Do trạng thái này không bền nên 1 electron ở phân lớp 4s chuyển sang phân lớp 3d để đạt trạng thái bão hòa bền vững hơn.
- Sau đó, sắp xếp các phân lớp theo từng lớp để thu được cấu hình electron như trên.
2. Mối quan hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất nguyên tố
- Vị trí Cu trong bảng tuần hoàn:
+ Từ cấu hình electron của Cu là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ta xác định được nguyên tử Cu có 29 electron, phân bố trên 4 lớp electron và số electron hóa trị bằng 1.
⇒ Vậy đồng ở ô thứ 29 (do Z = 29); chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IB (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố d).
- Tính chất nguyên tố:
+ Đồng thuộc chu kì 4, nhóm IB nên đồng là kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất.
+ Số oxi hóa phổ biến của đồng trong hợp chất là +2, ngoài ra còn số oxi hóa +1.
3. Ví dụ
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Số electron phân lớp d nhiều hơn số electron phân lớp s là 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn hóa học?
A. Chu kì 4, nhóm IA.
B. Chu kì 4, nhóm IB.
C. Chu kì 4, nhóm VIIB.
D. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
Lời giải:
Đáp án B
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1.
Nguyên tố X thuộc chu kì 4 và có tổng số electron phân lớp s là 7.
Số electron phân lớp d nhiều hơn số electron phân lớp s là 3 electron.
⇒ Số electron phân lớp d là 10.
⇒ Phân lớp 3d đã bão hòa electron.
⇒ Electron hóa trị bằng 1.
⇒ Nguyên tố X thuộc nhóm IB.
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 93. Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 6. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. [Ar] 3d94s1.
B. [Ar] 3d9 4s2.
C. [Ar] 3d10 4s1.
D. [Ar] 3d10 4s2.
Lời giải:
Đáp án C
Gọi số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử X là e, p, n.
Theo bài, ta có hệ:
⇒
⇒ Nguyên tử X có 29 electron.
⇒ Cấu hình electron là [Ar] 3d10 4s1.
Xem thêm cách viết cấu hình electron của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)