Cấu hình electron của K (Kali)
Từ cấu hình electron của K ta có thể suy luận ra Kali ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học ra sao? Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về vấn đề này.
Cấu hình electron của K (Kali)
1. Cấu hình electron nguyên tử kali (Z = 19)
- Kali có số hiệu nguyên tử là 19 ⇒ nguyên tử K có 19 electron.
- Cấu hình electron nguyên tử kali là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
Viết gọn: [Ar]4s1.
2. Mối quan hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất nguyên tố
- Vị trí K trong bảng tuần hoàn:
+ Từ cấu hình electron của K là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 ta xác định được nguyên tử K có 19 electron, phân bố trên 4 lớp electron và số electron lớp ngoài cùng bằng 1.
⇒ Vậy kali ở ô thứ 19 (do Z = 19); chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố s).
- Tính chất nguyên tố:
+ K thuộc nhóm IA nên K là kim loại điển hình.
+ K có xu hướng nhường 1 electron lớp ngoài cùng khi tham gia phản ứng hóa học để đạt cấu hình bền vững của Ar.
K ⟶ K+ + 1e
+ Công thức oxit cao nhất: K2O (là oxit bazơ)
+ Công thức hiđroxit tương ứng: KOH (là bazơ mạnh).
3. Ví dụ
Câu 1: Nguyên tố X thuộc nhóm IA và nguyên tử X có tổng số electron phân lớp s là 7. Cấu hình electron của X là
A. [Ne]3s1.
B. [Ne]3s2.
C. [Ar]4s1.
D. [Ar]4s2.
Lời giải:
Đáp án C
Nguyên tố X thuộc nhóm IA nên cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
Nguyên tử X có tổng số electron phân lớp s là 7.
⇒ Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 hay [Ar]4s1.
Câu 2: Cation R+ có tổng số hạt là 57, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn hóa học?
A. Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.
B. Ô 11, chu kì 2, nhóm IA.
C. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
D. Ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
Lời giải:
Đáp án C
Gọi số hạt electron, proton, nơtron là e, p, n.
Ta có: e = p (do nguyên tử trung hòa về điện)
R ⟶ R+ + e
Cation R+ có tổng số hạt là 57 ⇒ (e – 1) + p + n = 57 hay 2p + n = 58 (1)
Trong cation, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17 hạt.
⇒ (e – 1) + p = n + 17 hay 2p – n = 18 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ e = p = 19 và n = 20
⇒ Cấu hình electron của R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1.
⇒ Nguyên tử R có 19 electron phân bố trên 4 lớp electron và có 1 electron lớp ngoài cùng.
⇒ Nguyên tố R thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
Xem thêm cách viết cấu hình electron của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)