Các dạng bài tập Hóa học lớp 11 Học kì 1

Tổng hợp các dạng bài tập Hóa học lớp 11 Học kì 1 gồm các dạng Hóa học từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách giải bài tập Hóa học.

1 1,260 28/12/2022
Tải về


Các dạng bài tập Hóa học lớp 11 Học kì 1

Các dạng bài tập Sự điện li

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Sự điện li có lời giải

Bài tập viết phương trình điện li và tính nồng độ mol các ion trong dung dịch và cách giải

Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích và cách giải

Cách xác định pH của dung dịch axit, bazơ mạnh

Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải

Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất

Các dạng toán viết phương trình ion thu gọn và các tính toán liên quan hay nhất

Công thức tính độ điện li

Công thức xác định hằng số điện li

Công thức liên hệ giữa hằng số điện li và độ điện li

Công thức tính hằng số phân li bazơ

Công thức tính hằng số phân li axit

Công thức pH của dung dịch

Công thức tính pH trong dung dịch axit yếu/bazơ yếu

Công thức tính pH trong dung dịch axit mạnh/bazơ mạnh

Các dạng bài tập Nitơ - Photpho

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 2 Nitơ – photpho có lời giải

Bài tập tổng hợp amoniac và cách giải

Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 và cách giải

Bài tập hợp chất tác dụng với HNO3 và cách giải

Bài tập xác định chất khử, sản phẩm khử và cách giải

Bài tập nhiệt phân muối nitrat và cách giải

Các dạng toán P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Công thức tính nhanh số mol HNO3 phản ứng

Công thức tính nhanh khối lượng muối nitrat

Công thức tính nhanh hiệu suất tổng hợp NH3

Công thức tính số mol OH- khi cho P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm

Công thức tính độ dinh dưỡng của phân bón

Các dạng bài tập Cacbon - Silic

Lý thuyết cacbon và hợp chất cacbon

Lý thuyết Si và hợp chất của Si, công nghiệp silicat

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải

Các dạng bài toán khử oxit kim loại bằng C, CO và cách giải

Các dạng bài toán cho H+ vào muối cacbonat và ngược lại

Công thức tính số mol OH- ( hoặc CO2) khi cho CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Công thức tính nhanh bài toán khử oxit kim loại bằng CO

Các dạng bài tập Đại cương về hóa học hữu cơ

Trắc nghiệm lý thuyết Chương 4 Đại cương về hóa học hữu cơ

Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ

Công thức tính % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức xác định số nguyên tử trong hợp chất hữu cơ

Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích và cách giải – Hóa học lớp 11

A. Phương pháp giải

- Điều kiện để các ion có thể cùng tồn tại trong dung dịch: Các ion không phản ứng được với nhau.

- Định luật bảo toàn điện tích: Trong một dung dịch chứa hoàn toàn các chất điện li, thì tổng số mol của điện tích âm luôn bằng tổng số mol của điện tích dương.

ndientich(+)=ndientich()

- Khối lượng chất tan trong dung dịch

mct=manion+mcation

- Cách tính số mol điện tích

                                                nđiện tích = số chỉ điện tích. nion

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một dung dịch có chứa các ion: Na+ (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), Ca2+ (0,05 mol), NO3- (0,15 mol) và Cl- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,35.                                

B. 0,3.

C. 0.15.         

D. 0,2.

Lời giải:

Áp dụng ĐLBTĐT:      ndientich(+)=ndientich()       

 0,2 + 2. 0,1 + 2. 0,05 = 1.0,15 + 1.x

x = 0,35

Chọn A

Ví dụ 2: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch X là:

A. 33,8 gam. 

B. 28,5 gam. 

C. 29,5 gam. 

D. 31,3 gam.

Lời giải

Áp dụng ĐLBTĐT:       ndientich(+)=ndientich()      

a + 0,15 = 0,1 + 0,15.2 + 0,05.2

a = 0,35

mmuối mNa++mK++mHCO3+mCO32+mSO42

 mmuối = 0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam

Chọn A
C. Bài tập tự luyện

1. Đề bài

Câu 1: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,05.                                

B. 0,075.       

C. 0.1.

D. 0,15.

Câu 2: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Ion Y- và a là

A. OH- và 0,4.                     

B. NO3- và 0,4.                    

C. OH- và 0,2.                     

D. NO3- và 0,2.

Câu 3: Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3- thì thu được bao nhiêu gam muối khan là:

A. 55,3 gam                                       

B. 59,5 gam 

C. 50,9 gam                                        

D. 0,59 gam

Câu 4: Trong dung dịch X gồm Na+: 0,2 mol; NH4+: 0,1 mol; HCO3-: 0,15 mol và SO42-: a mol. Cô cạn dung dịch X và nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là

A. 22,75 gam.              

B. 13,3 gam.                

C. 18,2 gam.                

D. 16,2 gam.

Câu 5: Trong dung dịch X có chứa 0,1 mol H+; x mol Zn2+ và 0,15 mol SO42-. Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn thì giá trị của m là

A. 4,95.         

B. 9,90.       

C. 14,8.          

D. 7,43.

Câu 6: Dung dịch A chứa hai cation là Fe2+: 0,1 mol và Al3+ : 0,2 mol và hai anion là Cl-: x mol và SO42- : y mol. Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9  gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,6 và 0,1                  

C. 0,5 và 0,15         

B. 0,3 và 0,2                  

D. 0,2 và 0,3

Câu 7: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là

A. 6,6g (NH4)2SO4; 7,45g KCl        

B. 6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl

C. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl        

D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl

Câu 8: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lit khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300 ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 0,2 lít        

B. 0,24 lít        

C. 0,3 lít        

D. 0,4 lít

Câu 9: Cho 2,24 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2.Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa.Lọc tách kết tủa,cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan?

A. 2,66 gam                             

B. 22,6 gam            

C. 26,6 gam                             

D. 6,26 gam

Câu 10: Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của V cần cho vào.  

A. 0,1 lít.        

B. 0,15 lít.                  

C. 0,2 lít.       

D. 0,3 lít.

2. Đáp án tham khảo

1B

2B

3C

4B

5A

6D

7B

8C

9C

10C

Bài tập tổng hợp amoniac và cách giải – Hóa học lớp 11

A. Lý thuyết ngắn gọn

a. Trong phòng thí nghiệm: đun nóng muối amoni với dung dịch kiềm.

                            2NH4Cl  +  Ca(OH)2  to  CaCl2  +  2NH3 ↑ +  2H2

Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).

Khi muốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniac, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc.

b. Trong công nghiệp : tổng hợp tử nitơ và hiđro

  N2(k)  +  3H2(k)  t0 , p, xt  2NH3(k)         ΔH < 0                   

Đây là phản ứng thuận nghịch và tỏa nhiệt. Các điều kiện áp dụng trong công nghiệp sản xuất amoniac là:

- Nhiệt độ : 450 - 5000C. Ở nhiệt độ thấp hơn, cân bằng hóa học trên chuyển dịch sang phải làm tăng hiệu suất phản ứng, nhưng lại làm giảm tốc độ phản ứng.

- Áp suất cao, từ 200 – 300 atm.

- Chất xúc tác là sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O,…

Trong khí amoniac tạo thành còn lẫn nitơ và hiđro. Hỗn hợp được làm lạnh, chỉ có amoniac hóa lỏng và tách ra. Còn nitơ và hiđro chưa tham gia phản ứng lại được bổ sung vào hỗn hợp nguyên liệu ban đầu.

B. Phương pháp giải

Cách 1: Tính theo phương trình hóa học

Viết phương trình hóa học và tính toán theo phương trình.

N2(k)+3H2(k)t0,p.xt2NH3(k)

Tính theo yêu cầu của đề bài.

Cách 2: Sử dụng các công thức sau:

Gọi nN2(phan  ung)=x  molnH2(phan  ung)=3x  mol

Ta có: nsau = ntrước – 2x (mol) nN2(phan  ung)=ntruocnsau2

Bảo toàn khối lượng: ntruocnsau=Msau¯Mtruoc¯

Từ đó ta tính được x và hiệu suất phản ứng:  H=nphan  ungnban  dau.100%(tính theo chất bị thiếu)

Chú ý:

- Nếu đề bài chỉ cho tỉ lệ mol của N2 và H2 thì ta có thể chọn số mol của N2 và H2 đúng như tỉ lệ đã cho để tính toán.

- Nếu đề không cho Mtruoc¯,Msau¯ mà cho Ptrước, Psau thì áp dụng công thức

ntruocnsau=ptruocpsau

- Trường hợp đặc biệt nếu nH2nN2=3 thì có thể tính nhanh hiệu suất phản ứng

H=22.Mtruoc¯Msau¯

+ Nếu nH2nN2>3H2 dư (so với lượng cần thiết), hiệu suất phản ứng tính theo N2

+ Nếu nH2nN2<3N2 dư (so với lượng cần thiết), hiệu suất phản ứng tính theo H2

+ Nếu nH2nN2=3hiệu suất tính theo N2 hoặc H2 đều được

C. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình kín rồi nung nóng với xúc tác thích hợp để phản ứng xảy ra, sau phản ứng thu được 16,4 lít hỗn hợp khí (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Thể tích khí amoniac thu được là

A. 1,60 lít.

B. 16,40 lít.

C. 8,00 lít.

D. 9,33 lít.

Lời giải chi tiết

Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol

Gọi thể tích khí N2 đã phản ứng là x lít

Phương trình hóa học:                       

                           N2+3H2xt,t0,p2NH3           

Ban đầu:            4       14

Phản ứng:          x        3x                   2x

Sau phản ứng: (4 – x) (14 – 3x)         2x

Tổng thể tích sau phản ứng là 16,4 lít nên (4 – x) + (14 - 3x) + 2x = 16,4

→ x = 0,8 lít

VNH3=0,8.2=1,6lít

Chọn A.

Ví dụ 2: Hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 (có tỉ lệ mol 1:3). Đun nóng A một thời gian trong bình kín, thu được hỗn hợp B có tỉ khối dA/B = 0,925. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 

A. 25%.

B. 15%.

C. 10%.

D. 5%.

Lời giải chi tiết

Gọi số mol của N2 và H2 lần lượt là 1 và 3 mol

Bảo toàn khối lượng: nAnB=MBMAnB=3,7  mol

So sánh: nN2nH2=13hiệu suất tính theo N2 hoặc H2

Gọi số mol N2 phản ứng là x mol

Phương trình hóa học:

                      N2                                        +3H2  xt,t0,p2NH3           

Ban đầu:            1                    3

Phản ứng:          x                     3x                   2x

Sau phản ứng: (1 – x)              (3 – 3x)         2x

Ta có: (1 – x) + (3 – 3x) + 2x = 3,7

→ x = 0,15

H=0,151.100%=15%

Chọn B.

Ví dụ 3: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là

A. 10 atm.

B. 8 atm.

C. 9 atm.

D. 8,5 atm.

Lời giải chi tiết

So sánh: VN2VH2=nN2nH2=11hiệu suất tính theo H2

VH2(phan  ung)=10.60100=6lít

Phương trình hóa học:

                        N2+3H2xt,t0,p2NH3    

Ban đầu:           10       10

Phản ứng:          2         6                   4

Sau phản ứng:   8          4                  4

Vban  dau=10+10=20(l)Vsau  phan  ung=8+4+4=16(l)

Vì trước và sau phản ứng nhiệt độ không thay đổi nên:

V1V2=n1n2=p1p22016=10p2p2=8atm

Chọn B.

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 

A. 25%.                     

B. 50%.                     

C. 36%.                     

D. 40%.

Câu 2: Nung một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 được nạp vào một bình kín giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất giảm 12% áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của nitơ phản ứng là 15%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 45% và 55%.   

B. 32% và 68%.   

C. 40% và 60%.   

D. 20% và 80%.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có phân tử khối trung bình là 12,4. Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. Phân tử khối trung bình của hỗn hợp Y có giá trị là

A. 15,12.

B. 18,23.

C. 14,76.

D. 13,48.

Câu 4: Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hiđro là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là

A. 25% N2, 25% H2  và 50% NH3.

B. 25% NH3, 25% H2 và 50% N2.            

C. 25% N2, 25% NH3 và 50% H2.

D. 15% N2, 35% H2 và 50% NH3.

Câu 5: Sau quá trình tổng hợp NH3 từ H2 và N2 (nH2:nN2=3:1), áp suất trong bình giảm đi 10% so với áp suất lúc đầu. Biết nhiệt độ của phản ứng giữ không đổi trước và sau phản ứng. Phần trăm theo thể tích của N2, H2, NH3 trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lần lượt là

A. 25% ; 25% ; 50%.

B. 30% ; 25% ; 45%.

C. 22,22% ; 66,67% ; 11,11%.

D. 20% ; 40% ; 40%.

Câu 6: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là

A. 50%.

B. 36%.

C. 40%.

D. 25%.

Câu 7: Một hỗn hợp N2, H2 được lấy vào bình phản ứng có nhiệt độ được giữ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất của các khí trong bình giảm 5% so với áp suất lúc đầu. Biết rằng % số mol của N2 đã phản ứng là 10%. Phần trăm thể tích của các khí N2, H2 trong hỗn hợp đầu lần lượt là

A. 75% ; 25%.              

B. 25% ; 75%.              

C. 20% ; 80%.              

D. 30% ; 70%.

Câu 8: Hỗn hợp A gồm 3 khí NH3, N2, H2. Dẫn hỗn hợp A vào bình có nhiệt độ cao. Sau phản ứng phân hủy NH3 (coi như hoàn toàn) thu được hỗn hợp khí B có thể tích tăng 25% so với A. Dẫn B đi qua ống đựng CuO nung nóng sau đó loại nước thì chỉ còn một chất khí có thể tích giảm 75% so với B. Phần trăm thể tích của các khí NH3, N2, H2 trong A lần lượt là 

A. 25% ; 20% ; 55%.                                 

B. 25% ; 18,75% ; 56,25%.

C. 20% ; 25% ; 55%.                                 

D. 30,5% ; 18,75% ; 50,75%.

Câu 9: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là 

A. 20%.               

B. 22,5%.            

C. 25%.               

D. 27%.

Câu 10: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1 : 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là 

A. 75%.               

B. 60%.               

C. 70%.               

D. 80%.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

C

C

A

C

D

B

B

B

D

Các dạng bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm và cách giải – Hóa học lớp 11

I. Lý thuyết và phương pháp giải

Xét bài toán sục CO2 sục vào dung dịch kiềm.

- Phương trình hóa học:

CO2 + 2OH → CO32+ H2O (1)

CO2 + OH →  HCO3(2)

- Xét tỉ lệ: T=nOHnCO2

+ Nếu T  2 : chỉ tạo muối CO32

Bảo toàn nguyên tố C → nCO2=nCO32

+ Nếu T  1 : chỉ tạo muối HCO3

Bảo toàn nguyên tố H → nOH=nHCO3

+ Nếu 1 < T < 2 : tạo cả muối HCO3 và  CO32

Bảo toàn nguyên tố → nCO32=nOHnCO2;nHCO3=nCO2nCO32

- Để giải tốt bài toán này cần phối hợp thuần thục bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng:

+  mmuối = mKL+mCO32+mHCO3= m muối cacbonat + m muối hidrocacbonat (muối nào không có thì cho bằng 0).

- Nếu cation của dung dịch kiềm là Ba2+,Ca2+ thì so sánh với số mol CO32 với số mol cation Ba2+,Ca2+ để suy ra số mol kết tủa.

+ Trường hợp: nCO32>nM2+n=nM2+

+ Trường hợp: nCO32<nM2+n=nCO32

- Nếu sau phản ứng, tiến hành cô cạn dung dịch thu được kết tủa thì dung dịch chứa hỗn hợp muối HCO3 và CO32.

Ví dụ: Ca(HCO3)2toCaCO3+CO2+H2O

II. Ví dụ minh họa

Câu 1: Sục 2,24 lít khí CO2 vào 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X?

A. 15 g

B. 20 g

C. 10 g

D.10,6 g

Hướng dẫn

nCO2=0,1mol  ,nNaOH=0,2molT=nOHnCO2=2

Dung dịch X chỉ chứa 1 muối là Na2CO

n=Na2CO3nCO2m=Na2CO30,1.106=10,6gam

Đáp án D

Câu 2. Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy thể tích V của CO2 là

A. 2,24 lít.                                                 

B. 6,72 lít.                   

C. 8,96 lít.                                                 

D. 2,24 hoặc 6,72 lít
Hướng dẫn

nCa(OH)2=0,2 ​mol;​​  nCaCO3=0,1mol

Trường hợp 1: Chỉ tạo muối CaCO3

nCO2=nCaCO3=0,1molVCO2=0,1.22,4=2,24  lit

Trường hợp 2: Tạo hỗn hợp 2 muối

Bảo toàn nguyên tố Ca : nCa(HCO3)2=nCa(OH)2nCaCO3=0,1mol

Bảo toàn nguyên tố C nCO2=2nCa(HCO3)2+nCaCO3=0,3mol

VCO2=0,3.22,4=6,72lit

Đáp án D

Câu 3: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 9,85 gam

B. 9,65 gam

C. 10,05 gam

D. 10,85 gam

Hướng dẫn:

nCO2 = 0,2 mol, nOH = 0,25 mol, nBa2+ = 0,1 mol

Ta thấy:  1< T = 1,25 < 2 tạo cả muối HCO3 và CO32

CO2 + 2OH CO32 + H2O0,125    0,250,125CO2 +     CO32 + H2O2HCO30,075 0,075                   1,5

nCO32= 0,05mol<nBa2+

n=0,05mol

⇒ m↓ = 0,05 . 197 = 9,85g

Đáp án A

III. Bài tập tự luyện

Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm?

A. Chỉ có CaCO3

B. Chỉ có Ca(HCO3)2

C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2

D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2

Câu 2: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1 gam                                          

B. 1,5 gam       

C. 2 gam                                          

D. 2,5 gam

Câu 3: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 6 gam kết tủa. Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy có 4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là

A.   2,24 lít                              

B. 2,688 lít        

C. 6,72 lít                                

D. 10,08 lít

Câu 4: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 2,24 hoặc 4,48                            

B. 2,24 hoặc 11,2

C. 6,72 hoặc 4,48        

D. 5,6 hoặc 11,2

Câu 5: Dẫn V lít khí CO2 (ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng xM , sau phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu được thêm 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của V và x là

A. 1,568 lít và 0,1 M                                      

B. 22,4 lít và 0,05 M                

C. 0,1792 lít và 0,1 M                                    

D. 1,12 lít và 0,2 M

Câu 6: Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là

 A. 15 gam.                                                      

B. 5 gam.                   

C. 10 gam.                                                      

D. 20 gam.

Câu 7: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M , thu được 7,5 gam kết tủa. Gía trị V là

A. 1,68 lít

B. 2,88 lít

C. 2,24 lít và 2,8 lít

D. 1,68 lít và 2,8 lít

Câu 8: Sục 1,12 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 5,91g.

B. 19,7g.

C. 78,8g.

D. 98,5g.

Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 13,7.

B. 5,3.

C. 8,4.

D. 15,9.

Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 1,0.

B. 7,5.

C. 5,0.

D. 15,0

Đáp án tham khảo

1A

2A

3B

4B

5A

6B

7D

8A

9A

10C

Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ – Hóa học lớp 11

A. Lý thuyết và phương pháp giải

Dạng 1: Xác định công thức phân tử dựa vào % khối lượng các nguyên tố

1. Phương pháp giải

- Gọi công thức tổng quát CxHyOzNt

- Ta có tỉ lệ số nguyên tử giữa các nguyên tố:

x:y:z:t=%C12:%H1:%O16:%N14

- Dựa vào dữ kiện đề bài, ta xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng %C = 55,81%; %H = 6,98%; còn lại là oxi. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C3H3O

B. CH3O

C. C2H3O

D. C2H2O

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

%O = 100% - 55,81% - 6,98% = 37,21%

x:y:z=%C12:%H1:%O16=55,8112:6,981:37,2116=2:3:1

Công thức đơn giản nhất của X là C2H3O

 Đáp án C

Ví dụ 2: Hợp chất hữu cơ A có chứa C, H, N, Cl với % khối lượng tương ứng là 29,45%; 9,82 %: 17,18% và 43,55%. Công thức phân tử của chất A là gì? Biết chất A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.

A. C2H8NCl

B. C2H9NCl

C. C4H16N2Cl2

D. C3H8NCl

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyNzClt

x:y:z=%C12:%H1:%N14:%Cl35,5=29,4512:9,821:17,1814:43,5535,5=2:8:1:1

Công thức của A là C2H8NCl

Đáp án A

Dạng 2: Xác định công thức phân tử dựa vào công thức đơn giản nhất

1. Phương pháp giải

- Nếu biết khối lượng mol (M) của chất hữu cơ:

CTPT = (CTĐGN)n → n=MMCTDGN

- Nếu không biết khối lượng mol của chất thì phải biện luận dựa theo điều kiện tồn tại chất hữu cơ:

+ Với CTTQ CxHyOz thì y ≤ 2x + 2, chẵn

+ Với CTTQ CxHyOzNt thì y ≤ 2x + 2 + t

+ Với CTTQ CxHyOzXu thì y ≤ 2x + 2 – u (X là halogen) y lẻ (chẵn) nếu t, u lẻ (chẵn)

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Limonen là một chất có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen so với không khí gần bằng 4,69. Công thức phân tử của limonen là

A. C10H16

B. C5H8

C. C2H3

D. C12H16

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức của limonen là CxHy

x:y=%C12:%H1=88,23512:11,7651=5:8

Công thức: (C5H8)n

Mlimonen = 4,69.29 = 136 (g/mol)

Ta có 68n = 136 suy ra n = 2

Công thức của limonen là C10H16

Đáp án A

Ví dụ 2: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol – một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,1%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là

A. C5H6O

B. C8H12O

C. C10H12O

D. C10H10O

Hướng dẫn giải

Gọi công thức tổng quát của anetol là CxHyOz 

%O = 100% - (%C + %H)

= 100% - (81,08% + 8,1% ) = 10,82%

x:y:z=%C12:%H1:%O16=81,0812:8,11:10,8216=10:12:1

⇒ Công thức đơn giản nhất của anetol là C10H12O

Ta có: M(C10H12O)n = 148

⇒ (10.12 + 12 + 16).n = 148 ⇒ n = 1

Vậy công thức phân tử là C10H12O

Đáp án C

Dạng 3: Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào phản ứng đốt cháy

1. Phương pháp giải

- Gọi công thức tổng quát của X là CxHyOz

- Ta có

nC = nCO2nH = 2.nH2O

nO = m  mC  mH16

- Tìm x, y, z

+ Dựa vào bảo toàn nguyên tố:

x=nCO2nxy=2.nH2Onxz=nOnx

+ Dựa vào tỉ lệ x : y : z = nC : nH : nO

- Dựa vào dữ kiện đề bài để tìm công thức phân tử.

- Chú ý: Sản phẩm cháy của hợp chất hữu cơ (CO2, H2O,…) khi được hấp thu vào các bình:

+ Các chất hút nước là H2SO4 đặc, P2O5, các muối khan, dung dịch bất kì (do hơi nước gặp lạnh sẽ ngưng tụ) → khối lượng bình tăng là khối lượng nước.

+ Các bình hấp thu CO2 thường là dung dịch hiđroxit kim loại kiềm, kiềm thổ

→ khối lượng bình tăng là khối lượng CO2      

+ Thường gặp trường hợp bài toán cho hỗn hợp sản phẩm cháy (CO2 và H2O) vào bình đựng nước vôi trong hoặc dung dịch Ba(OH)2 thì:

* Khối lượng bình tăng → m­ = mCO2 + mH2O

* Khối lượng dung dịch thay đổi →  m=mCO2+mH2Om

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ có C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2, thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn khí Y qua bình đựng H2SO4 đặc dư, còn lại 80 ml khí Z. Biết thể tích các khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là

A. C4H8O2

B. C4H10O2

C. C3H8O

D. C4H8O

Hướng dẫn giải:

Tỉ lệ thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol nên ta coi thể tích là số mol trong tính toán.

Ta có: Z là CO2 = 80 mol → số mol H2O = 160 – 80 = 80 mol

Bảo toàn nguyên tố O:

nO = 80.2 + 80 - 110.2 = 20 mol

Gọi công thức X là CxHyOz

x=nCO2nx=8020=4y=2.nH2Onx=2.8020=8z=nOnx=2020=1

→ C4H8O

Đáp án D

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon Y (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của Y là

A. CH4

B. C3H4

C. C4H10

D. C2H4

Hướng dẫn giải:

Ta có:

mCO2+mH2O= m kết tủa – m dung dịch giảm = 39,4 – 19,912 = 19,488 g

CTTQ của Y là CxHy

12x+y=4,6444x+12.18y=19,488x=0,348y=0,464xy=0,3480,464=34C3H4

Đáp án B

B. Bài tập ôn tập

Câu 1: Chất hữu cơ X có % khối lượng C, H, O lần lượt bằng 40%, 6,67 % và 53, 33%. Công thức phân tử của hợp chất hữu cơ có dạng

A. (C2H4O)n

B. (CH2O)n

C. (CHO)n

D. (C2HO)n

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

x:y:z=%C12:%H1:%O16=4012:6,671:53,3316=1:2:1

Công thức của A là (CH2O)n

Đáp án B

Câu 2: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của hợp chất là

A. C6H14O2N

B. C6H6O2N

C. C6H12ON

D. C6H5O2N

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOzNt

x:y:z:t=mC12:mH1:mO16:mN14=7212:51:3216:1414=6:5:2:1

Công thức đơn giản của X là C6H5O2N

Mà M = 123 nên X là C6H5O2N

Đáp án D

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Biết tỉ khối của A so với khí oxi là 1,875. Công thức phân tử của A là

A. C2H4O

B. C2H4O2

C. CH2O

D. C4H4O2

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

Ta có: nCO2=0,3(mol);  nH2O=0,3(mol)

nO=mO16=mAmCmH16=90,3.120,3.2.116=0,3mol

x : y : z = 0,3 : 0,6 : 0,3 = 1 : 2 : 1

Công thức A là (CH2O)n

M = 1,875.32 = 60 → 30n = 60 → n = 2

A là C2H4O2

Đáp án B

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 18 gam hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 (đktc). Hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích VCO2:VH2O= 3 : 2. Công thức phân tử của A là (biếtdA/H2  = 36)

A. C3H8O        

B. C3H4        

C. C3H4O        

D. C3H4O2

Hướng dẫn giải:

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mCO2+mH2O =mA+  mO218+16,822,4. 32 =42g

 VCO2:VH2O = 3:2 nên nCO2:nH2O=3:2

Gọi số mol của H2O và CO2 lần lượt là 2x và 3x, ta có:

2x.18 + 3x.44 = 42

⇒ x = 0,25

nCO2=3x=0,75molnc=0,75molnH2O=0,5molnH=0,5.2=1molmC=0,75.12=9gammH=1gam

⇒ mO = 18-9-1=8g ⇒ nO = 0,5 mol

Gọi CTTQ của A là CxHyOz, ta có:

x : y : z = nC : nH : nO = 0,75 : 1 : 0,5 = 3 : 4 : 2

Vậy CTĐGN của A là (C3H4O2)n.

 dA/H2 = 36 ⇒ MA = 72 ⇒ n=1

Vậy CTPT của A là C3H4O2.

Đáp án D

Câu 5: Hợp chất X có thành phần % về khối lượng: C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là

A. C3H8

B. C4H10

C. C4H8

D. C3H10

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHy

x:y=%C12:%H1=85,812:14,21=1:2

Dựa vào đáp án thì ta thấy C4H8 thỏa mãn điều kiên x:y = 1:2

Đáp án C

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Biết tỉ khối của A so với khí hiđro là 23. Công thức phân tử của X là

A. C2H6O

B. C2H4O2

C. CH2O

D. C4H4O2

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

Ta có: nCO2=0,25(mol);nH2O=0,375(mol)

nO=mO16=mAmCmH16=5,750,25.120,375.2.116=0,125(mol)

x : y : z = 0,25 : 0,375.2 : 0,125 = 2 : 6 : 1

Công thức A là (C2H6O)n

M = 23.2 = 46 → 46n = 46 → n = 1

A là C2H6O

Đáp án A

Câu 7: Từ ogenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylogenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylogenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86%, còn lại là oxi. Công thức phân tử của metylogenol là

A. C11H14O

B. C11H14O2

C. C12H14O2

D. C6H7O

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

x:y:z=%C12:%H1:%O16=74,1612:7,861:17,9816=5,5:7:1

Công thức của metylogenol là (C5,5H7O)n

Mà M =178 nên n =2

Công thức của metylogenol là C11H14O2

Đáp án B

Câu 8: Khi đốt cháy hoàn toàn 15 mg chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thể tích của chúng quy về đktc là 22,4 ml. CTĐGN của A?

A. CH4O2        

B. CH2O       

C. CH4        

D. C2H4O

Hướng dẫn giải:

Đặt CTTQ của A là CxHyOz

CxHyOz+(x+y4z2)O2xCO2+y2H2O

1512x+y+16z       15x12x+y+16z   7,5y12x+y+16z          

Theo bài ra ta có:

15x12x+y+16z+ 7,5y12x+y+16z=1

⇒ 3x + 6,5y = 16z

Vậy x = 1, y = 2, z = 1.

Vậy CTĐGN là CH2O.

Đáp án B

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ chứa C, H, Cl thu được 0,22g CO2 và 0,09g H2O. Khi phân tích a gam hợp chất trên có mặt AgNO3 thì thu được 1,435g AgCl. Công thức phân tử của chất hữu cơ là (biết tỉ khối hơi của hợp chất so với NH3 là 5)

A. CHCl

B. C2HCl2

C. CH2Cl2

D. CH2Cl

Hướng dẫn giải:

Gọi CTPT chất A là CxHyCl

Theo bảo toàn nguyên tố thì:    

nC = nCO2 = 0,2244 = 0,005 molnH =2.nH2O = 0,0918.2 = 0.01 mol        

nAgCl = nCl  =0,01 mol 

=> x : y : z = 0,005 : 0,01 : 0,01 = 1 : 2 : 2

CT đơn giản nhất: (CH2Cl2)n.

Ta có MA = 5.17 = 85 → n= 1

Vậy CTPT chất A là: CH2Cl2

Đáp án C

Câu 10: Hợp chất X có %C= 54,54%, %H= 9,1 %, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là

A. C4H10O

B. C5H12O

C. C4H10O2

D. C4H8O2

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOz

x:y:z=%C12:%H1:%O16=54,5412:9,11:36,3616=2:4:1

Công thức đơn giản của x là C2H4O

Mà MX = 88 nên suy ra X là C4H8O2

Đáp án D

Câu 11: Khi phân tích a (g) chất hữu cơ A chứa C, H, O thấy tổng khối lượng 2 nguyên tố cacbon và hiđro là 0,46g. Nếu đốt cháy hoàn toàn a (g) chất A cần vừa đủ 0,896 lít O2 (ở đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy chúng bị hấp thụ hoàn toàn và khối lượng bình chứa tăng thêm 1,9g. Công thức phân tử của A là

A. C6H6O2

B. C6H6O

C. C7H8O

D. C7H8O2

Hướng dẫn giải

Gọi công thức tổng quát là CxHyOz

nO2 = 0,04 mol

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có mA + mO2 = mCO2 + mH2O

Khối lượng bình chứa tăng thêm 1,9 g chính là khối lượng CO2 và H2O

nên mA = 1,9 – 0,04.32 = 0,62 g

mC + mH + mO = 0,62 g → mO  = 0,16 g → nO = 0,01 mol

Áp dụng bảo toàn nguyên tố nO A + nO O2 =nO (CO2)+nO H2O

2.nCO2 + nH2O = 0,04.2 + 0,01 = 0,09 mol2nC+12nH=0,09mol

Mặt khác mC + mH =0,46 g 12nC+nH=0,46

suy ra nC = 0,035 mol, nH = 0,04

x : y : z = 0,035 : 0,04 : 0,01 = 7: 8: 2

Công thức phân tử của A là C7H8O2

Đáp án D

Câu 12: Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là

A. C3H6O2

B. C2H2O3

C. C5H6O2

D. C4H10O

Hướng dẫn giải:

Thử các đáp án ta có:

C3H6O2:%C=12.312.3+6+16.2.100%=48,64%C2H2O3:%C=12.212.2+2+16.3.100%=32,43%C5H6O2:%C=12.512.5+6+16.2.100%=61,22%C4H10O:%C=12.412.4+10+16.100%=64,86%

Đáp án C

Câu 13: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Công thức đơn giản nhất của X là (biết công thức của X chỉ có 1 nguyên tử N)

A. C3H9N

B. C3H7O2N

C. C2H7N

D. C2H5O2N

Hướng dẫn giải

nO2 = 0,1875 mol => mO2 = 6 gam

Bảo toàn khối lượng: mA + mO2 = mCO2 + mN2 + mH2O

=> mCO2 + mN2 = 7,3g

Mặt khác: nCO2 + nN2 = 0,175 mol

=> nCO2 = 0,15 ; nN2 = 0,025 mol

Bảo toàn O: nOA = 2nCO2 + nH2O  2nO2 = 0,1 mol

=> nC : nH : nO : nN = 0,15 : 0,35 : 0,1 : 0,05 = 3 : 7 : 2 : 1

Vì X chỉ có 1 nguyên tử N nên A có CTPT là: C3H7O2N

Đáp án B

Câu 14: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2n+2O2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9 oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A. C2H4O2

B. CH4O2

C. C4H8O2

D. C3H6O2

Hướng dẫn giải:

 Gọi số mol CnH2n+2O2 ban đầu là 1 mol

                CnH2n+2O2+3n22O2nCO2+nH2O

Ban đầu:     1                    3n-2                                             

Phản ứng:   1                    3n22       n         n

Sau phản ứng:  0                3n22      n       n              

Có nTrước= 3n-1  (mol) và nsau 7n22  (mol)

Ta có:

ptnt=psnsptps=ntns3n17n22=0,80,95n=3C3H6O2

Đáp án D

Câu 15: Chất hữu cơ M chứa 7,86% H; 15,75% N; 40,45% C và còn lại là oxi. Biết M có phân tử khối nhỏ hơn 100. M là chất nào?

A. C3H5O2N

B. C3H6O2N

C. C2H5O2N

D. C3H7O2N

Hướng dẫn giải:

Gọi công thức tổng quát CxHyOzNt

x:y:z:t=%C12:%H1:%O16:%N14=40,4512:7,861:35,9416:15,7514=3:7:2:1

Công thức đơn giản của M là C3H7O2N

Mà MC3H7O2N<100

Đáp án D

1 1,260 28/12/2022
Tải về