Đề cương Học kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

8 Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Hoá học 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,983 28/12/2022
Tải về


Đề cương Học kì 2 Hóa học lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

CHƯƠNG 5: HIDROCACBON NO

I. ANKAN

1. Khái niệm - Đồng đẵng - Đồng phân - Danh pháp

a. Khái niệm

- Ankan là hidrocacbon no mạch hở có CTTQ CnH2n+2 (n≥1). Hay còn gọi là parafin

- Các chất CH4, C­H6, C3H8 …. CnH2n+2 hợp thành dãy đồng đẳng của ankan.

b. Đồng phân

- Từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C).

- Thí dụ: C5H10 có ba đồng phân:

CH3-CH2-CH2-CH2CH3;

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3;

CH3-C(CH3)2-CH3

c. Danh pháp

- Nắm tên các ankan mạch không nhánh từ C1 → C10

- Danh pháp thường.

- n - tên ankan tương ứng (n- ứng với mạch C không phân nhánh)

- iso - tên ankan tương ứng (iso- ở C thứ hai có nhánh -CH3).

- neo - tên ankan tương ứng (neo- ở C thứ hai có hai nhánh -CH3).

Danh pháp quốc tế: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + an

Thí dụ:   C1H3C2H(CH3)C3H2C4H3 (2-metylbutan)

- Bậc của nguyên tử C trong hiđrocacbon no được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên tử C khác.

Thí dụ:  CIH3CIV(CH3)2CIIIH(CH3)CIIH2CIH3

2. Tính chất vật lý

- Từ CH4 → C4H10 là chất khí.

- Từ C5H12 → C17H36 là chất lỏng.

- Từ C18H38 trở đi là chất rắn.

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế bởi halogen (đặc trưng cho hidrocacbon no)

- Clo có thể thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan

   CH4   +  Cl2   askt CH3Cl + HCl

- Các đồng đẵng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan

- Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao hơn dể bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn.

b. Phản ứng tách.

CnH2n+2t0,xtCnH2n+H2

CnH2n+2t0,xtCn H2n +CmH2m+2(n=n +m)

- Thí dụ

CH3-CH3      5000C,xt   CH2=CH2    +   H2

c. Phản ứng oxi hóa.

CnH2n+2   +  3n+12O2   →   nCO2 + nH2

4. Điều chế:

a. Phòng thí nghiệm:

- CH3COONa + NaOH CaO,t0 CH4↑+       Na2CO3

- Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ +  4Al(OH)3

b. Trong công nghiệp:

Đi từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và từ dầu mỏ.

CHƯƠNG 6: HIDROCACBON NO

I. ANKEN

1. Khái niệm - Đồng phân - Danh pháp

a. Khái niệm:

- Anken là hidrocacbon không no mạch hở có một nối đôi trong phân tử. Có CTTQ là CnH2n (n)

- Các chất C2H4, C3H6, C4H8 . . . CnH2n (n≥2) hợp thành dãy đồng đẵng của anken.

b. Đồng phân: Có hai loại đồng phân

Đồng phân cấu tạo: (Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi)

Thí dụ: C4H8 có ba đồng phân cấu tạo.

CH2=CH-CH2-CH3;CH3-CH=CH-CH3;   CH2=C(CH3)-CH3

Đồng phân hình học (cis - trans): Cho anken có CTCT: abC=Ccd.

Điều kiện để xuất hiện đồng phân hình học là: a ≠ b và c ≠ d.

c. Danh pháp:

- Danh pháp thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen.

+ Ví dụ: C2H4 (Etilen), C3H6 (propilen)

- Danh pháp quốc tế (tên thay thế):

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en

+ Ví dụ:   C4H3C3H=C2HC1H3      (C4H8)    But-2-en

                C1H2=C2(CH3)C3H3        (C4H8) 2 - Metylprop-1-en

2. Tính chất vật lý

Ở điều kiện thường thì

- Từ C2H4 → C4H8 là chất khí.

- Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.

3. Tính chất hóa học

a. Phản ứng cộng (đặc trưng)

* Cộng H2: CnH2n+H2 Ni,t0CnH2n+2

 CH2=CH-CH3+H2 Ni,t0CH3-CH2-CH3

* Cộng Halogen: CnH2n  + X2 → CnH2nX2

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

Phản ứng anken tác dụng với Br2 dùng để nhận biết anken (dd Br2 mất màu)

* Cộng HX (X: Cl, Br, OH . . .)

Thí dụ:

CH2=CH2   +    HOH     H+    CH3-CH2OH

CH2=CH2   +    HBr             CH3-CH2Br

- Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm

- Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).

 

b. Phản ứng trùng hợp:

Điều kiện: Phân tử phải có liên kết đôi C=C.

c. Phản ứng oxi hóa:

- Oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n  + 3n2O2t0nCO2 + nH2O

- Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch B2 và dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết anken và hợp chất chứa liên kết π.

4. Điều chế

a. Phòng thí nghiệm:

CnH2n+1OH H2SO4,1700C CnH2n+H2O

b. Điều chế từ ankan:

CnH2n+2t0,p,xtCnH2n + H2

III. ANKADIEN

1. Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp

a. Định nghĩa: Là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kết C=C, có CTTQ CnH2n-2 (n)

- Ví dụ: CH2=C=CH2, CH2=CH-CH=CH2 . . .

b. Phân loại:

Có ba loại:

- Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếp.

- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankadien liên hợp).

- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.

c. Danh pháp:

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên anka mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + đien.

CH2=CH-CH=CH2 (buta-1,3-đien)

2. Tính chất hóa học

a. Phản ứng cộng (H2, X2, HX)

* Cộng H2:

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 Ni,t0CH3-CH2-CH2-CH3

* Cộng brom: 

Cộng 1:2

CH2=CH-CH=CH2+ Br2 (dd) 800C CH2=CH-CHBr-CH2Br (spc)

Cộng 1:4        

CH2=CH-CH=CH+ Br2 (dd)400CCH2Br-CH=CH-CH2Br (spc)

Cộng đồng thời vào hai liên kết đôi

CH2=CH-CH=CH2 +  2Br2 (dd)  CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br

* Cộng HX

Cộng 1:2        

CH2=CH-CH=CH2 + HBr   800CCH2=CH-CHBr-CH3 (spc)

Cộng 1:4        

CH2=CH-CH=CH2+ HBr   400C      CH2=CH-CH2-CH2Br (spc)

b. Phản ứng trùng hợp:

VD: 

                                                          (cao su buna)

c. Phản ứng oxi hóa:

- Oxi hóa hoàn toàn

2C4H6   +  11O2     t0   8CO2    +    6H2O

Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken thì ankadien có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết ankadien.

3. Điều chế

- Được điều chế từ ankan tương ứng bằng phản ứng tách H2.

CH3CH2CH2CH3xt,t0CH2=CH-CH=CH2+2H2

CH3-CH(CH3)-CH2-CHxt,t0 CH2=C(CH3)-CH=CH+2H2

II. ANKIN

1. Khái niệm - Đồng phân - Danh pháp

a. Khái niệm

- Là hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có một liên kết , có CTTQ là CnH2n-2 (n2).

- Các chất C2H2, C3H4, C4H6 . . .CnH2n-2 (n2) hợp thành một dãy đồng đẵng của axetilen.

b. Đồng phân

- Chỉ có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ). Ankin không có đồng phân hình học.

- Thí dụ: C4H6 có hai đồng phân

CH≡C-CH2-CH3;   CH3-C≡C-CH3.

c. Danh pháp:

- Danh pháp thường: Tên gốc ankyl + axetilen

+ VD: C2H2 (axetilen), CH≡C-CH3 (metylaxetilen)

- Danh pháp thay thế:

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối 3 + in

C4H3C3H2C2C1H    

But-1-in

C4H3C3C2C1H3     

But-2-in

2. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng cộng (H2, X2, HX, phản ứng đime hóa và trime hóa).

- Thí dụ

+ Cộng H­2

CH≡CH     +    H        Ni,t0     CH2=CH2

CH2=CH2  +    H2         Ni,t0     CH3-CH3

Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử H2 tạo anken

CH≡CH + H2­ Pd/PbCO3,t0 CH2=CH2

+ Cộng X2      

CH≡CH     +    Br  CHBr=CHBr

CHBr=CHBr   +   Br2  CHBr2-CHBr2

+ Cộng HX     

CH≡CH +  HCl 1502000CHgCl2  CH=CHCl

+ Phản ứng đime hóa - trime hóa

2CH≡CH      xt,t0     CH2=CH-C≡CH

                                  (vinyl axetilen)

3CH≡CH      xt6000C    C6H6

b. Phản ứng thế bằng ion kim loại:

- Điều kiện: Phải có liên kết 3 ở đầu mạch.

R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg↓+ NH4NO3

Phản ứng này dùng để nhận biết Ank-1-in

c. Phản ứng oxi hóa:

- Oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n-2+  O2  → nCO+ (n-1)H2

Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken và ankadien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết ankin.

3. Điều chế:

a. Phòng thí nghiệm:

CaC+ 2H2O →  C2H2↑  +   Ca(OH)2

b. Trong công nghiệp:

2CH4  15000C  C2H2  +   3H2

CHƯƠNG 7: HIDROCACBON THƠM. NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN, HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIDROCACBON

I. BENZEN VÀ DÃY ĐỒNG ĐẴNG:

1. Đồng đẳng - Đồng phân - Danh pháp:

a. Đồng đẳng: Dãy đồng đẵng của benzen có CTTQ là CnH2n-6.

b. Đồng phân: Đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen (o, m, p).

- Ví dụ: C8H10

c. Danh pháp: Gọi tên theo danh pháp hệ thống.

Số chỉ vị trí nhóm ankyl + tên ankyl + benzen.

- VD: C6H5CH3 (metylbenzen).

2. Tính chât hóa học:

a. Phản ứng thế:

* Thế nguyên tử H ở vòng benzen

- Tác dụng với halogen

Cho ankyl benzen phản ứng với brom có bột sắt thì thu được hỗn hợp sản phẩm thế brom chủ yếu vào vị trí ortho và para.

- Phản ứng giữa benzen và đồng đẳng với axit HNO3 xãy ra tương tự như phản ứng với halogen.

- Quy tắc thế H ở vòng benzen: Các ankyl benzen dể tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.

* Thế nguyên tử H ở mạch chính

- C6H5CH3 + Br2 t0 C6H5CH2Br   +    HBr

b. Phản ứng cộng:

- Cộng H2 và cộng Cl2.

c. Phản ứng oxi hóa:

- Oxi hóa không hoàn toàn: Toluen có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím còn benzen thì không. Phản ứng này dùng để nhận biết Toluen.

- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n-6 + 3n32O→ nCO+ (n-3)H2O

II. STIREN:

1. Cấu tạo: CTPT: C8H8;

  CTCT: 

2. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng với dung dịch Br2. Phản ứng này dùng để nhận biết stiren.

b. Phản ứng với H2.

c. Tham gia phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi C=C.

III. NAPTTALEN: CTPT: C10H8

1. CTCT :   

2. Tính chất hóa học:

-  Tham gia phản ứng thế và tham gia phản ứng cộng.

CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN ANCOL - PHENOL

A. ANCOL- PHENOL

I. ANCOL

1. Định nghĩa - Phân loại

a. Định nghĩa

- Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no. Ví dụ: C2H5OH

- Bậc ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm OH.

Thí dụ

CH3-CH2-CH2-CH2OH:         ancol bậc I

CH3-CH2-CH(CH3)-OH:        ancol bậc II

CH3-C(CH3)2-OH:               ancol bậc III

b. Phân loại

- Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH): Ví dụ: CH3OH . . .

- Ancol không no, đơn chức mạch hở:  CH2=CH-CH2OH 

- Ancol thơm đơn chức: C6H5CH2OH

- Ancol đa chức: CH2OH-CH2OH (etilen glicol),

CH2OH-CHOH-CH2OH (glixerol)

2. Đồng phân - Danh pháp

a. Đồng phân: Chỉ có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm OH).

- Thí dụ C4H10O có 4 đồng phân ancol

CH3-CH2-CH2-CH2OH;

CH3-CH(CH3)-CH2OH

CH3-CH2-CH(CH3)-OH;

CH3-C(CH3)2-OH

b. Danh pháp:

- Danh pháp thường: Ancol  +  tên gốc ankyl  +  ic

+ Ví dụ: C2H5OH (ancol etylic)

- Danh pháp thay thế: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol

+ Ví dụ:

C4H3C3H(CH3)C2H2C1H2OH

(3-metylbutan-1-ol)

3. Tính chất vật lý

- Tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước. Độ tan trong nước giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên.

4. Tính chất hóa học

a. Phản ứng thế H của nhóm OH

* Tính chất chung của ancol

2C2H5OH + 2Na →  2C2H5ONa + H2

* Tính chất đặc trưng của ancol đa chức có hai nhóm OH liền kề

- Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng này dùng để nhận biết ancol đa chức có hai nhóm OH liền kề.

2C3H5(OH)3    +     Cu(OH)2      →    [C3H5(OH)2O]2Cu     +    2H2O

b. Phản ứng thế nhóm OH

* Phản ứng với axit vô cơ

C2H- OH + H-Br   →  C2H5Br   +    H2O

* Phản ứng với ancol

2C2H5OHH2SO4,1400CC2H5OC2H5 + H2O

- PTTQ:   2ROHH2SO4,1400C     R-O-R     +     H2O

c. Phản ứng tách nước

C2H5OH H2SO4,1700C C2H4 +  H2O

- PTTQ:

CnH2n+1OH   H2SO4,1700C CnH2n+ H2O

d. Phản ứng oxi hóa:

- Oxi hóa không hoàn toàn:

+ Ancol bậc 1 khi bị oxi hóa bởi CuO/to cho ra sản phẩm là andehit

RCH2OH + CuO t0 RCHO + Cu↓ + H2O

+ Ancol bậc hai khi bị oxi hóa bởi CuO/to cho ra sản phẩm là xeton.

R-CH(OH)-R’ + CuO t0  R-CO-R’ +Cu↓ + H2O

+ Ancol bậc III khó bị oxi hóa.

- Oxi hóa hoàn toàn:

CnH2n+1OH + O2 t0 nCO2 + (n+1)H2O

5. Điều chế:

a. Phương pháp tổng hợp:

- Điều chế từ anken tương ứng:

CnH2n  + H2H2SO4,t0 CnH2n+1OH

- Điều chế Glixerol đi từ anken tương ứng là CH2=CH-CH3.

b. Phương pháp sinh hóa: Điều chế C2H5OH từ tinh bột.

(C6H10O5)t0,xt+H2O   C6H12O6

C6H12O6  enzim 2C2H5OH + 2CO2

II. PHENOL

1. Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp

a. Định nghĩa: Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C vòng benzen.

- Ví dụ: C6H5OH (phenol) . . .

b. Phân loại:

- Phenol đơn chức: Phân tử có một nhóm -OH phenol.

- Phenol đa chức: Phân tử chứa hai hay nhiều nhóm -OH phenol.

c. Danh phápSố chỉ vị trí nhóm thế + phenol

2. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH

- Tác dụng với kim loại kiềm

 2C6H5OH  + 2Na  →  2C6H5ONa + H2

- Tác dụng với dung dịch bazơ

C6H5OH + NaOH  → C6H5ONa + H2O

b. Phản ứng thế H của vòng benzen: Tác dụng với dung dịch Brom (Phản ứng này dùng để nhận biết phenol).

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr

3. Điều chế: Để điều chế phenol ta có sơ đồ sau:

C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH

CHƯƠNG 9: ANDEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC

I. ANDEHIT

1. Định nghĩa - Danh pháp

a. Định nghĩa: Andehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

- Ví dụ: HCHO, CH3CHO...

b. Danh pháp:

- Tên thay thế của các andehit no đơn chức mạch hở như sau:

Tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + al

Ví dụ: C4H3C3H(CH3)C2H2C1HO (3-metylbutanal)

- Tên thường của một số anđehit: Andehit + tên axit tương ứng

Ví dụ: HCHO (andehit fomic), CH3CHO (andehit axetic) . . .

2. Tính chất hóa học

- Vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử

a. Tính oxi hóa: Phản ứng cộng H2 (tạo thành ancol bậc I):

RCHO +  H2 Ni,t0 RCH2OH

b. Tính khử: Tác dụng với các chất oxi hóa

R-CHO +2AgNO3+H2O +3NHt0 R-COONH4+2Ag↓+2NH4NO3

R-CHO + 2Cu(OH)2+NaOH  t0 RCOONa   +Cu2O↓  +3H2O

Các phản ứng trên dùng để nhận biết andehit.

3. Điều chế

- Để điều chế andehit ta đi từ ancol bằng phản ứng oxi hóa không hoàn toàn.

CH3CH2OH+ CuOt0CH3CHO +Cu +H2O

- Đi từ hidrocacbon.

2CH2=CH2 +O2 xt,t0 2CH3CHO

II. XETON

1. Định nghĩa

- Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm liên kết trực tiếp với hai nguyên tử C.

 -Ví dụ: CH3-CO-CH3 (đimetyl xeton), CH3-CO-C6H5 (metyl phenyl xeton) . . .

2. Tính chất hóa học

- Cộng H2­ tạo thành ancol bậc II.

R-CO-R’ + H2  Ni,t0 RCH(OH)R’ 

CH3-CO-CH+ H2 Ni,t0CH3CH(OH)CH3

- Xeton không tham gia phản ứng tráng gương.

3. Điều chế

- Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc II.

CH3CH(OH)CH3+ CuO t0 CH3-CO-CH3+ Cu + H2O

III. AXIT CACBOXYLIC

1. Định nghĩa - Danh pháp

a. Định nghĩa

- Là những phân tử hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

- Ví dụ: HCOOH, CH3COOH, . . .

b. Danh pháp

- Tên thay thế của các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở như sau:

Axit + tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

- Ví dụ: C5H3C4H(CH3)C3H2C2H2C1OOH (Axit-4-metylpentanoic)

2. Tính chất vật lý

- Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết hidro với nước và độ tan giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên.

- Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết hidro giữa các nguyên tử bền hơn liên kết H giữa các phân tử ancol.

3. Tính chất hóa học

a. Tính axit: Có đầy đủ tính chất của một axit.

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COOH + ZnO  → (CH3COO)2Zn + H2O

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ +H2O

2CH3COOH + Zn →(CH3COO)2Zn +H2

b. Phản ứng thế nhóm -OH (phản ứng este hóa):

RCOOH + R’OH H+,t0  RCOOR’ + H2O

CH3COOH +  C2H5OHH+,t0 CH3COOC2H5 + H2O

4. Điều chế axit axetic

a. Lên men giấm

C2H5OH + O2  mengim CH3COOH + H2O

b. Oxi hóa andehit axetic

2CH3CHO + O2 xt 2CH3COOH

c. Từ metanol

CH3OH +  CO t0,xt CH3COOH
Đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic.

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận

A. Ma trận

STT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

% điểm

1

Hiđrocacbon no

Ankan

1

1

1

0

3

10

2

Hiđrocacbon không no

Anken

1

1

1

1

7

23,33

Ankin

1

1

1

Ankađien

1

0

0

0

1

3,33

3

Benzen và đồng đẳng

Benzen và đồng đẳng

1

1

0

0

2

6,67

4

Dẫn xuất hiđrocacbon

Ancol - phenol

3

2

1

2

17

56,67

Anđehit

2

1

1

Axit cacboxylic

2

2

1

Tổng số câu

12

9

6

3

30

100

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

 

 

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

 

 

Ghi chú:

-  Các câu hỏi là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là  điểm.

B. Đề minh họa

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan bằng phương pháp nào sau đây?

A. Nung natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút.

B. Phân hủy hợp chất hữu cơ.

C. Tổng hợp cacbon và hiđro.

D. Crackinh butan.

Câu 2: Ứng với công thức phân tử C4H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Câu 3: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là

A. HCHO.

B. C2H3CHO.

C. C2H5CHO.

D. CH3CHO.

Câu 4: Axit acrylic không phản ứng với chất nào sau đây?

A. CaCO3.

B. HCl.

C. NaCl.­

D. Br2.

Câu 5: Khi cho từ từ khí C2H2 vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thì hiện tượng thu được là

A. xuất hiện kết tủa màu vàng.

B. xuất hiện kết tủa màu đỏ.

C. xuất hiện kết tủa màu trắng.

D. xuất hiện kết tủa màu đen.

Câu 6: Cho etylbenzen tác dụng với Br2 hơi (ánh sáng) theo tỉ lệ 1:1 thu được bao nhiêu sản phẩm thế?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 7: 0,54 gam 1 đồng đẳng của phenol phản ứng vừa đủ với 10 ml NaOH 0,5M. Công thức phân tử của chất ban đầu là

A. C7H8O.

B. C7H8O2.

C. C8H10O.

D. C8H10O2

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?

A. Axeton không phản ứng được với nước brom.

B. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.

C. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền.

D. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.

Câu 9: Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3-CH(OH)-COOH.

B. CH3-COOH.

C. HOOC-COOH.

D. HCOOH.

Câu 10: Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X là

A. 25,00.

B. 66,67.

C. 50,00.

D. 33,33.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol A được b mol CO2 và c mol H2O. Biết a = c - b.  Kết luận nào sau đây đúng?

A. A là ancol no, mạch vòng.

B. A là ancol no, mạch hở.

C. A là 2 ancol không no.

D. A là ancol thơm.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hồn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là

A. 40%.

B. 50%.

C. 25%.

D. 75%.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. đơn chức, no, mạch hở. 

B. hai chức, no, mạch hở. 

C. hai chức, không no (1 nối đôi C = C). 

D. hai chức, không no (1 nối ba C ≡ C).

Câu 14: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tạo ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. Công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là

A. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO.

B. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3. 

C. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3.

D. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH.

Câu 15: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en.

B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en.

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm các chất ancol metylic, ancol anlylic, etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 10,752 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) thu được 30,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp X là 

A. 28,29%.

B. 29,54%.

C. 30,17%.

D. 24,70%.

Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2

B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4

C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2

D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4

Câu 18: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C9H12

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 19: Ancol nào bị oxi hóa tạo xeton?

A. propan-2-ol.

B. butan-1-ol.

C. 2-metyl propan-1-ol.

D. propan-1-ol.

Câu 20: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. isopentan.

B. pentan

C. pentan.

D. butan.

Câu 21: Axit cacboxylic X mạch hở, chứa hai liên kết trong phân tử. X tác dụng với NaHCO3 (dư) sinh ra khí CO2 có số mol bằng số mol X phản ứng. Chất X có công thức ứng với công thức chung là

A. CnH2n(COOH)2 (n ≥ 0).

B. CnH2n+1COOH (n ≥ 0).

C. CnH2n -1COOH (n ≥ 2).

D. CnH2n -2 (COOH)2 (n ≥ 2).

Câu 22: Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là

A. 15,36 gam.

B. 9,96 gam.

C. 12,06 gam.

D. 18,96 gam.

Câu 23: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 3-etylpent-2-en.

B. 3-etylpent-3-en.

C. 3-etylpent-2-en.

D. 2-etylpent-2-en.

Câu 24: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là

A. C4H6 và C5H10.

B. C4H4 và C5H8.

C. C4H6 và C5H8.

D. C4H8 và C5H10.

Câu 25: Cho các phát biểu sau:

(1) Ankin không tan trong nước, nhẹ hơn nước.

(2) Axetilen là chất khí, không màu, không tan trong nước.

(3) Nhiệt độ sôi của axetilen cao hơn nhiệt độ sôi của propin.

(4) Pent-1-en có khối lượng riêng cao hơn pent-1-in ở 20oC.

(5) Các ankin từ C1 đến C4 là chất khí ở điều kiện thường.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 26: C6H5Cl NaOH X +  (CO2+H2O) Y dd Br2Z. Tên gọi của hợp chất Z là

A. 1,3,5-tribromphenol.

B. 2,4,6-tribromphenol.

C. 3,5-dibromphenol.  

D. phenolbromua.

Câu 27: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol là AOH, BOH và ROH với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được tối đa bao nhiêu ete?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 28: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là

A. 3-metylbutanal.

B. isopentanal.

C. 2-metylbutan-4-al.

D. pentanal.

Câu 29: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3COOH, C6H5COOH (axit benzoic), C2H5COOH, HCOOH và giá trị nhiệt độ sôi được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (°C)

100,5

118,2

249,0

141,0

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. T là C6H5COOH.

B. X là C2H5COOH.

C. Y là CH3COOH.

D. Z là HCOOH.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm C3H8O3 (glixerol), CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 11,34 gam H2O. Biết trong X glixerol chiếm 25% về số mol. Giá trị của m gần nhất với?

A. 11 gam.

B. 12 gam.

C. 13 gam.

D. 10 gam.

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của ankan là

A. phản ứng tách.

B. phản ứng thế.       

C. phản ứng cộng.

D. phản ứng phân huỷ.

Câu 2: Chất X có công thức CH3 – CH(CH3) – CH = CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en.

B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en.

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 3: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2- đibromtoluen?

A. But -1-en.

B. butan.

C. But -2-en.

D. 2-metylpropen.

Câu 4: Chọn phát biểu không đúng?

A. Fomalin là dung dịch HCHO 37 – 40%.

B. 1 mol anđehit đơn chức khi tham gia phản ứng tráng bạc luôn tạo ra 2 mol Ag.

C. Mùi thơm của quế là cinamanđehit.

D. Oxi hóa ancol bậc I bằng CuO có thể thu được anđehit.

Câu 5: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n+1O2.

D. CnH2n-1O2.

Câu 6: Chất X có công thức: CH3 – CH(CH3) – C CH. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-2-en.

B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en.

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 7: Chất nào dưới đây là ankađien liên hợp?

A. CH2=CH−CH2−CH=CH2.

B. CH3−CH=C=CH−CH3.

C. CH2=CH−CH=CH2. 

D. CH2=C=CH−CH3.

Câu 8: Monoclo hóa metylbenzen (Fe, to) thu được sản phẩm chính là

A. p-clotoluen.

B. o-clotoluen.

C. p-clotoluen và o-clotoluen.

D. benzylclorua.

Câu 9: Etanol có công thức là

A. CH3CHO.

B. CH3OH.

C. C2H5OH.

D. CH3COOH.

Câu 10: Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí propin (C3H4) và anđehit axetic (CH3CHO)?

A. dung dịch AgNO3/NH3.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch Br2.

D. Cu(OH)2.

Câu 11: Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

A. Mg.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaNO3.

Câu 12: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 23 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)

A. 0,342.

B. 2,925.

C. 2,412.

D. 0,456.

Câu 13: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 5,8. Dẫn A (đktc) qua bột Ni nung nóng cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta được hỗn hợp B. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A và tỉ khối của B so với H2

A. 40% H2; 60% C2H2; 29.

B. 40% H2; 60% C2H2; 14,5.

C. 60% H2; 40% C2H2; 29.

D. 60% H2; 40% C2H2; 14,5.

Câu 14: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là

A. 2-clo-2-metylbutan.

B. 1-clo-3-metylbutan.

C. 1-clo-2-metylbutan.

D. 2-clo-3-metylbutan.    

Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân ankin C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 16: Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp tổng hợp là

A. Etylclorua.

B. Etilen.

C. Anđehit axetic.

D. Tinh bột.

Câu 17: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của anđehit fomic trong fomalin là

A. 38,07%.

B. 50%.

C. 40%.

D. 49%.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (với z = y – x). Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên gọi của E là

A. axit oxalic.

B. axit acrylic.

C. axit ađipic.

D. axit fomic.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (to) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là

A. CH3CH2CH2CH2OH.

B. CH3CH2CH2OH.

C. CH3CH(CH3)OH.

D. C2H5OH.

Câu 20: Đốt cháy một hiđrocabon X thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là

A. C6H14.

B. C4H10.

C. C5H12.

D. C4H8.

Câu 21: Cho các phát biểu sau về phenol:

  (a) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

  (b) phenol tan được trong dung dịch KOH.

  (c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

  (d) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.

  (e) Phenol là một ancol thơm.

Trong các trường hợp trên, số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 22: Có hai thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2.

Thí nghiệm 2: Cho 6 gam ancol no, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2.

Công thức của A là

A. CH3OH.

B. C2H5OH.

C. C3H7OH.

D. C4H7OH.

Câu 23: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua bột Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phản ứng hiđro hóa là

A. 20%.

B. 25%.

C. 50%.

D. 40%.

Câu 24: Trung hòa 17,02 gam một axit no, đơn chức, mạch hở bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 22,08 gam muối. Axit đó là

A. HCOOH.

B. C2H5COOH.

C. CH3COOH.

D. C3H7COOH.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1:1 thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Vậy công thức phân tử của 2 ankin là

A. C4H6 và C5H8.  

B. C2H2 và C3H4.

C. C3H4 và C5H8.

D. C3H4 và C4H6.

Câu 26: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa

A. vòng benzen.

B. gốc ankyl và vòng benzen.

C. gốc ankyl và 1 benzen.

D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.

Câu 27: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C7H8O, phản ứng được với dung dịch NaOH. Số chất thỏa mãn tính chất trên là

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 28: Có bao nhiêu đồng phân có công thức phân tử là C4H10O?

A. 6.

B. 7.

C. 4.

D. 5.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một lượng anđehit A cần vừa đủ 2,52 lít O2 (đktc), được 4,4 gam CO2 và 1,35 gam H2O. A có công thức phân tử là

A. C3H4O.

B. C4H6O.

C. C4H6O2.

D. C8H12O

Câu 30: Chọn chất có nhiệt độ sôi cao nhất.

A. CH3CH2OH.

B. CH3CHO.

C. CH º CH.

D. CH3COOH

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận Đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì công thức phân tử chung của dãy là (các giá trị n đều nguyên).

A. CnHn, n ≥ 2.

B. CnH2n+2, n ≥ 1.

C. CnH2n-2, n ≥ 2.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2: Anken là

A. hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết bội.

B. hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết C = C.

C. hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có nhiều liên kết C = C.

D. hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết C = C.

Câu 3: Cho các chất sau:

(1) axetilen                                    (2) propin

(3) buta-1,3-đi - in                         (4) but-2-in

(5) but-1-en-3-in                           (6) but-1-in.

Hãy cho biết có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa?

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 4: Trung hòa 17,02 gam một axit no, đơn chức, mạch hở bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 22,08 gam muối. Axit đó là

A. HCOOH.  

B. C2H5COOH.

C. CH3COOH.

D. C3H7COOH

Câu 5: Hợp chất anđehit có công thức: CH2=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?

A. Anđehit no, đơn chức, mạch hở.

B. Anđehit không no, đơn chức, mạch hở.

C. Anđehit không no, đơn chức, mạch vòng.

D. Anđehit không no, đa chức, mạch hở.

Câu 6: Trùng hợp isopren thu được poliisopren là một loại polime có tính đàn hồi cao và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, kĩ thuật. Công thức phân tử của isopren là

A. C5H10.

B. C5H8.

C. C4H6.

D. C4H8.

Câu 7: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là

A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.

B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.

C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất.

D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.

Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3 đồng phân.

B. 4 đồng phân.

C. 5 đồng phân.

D. 6 đồng phân

Câu 9: Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-metylbut-2-en.

B. 2-clo-but-1-en.

C. 2,3- đimetylpent-2-en.

D. 2,3- điclobut-2-en.

Câu 10: Cho 3,36 lít hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C4H4.

B. C2H2.

C. C4H6.

D. C3H4.

Câu 11: Hợp chất CH3-CH=O có tên thường là

A. anđehit axetic.

B. etanal.

C. anđehit propionic.

D. axit axetic.

Câu 12: Axit có trong thành phần quả chanh là

A. axit axetic.

B. axit citric.

C. axit tartric.

D. axit acrylic.

Câu 13: Hóa chất duy nhất dùng để phân biệt các chất lỏng: benzen, toluen, stiren là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch AgNO3/NH3.

C. dung dịch brom.

D. dung dịch KMnO4.

Câu 14: Chỉ ra dãy các chất khi tách nước tạo 1 anken duy nhất?

A. Metanol; etanol; butan -1-ol.

B. Etanol; butan-1,2-điol; 2-metylpropan-1-ol.

C. Propanol-1; 2-metylpropan-1-ol; 2,2 đimetylpropan-1-ol.

D. Propan-2-ol; butan-1-ol; pentan -2-ol.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 11,0 gam hợp chất ankan rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong (Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 75 gam kết tủa. Công thức phân tử của ankan là

A. C6H14.

B. C4H10.

C. C3H8.

D. C5H12.

Câu 16: C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân axit?

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X?

A. Trong X có 3 nhóm -CH3.

B. Hiđrat hóa but-2-en thu được X.

C. Trong X có 2 nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai.

D. X làm mất màu nước brom. 

Câu 18: Các đồng phân anđehit của C5H10O là

A. 2.  

B. 3.

C. 4.  

D. 5.

Câu 19: Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính axit: (1) CH3COOH, (2) FCH2COOH, (3) C2H5COOH, (4) ClCH2COOH.

A. (2) > (4) > (1) > (3).

B. (3) > (1) > (4) > (2).

C. (1) > (2) > (3) > (4).

D. (4) > (2) > (3) > (1).

Câu 20: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là

A. HOOC-COOH và 42,86%.

B. HOOC-COOH và 60,00%.

C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%.

D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

Câu 21: Oxi hoá ancol etylic bằng xúc tác men giấm, sau phản ứng thu được hỗn hợp X (giả sử không tạo ra anđehit). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic là

A. 42,86%.

B. 66,7%.

C. 85,7%.

D. 75%.

Câu 22: Hỗn hợp X gồm anken và một ankađien. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có 25,6 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,32 mol CO2. Vậy công thức của anken và ankađien lần lượt là

A. C2H4 và C5H8.

B. C2H4 và C4H6.

C. C3H6 và C4H6. 

D. C4H8 và C3H4.

Câu 23: Trong vòng benzen có chứa mấy liên kết π?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Câu 24: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol                           

B. Phenol có tính axit yếu hơn etanol

C. Phenol dễ tan trong nước hơn trong dung dịch NaOH 

D. Phenol không có tính axit.

Câu 25: Một chất X có công thức phân tử là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. Vậy X là

A. but-3-en-1-ol.

B. but-3-en-2-ol.

C. 2-metylpropenol.

D. tất cả đều sai.

Câu 26: 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ thu được một ancol duy nhất. A có tên là

A. etilen.

B. but - 2-en.

C. 2,3-đimetylbut-2-en.

D. hex- 2-en.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 3,6 gam H2O. Nếu hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin đó rồi đốt cháy thì khối lượng nước thu được là

A. 4,2 gam.

B. 5,2 gam.

C. 6,2 gam.

D. 7,2 gam

Bài 28: Có bao nhiêu hợp chất thơm X có công thức phân tử là C7H8O2 tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:2. Số công thức cấu tạo X là

A. 6.

B. 8.

C. 4.  

D. 5.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc với phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.

B. HOOC-CH=CH-COOH.

C. HO-CH2-CH=CH-CHO.

D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO

Bài 30: Đốt cháy 14,6 gam một axit no đa chức Y ta thu được 0,6 mol CO2 và 0,5 mol nước. Biết mạch cacbon là mạch thẳng. Cho biết công thức cấu tạo của Y

A. HOOC-COOH.

B. HOOC-CH2-COOH.                                      

C. HOOC-C(CH2)2-COOH.

D. HOOC-(CH2)4-COOH.

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận Đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?

A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.

B. Crackinh butan.

C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước.

D.  A, C.

Câu 2: Chất X có công thức CH3–CH(CH3)–CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en.

B. 3-metylbut-1-in.

C. 3-metylbut-1-en.

D. 2-metylbut-3-in.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4.

B. C2H2.

C. C4H6.

D. C5H8.

Câu 4: Phản ứng nào sau đây không tạo anđehit axetic?

A. Cho axetilen phản ứng với nước.

B. Oxi hóa không hoàn toàn etilen.

C. Oxi hóa không hoàn toàn ancol etylic.

D. Oxi hóa không hoàn toàn ancol metylic.

Câu 5: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là

A. 3,0 gam.

B. 4,6 gam.

C. 7,4 gam.

D. 6,0 gam.

Câu 6: Oxi hóa 9,2 gam rượu etylic bằng CuO đun nóng, được 13,2 gam anđehit, a lít rượu chưa phản ứng và H2O. Hỗn hợp nào tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng rượu bị oxi hóa là

A. 75%.

B. 25%.

C. 66,67%.

D. 33,33%.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tính chất vật lí của hiđrocacbon thơm?

  (1) Các hiđrocacbon thơm thường là chất lỏng

  (2)  Các hiđrocacbon không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

  (3) Các hiđrocacbon dễ tan trong nước.

  (4) Các hiđrocacbon có tính độc.

  (5) Các hiđrocacbon đều là chất khí.

A. 1, 2, 4.

B. 1, 2, 5.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 8: Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là

A. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).

B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).

C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).

D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).

Câu 9: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là

A. 5,6 lít.

B. 2,8 lít.

C. 4,48 lít.

D. 3,92 lít.

Câu 10: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,25.

B. 0,80.

C. 1,80.

D. 2,00.

Câu 11: Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là

A. anđehit propanal.

B. anđehit propionic.

C. propanđehit.

D. propanal.

Bài 12Chất X (có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH, NaHCO3, tên gọi của X là

A. axit fomic.

B. metyl fomat.         

C. axit axetic.

D. ancol propylic.

Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và hai axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este (giả thiết phản ứng este hoá đạt hiệu suất 100%). Hai axit trong hỗn hợp X là

A. C3H7COOH và C4H9COOH.

B. C2H5COOH và C3H7COOH.

C. HCOOH và CH3COOH.

D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 14: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 không tác dụng với dung dịch chứa AgNO3/NH3

A. 4.

B. 2.

C. 1.  

D. 3.

Câu 15: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).

B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

Câu 16: Ankan X có công thức phân tử C5H12. Clo hóa X, thu được 4 sản phẩm dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylpropan.

B. pentan. 

C. 2- đimetylpropan.

D. 2- metylbutan

Câu 17: Một hỗn hợp A gồm 2 hiđrocacbon X, Y liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít hỗn hợp X thu được 57,2 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Công thức phân tử của X, Y và khối lượng của X, Y là

A. 12,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.

B. 8,6 gam C3H6 và 11,2 gam C4H8.

C. 5,6 gam C2H4 và 12,6 gam C3H6.

D. 2,8 gam C2H4 và 16,8 gam C3H6.

Câu 18: Câu nào sau đây là đúng?

  (1) Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.

  (2) Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH.

  (3)  Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.

  (4) Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 19: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là

A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.

B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.

C. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.

D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

Câu 20: Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit

A. no, đơn chức.

B. no, đơn chức, mạch hở.

C. no, hai chức, mạch hở.

D. không no, đơn chức mạch hở.

Câu 21: Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. NaOH, Cu, NaCl.

B. Na, NaCl, CuO.

C. NaOH, Na, CaCO3.

D. Na, CuO, HCl.

Câu 22: Cho canxi cacbua kĩ thuật (chỉ chứa 80% CaC2 nguyên chất) vào nước dư, thì thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng canxi cacbua kĩ thuật đã dùng là

A. 9,6 gam.

B. 4,8 gam.

C. 4,6 gam.

D. 12 gam.

Câu 23: Chất nào dưới đây là ankađien liên hợp?

A. CH2=CH−CH2−CH=CH2.

B. CH3−CH=C=CH−CH3.

C. CH2=CH−CH=CH2.

D. CH2=C=CH−CH3.

Câu 24: Tính chất hóa học đặc trưng của benzen và đồng đẳng của nó là

A. Dễ thế, khó cộng.                         

B. Dễ cộng, khó thế.                         

C. Dễ trùng hợp.                               

D. Dễ bị oxi hóa bằng dung dịch thuốc tím.

Câu 25: A là axit no hở, công thức phân tử dạng CxHyOz. Mối quan hệ giữa x, y và z là

A. y = 2x – z + 2.

B. y = 2x.

C. y = 2x – z.

D. y = 2x + z – 2.

Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.

Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.

Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc.

Công thức 2 rượu là

A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.

B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.

C. CH3OH và C2H5OH.

D. Không xác định được.

Câu 27: Chọn nhận xét đúng?

A. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.

B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ.

C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm.

D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH.

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 8,064 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,68 gam H2O. Công thức cấu tạo của 2 anđehit là

A. HCHO và CH3CHO                      

B. CH3CHO và CH3CH2CHO       

C. CH2=CHCHO và CH2=CHCH2CHO      

D. OHC-CH2-CH2-CHO và OHC-(CH2)3-CHO

Câu 29: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?

A. Vôi tôi.

B. Giấm ăn.

C. Nước.

D. Muối ăn.

Câu 30: Trong công nghiệp, phenol được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Từ nguyên liệu ban đầu là benzen điều chế ra phenol.

B. Nhựa than đá cho tác dụng với dung dịch kiềm, rồi sục CO2 vào dung dịch, tách lấy phenol.

C. Tiến hành oxi hóa cumen thu sản phẩm là phenol.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đề thi Học kì 2 Hoá học lớp 11 năm 2022 - 2023 có ma trận Đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Hoá học 11

Thời gian làm bài: 45 phút

(Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, S = 32, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, Br = 80, Ag = 108)

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C5H12 là

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 2: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là vào bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Công thức của 2 anken là

A. C2H4 và C4H8.

B. C3H6 và C4H8.

C. C4H8 và C5H10.

D. A hoặc B.

Câu 3: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankin có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

A. 1

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 4: Axit acrylic (CH2=CH-COOH) không có khả năng phản ứng với dung dịch

A. Na2CO3.

B. Br2.

C. NaCl.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là

A. anđehit fomic.

B. anđehit axetic.

C. anđehit không no, mạch hở, hai chức.

D. anđehit no, mạch hở, hai chức.

Câu 6: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là

A. Brom (dung dịch).

B. Br2 (Fe).                                   

C. KMnO4 (dung dịch).                               

D. Br2 (dung dịch) hoặc KMnO4(dung dịch).

Câu 7: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Na.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. Br2.

Câu 8: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n ≥ 2).

B. CnH2n + 2O2 (n ≥ 2).

C. CnH2n + 1O2 (n ≥ 2).

D. CnH2n – 1O2 (n ≥ 2).

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V litx khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là

A. 5,60.

B. 7,84.

C. 4,48.

D. 10,08.

Câu 10: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là

A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).

B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).

C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).

D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).

Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 ® X ® CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?

A. CH3COONa.

B. C2H5OH.

C. HCOOCH3.

D. CH3CHO.

Câu 12: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

  (1) Lên men giấm ancol etylic.

  (2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

  (3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

  (4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là

A. C2H3COOH và 43,90%.

B. C3H5COOH và 54,88%.

C. C2H5COOH và 56,10%.

D. HCOOH và 45,12%.

Câu 14: Đốt cháy hỗn hợp 2 ankin kế tiếp nhau, thu được 30,8 gam CO2 và 9 gam H2O. công thức phân tử của 2 ankin là

A. C3H6 và C4H8.

B. C3H4 và C4H6.

C. C4H6 và C5H8.

D. C2H2 và C3H4.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol.

B. Phenol trong nước cho môi trường axit, quỳ tím hoá đỏ.

C. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3.

D. Phenol cũng có liên kết hiđro liên phân tử như ancol.

Câu 16: Tên thay thế của hợp chất ancol có công thức cấu tạo sau: CH3-CH2-CH2-OH.

A. Propanal.

B. Propanoic.

C. Propan-1-ol.

D. propan-2-ol.

Câu 17: Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Câu 18: Cho công thức cấu tạo: CH2=CH-CH=CH-CH3. Tên gọi nào sau đây là phù hợp với công thức cấu tạo đó?

A. pentađien.

B. penta-1,3-đien.

C. penta-2,4-đien.

D. isopren

Câu 19: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon B với H2 (dư), có tỉ khối so với hiđro là 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Biết B là hiđrocacbon mạch hở, có số liên kết π không vượt quá 2. Công thức phân tử của hiđrocacbon B là

A. C3H6.

B. C2H2.

C. C3H4.

D. C4H8.

Câu 20: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. (CH3)3COH.

B. CH3OCH2CH2CH3.

C. CH3CH(OH)CH2CH3.

D. CH3CH(CH3)CH2OH.

Câu 21: Ankan X có chứa 82,76% cacbon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là

A. 6.

B. 8.

C. 10.

D. 12.

Câu 22: Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là

A. m = 2n.

B. m = 2n +1.

C. m = 2n + 2.

D. m = 2n – 2.

Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là

A. CH3COOH và C2H5COOH.

B. C2H5COOH và C3H7COOH.

C. C3H5COOH và C4H7COOH.

D. C2H3COOH và C3H5COOH.

Câu 24: Oxi hoá ancol etylic bằng xúc tác men giấm, sau phản ứng thu được hỗn hợp X (giả sử không tạo ra anđehit). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na dư, thu được 6,272 lít H2 (đktc). Trung hoà phần 2 bằng dung dịch NaOH 2M thấy hết 120 ml. Hiệu suất phản ứng oxi hoá ancol etylic là

A. 42,86%.

B. 66,7%.

C. 85,7%.

D. 75%.

Câu 25: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (1), (2) và (3).

B. (3) và (4).

C. (2), (3) và (4).

D. (1) và (2).

Câu 26: Số đồng phân ancol ứng với công thức C3H8O là

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 27: Ankin X có công thức là CH≡C-CH(CH3)-CH3, có tên thay thế là

A. Pent-1-in.

B. 2-metyl but-1-in.

C. 3-metyl but-1-in.

D. 3-metyl but-1-en.

Câu 28: Trong phân tử X có vòng benzen. X không tác dụng với brom khi có mặt bột Fe, còn khi tác dụng với brom đun nóng tỉ lệ 1:1 tạo thành dẫn xuất monobrom duy nhất nên tên của X là

A. Hexametyl benzen.

B. Benzen.                

C. Toluen.

D. o – Xilen.

Câu 29: Etanol (C2H5OH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?

A. CH3COOH/H2SO4 đặc.

B. Br2/CC14.

C. CH3COONa/NaOH.

D. AgNO3/NH3.

Câu 30: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + H2 to,Ni CH3CH2OH

B. 2CH3CHO + 5O2 to 4CO2 + 4H2O

C. CH3CHO + Br2 + H2O CH3COOH + 2HBr

D. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag↓

1 1,983 28/12/2022
Tải về