Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 8 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,220 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 8

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện tập tả cây cối (kết bài).

- Em học luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ sách và thư viện.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Ê-đi-xơn, nhà phát minh tài ba

Tuổi thơ của Ê-đi-xơn không may mắn: nhà nghèo, phải làm nghề bán báo trên tàu hỏa để kiếm sống. Ông chưa được học Trung học bao giờ, nhưng rất thông minh, sáng tạo. Năm 15 tuổi, không có một đô la dính túi, nhưng không đầy mười năm sau, tên tuổi Ê-đi-xơn đã vang dội khắp nước Mĩ và cả khắp thế giới về những phát minh nổi tiếng trong lĩnh vực điện kĩ thuật.

Ê-đi-xơn là một con người giàu nghị lực và làm việc không mệt mỏi. Thường ngày, ông miệt mài làm việc 14 giờ, có khi đến 16 giờ. Mỗi một phát minh, sáng chế của ông đã được thử nghiệm, thí nghiệm đến hàng trăm, hàng nghìn lần. Thí dụ, về ắc quy chì, Ê- đi-xơn đã làm tới 9.000 thí nghiệm, phát minh về dây tóc bóng điện là kết quả của hơn 8.000 thí nghiệm trong năm năm trời. Suốt cuộc đời, ông đã cống hiến cho nhân loại hơn 1.000 phát minh sáng kiến có giá trị, từ những dụng cụ đo điện đến máy hát, điện thoại, bóng điện, máy chữ, xe điện, nhà máy điện,...

Ê-đi-xơn sống giản dị, ông coi thì giờ là vàng bạc, trí tuệ và lao động là kho báu. Ông khiêm tốn nói: “Thiên tài phát minh là một phần trăm óc sáng tạo, cộng với chín mươi chín phần trăm là mồ hôi nước mắt.”.

Sưu tầm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Ê-đi-xơn có tuổi thơ như thế nào?

A. Được sống trong nhung lụa từ bé.

B. Nhà giàu, bố mẹ làm nghề giáo viên.

C. Nhà nghèo phải đi bán báo để kiếm sống.

D. Nhà giàu, được đi học ở ngôi trường nổi tiếng ở Mĩ.

Câu 2. Trong câu chuyện, kho báu của Ê-đi-xơn là gì?

A. Trí tuệ và lao động.

B. Thời gian và tiền bạc.

C. Phát minh về dây tóc bóng điện.

D. Sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi.

Câu 3. Trong câu chuyện, Ê-đi-xơn là một người như thế nào?

A. Thông minh, sáng tạo, giàu nghị lực và làm việc không mệt mỏi.

B. Nhút nhát, sợ nói chuyện với người lạ, nhưng rất chăm chỉ làm việc.

C. Vui vẻ, hoạt bát, hòa đồng với bạn bè và làm việc không biết mệt mỏi.

D. Nhút nhát, lười biếng và không có trí tiến thủ trong công việc.

Câu 4. Vì sao tên tuổi của Ê-đi-xơn nổi tiếng khắp thế giới?

A. Vì ông là một nhà phát minh thiên tài.

B. Vì ông có những phát minh vật lí nổi tiếng.

C. Vì ông đã làm thay đổi cuộc sống của những người nghèo khổ.

D. Vì ông có những phát minh nổi tiếng trong lĩnh vực điện kĩ thuật.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Đánh dấu mạn thuyền

Xưa có người đi thuyền, kiếm ... bên hông, chẳng may làm kiếm ... xuống nước. Anh ta liền đánh ...vào mạn thuyền chỗ kiếm .... Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:

- Bác làm... lạ thế?

- Tôi đánh ... chỗ kiếm ...khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh ...mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng:

Chú dể sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật ... tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng ... có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rổi chỉ ít lâu sau, ... đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

Câu 2. Viết các từ:

a) Có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Có giá thấp hơn mức bình thường:

- Người nổi tiếng:

- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm.

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác:..............

- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: ..................

- Nâng và chuyển vợt nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại

Câu 3. Cho các tên người, tên địa lí nước ngoài sau:

- Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.

- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu DHân, Công-gô

Biết rằng chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy phân tích những tên riêng chưa được phân tích và ghi kết quả vào bảng.

Tên người

Số bộ phận

Số tiếng của bộ phận 1

Số tiếng của bộ phận 2

Viết hoa

Lép Tôn-xtôi

2

1 (Lép)

2 (Tôn / xtôi)

Lép, Tôn

Mô-rít-xơ Mát-téc-lích

2

3 (Mô/rít/xơ)

3 (Mát/téc/ lích)

Mô, Mát

Tô-mát Ê-đi-xơn

.........

.........

.........

.........

Hi-ma-lay-a

1

4(Hi/ma/lay/a)

.........

Hi

Đa-nuýp

.........

.........

.........

.........

Lốt Ăng-giơ-lét

2

1 (Lốt)

3 (Ăng/giơ/lét)

Lốt, Ăng

Niu Di-lân

.........

.........

.........

.........

Công-gô

.........

.........

.........

.........

Câu 4. Nêu cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào?......................

- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gì?

Câu 5. Dựa vào nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài tập đọc, tuần 7, Tiếng Việt 4, tập một, trang 70 - 71 - 72), hãy ghi lại vắn tắt câu chuyện ấy theo trình tự thời gian (chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp):

Trong công xưởng xanh: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.

Trong khu vườn kỳ diệu: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.

Đáp án:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng r hoặc d, gi

Đánh dấu mạn thuyền

Xưa có người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:

- Bác làm gì lạ thế?

- Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.

b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột miệng kêu lên:

- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.

Câu 2. Viết các từ:

a) Có tiếng mở đầu bằng r hoặc d, gi, có nghĩa như sau:

- Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ

- Người nổi tiếng: Danh nhân

- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: Giường

b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:

- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác: điện thoại

- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: nghiền

- Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại: khiêng

Câu 3. Cho các tên người, tên địa lí nước ngoài sau:

Tên người

Số bộ phận

Bộ phận 1 - số tiếng

Bộ phận 2 - số tiếng

Viết hoa

M: Lép Tôn-xtôi

2

Lép (1)

Tôn / xtôi (2)

L, T

Mô-rít-xơ Mát-téc-lích

2

Mô-rít-xơ (3)

Mát-téc-lích (3)

M, M

Tô-mát Ê-đi-xơn

2

Tô-mát (2)

Ê-đi-xơn (3)

T, E

Hi-ma-lay-a

1

Hi-ma-lay-a (1)

H

Đa-nuýp

1

Đa-nuýp (1)

D

Lốt Ăng-giơ-lét

2

Lốt (1)

Ăng-giơ-lét

L, A

Niu Di-lân

2

Niu (1)

Di-lân

N, D

Công-gô

1

Công-gô (1)

C

Câu 4. Nêu cách viết mỗi bộ phận trong từng tên riêng đó:

- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.

- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

Câu 5.

Trong công xưởng xanh:

Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Min-tin tò mò hỏi xem vật ấy có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, Tin-tin có muốn xem không? Tin-tin háo hức trả lời rằng

- Có chứ! Nó đâu?

Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim của mình. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.

Trong khu vườn kì diệu:

Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: “Chùm lê đẹp quá". Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho, chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới. Tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi "Dưa đỏ, phải không cậu?”. Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái đó cũng không phải là những trái to nhất nữa. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình. Tin-tin nói rằng mình chưa bao giờ thấy những quả dưa to như thế. Em bé nói "Khi ra đời, mình sẽ trồng những quả dưa to như thế!"

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8 - Đề số 3

Đề bài:

Phần 1. Bài tập về đọc hiểu

Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

(trích Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

1. Tác giả di chuyển lên Sa Pa bằng phương tiện gì?

A. Ô tô

B. Xe đò

C. Thuyền

2. Những đám mây trắng sà xuống cửa kính của xe đem lại cảm giác gì cho tác giả?

A. Cảm giác ngột ngạt khó thở

B. Cảm giác bồng bềnh huyền ảo

C. Cảm giác lâng lâng khó tả

3. Đâu không là cảnh sắc mà xe đã đi ngang qua trên đường đến Sa Pa?

A. Những thác trắng xóa

B. Rừng cây âm âm

C. Cánh đồng lúa lớn

4. Những chú ngựa mà tác giả nhìn thấy trong vườn đào có màu gì?

A. Màu đỏ, màu đen, mà vàng

B. Màu đen, màu trắng, màu đỏ

C. Màu trắng, màu đỏ, màu tía

5. Tác giả đã gặp những em bé dân tộc nào trước cửa hàng?

A. H’mông, Tu Dí, Phù La

B. H’mông, Tu Dí, Phù Lá

C. H’mông, Tu Di, Phù Lá

6. Trong đoạn văn trên có xuất hiện bao nhiêu từ láy. Đó là những từ nào?

A. 6 từ

B. 7 từ

C. 8 từ

(Đó là …………………………………………………………………………)

7. Đoạn văn trên xuất hiện bao nhiêu hình ảnh so sánh. Đó là những hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh so sánh

B. 2 hình ảnh so sánh

C. 3 hình ảnh so sánh

(Đó là …………………………………………………………………………)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

2. Bài tập

Điền vào chỗ trống l hoặc n

Một thiếu …iên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn …ụa trắng thăt …ỏng, mối bỏ rủ sau …ưng. Con ngựa của chàng sắc …âu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời …ạnh buốt căm căm mà mình …ó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ …ó từ xa …ại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1. Tìm và viết lại cho đúng các tên riêng bị viết sai chính tả trong đoạn văn sau:

Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
Hàng buồm, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
Hàng lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

2. Những từ ngữ và câu được đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai. Dấu ngoặc kép được dùng trong các trường hợp đó để làm gì.

Ngoài vườn, những quả na đã “mở mắt”. Quả nào quả nấy nung núc, thơm phức. Mẹ bảo Mai: “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”. Nghe mẹ dặn, Mai ngoan ngoãn mang rổ ra vườn ngay.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Câu 3. Tập làm văn

Em hãy viết mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp cho bài văn kể về người bạn thân của em.

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

….……………………………………………………………

Đáp án:

Phần 1. Bài tập đọc hiểu

1. A

2. B

3. C

4. B

5. B

6. B (chênh vênh, bồng bềnh, âm âm, lim dim, dịu dàng, lướt thướt, sặc sỡ)

7. B (thác trắng xóa tựa mây trời, bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa)

Phần 2. Bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

Câu 1. Chính tả

1. Nghe - viết

Yêu cầu: HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Bài tập

Một thiếu niên ghì cương ngựa trước cửa hàng cơm. Chằng ăn mặc gọn gàng, đầu đội mũ đen, cổ quấn một cái khăn lụa trắng thăt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu sẫm, dáng nhỏ thon. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, đủ đoán biết chủ nó từ xa lại.

Câu 2. Luyện từ và câu

1.

Rủ nhau chơi khắp long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, Hàng bạc, Hàng gai
Hàng buồm
, Hàng thiếc , Hàng hài, Hàng khay
Mã Vĩ, hàng điếu, hàng giày
Hàng lờ
, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn.

→ Sửa lại: Long Thành, Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai, Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, hàng Điếu, hàng Giày, Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây.

2.

- Dấu ngoặc kép trích lời của mẹ Mai.

- Tác dụng của các dấu ngoặc kéo trong bài:

“mở mắt”: dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt, ở đây là được + dùng với nghĩa chuyển.

+ “Con hãy hái một rổ na chín, lựa những quả to, đẹp mang sang biếu bà”: được dùng để trích dẫn trọn vẹn câu nói của mẹ.

Câu 3.

Bài làm tham khảo:

- Mở bài trực tiếp: Trong những người bạn mà em quen biết thì Diệu Nhi là người bạn mà em yêu quý nhất.

- Mở bài gián tiếp: Cuộc đời học sinh của mỗi người, ai cũng cần có một người bạn. Một người bạn để cùng nhau học tập, vui chơi, để cùng nhau tâm sự, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Và bản thân em đã rất may mắn khi được gặp một người bạn tuyệt vời như thế. Đó chính là Diệu Nhi.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12

1 2,220 05/03/2024
Mua tài liệu