Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 17 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 768 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện tập viết thư thăm hỏi (tìm ý và lập dàn ý).

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Bao nhiêu tiền bạc cũng không

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn. Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:

- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống mua nổi một ngày thêm một năm nữa thôi.

- Không được. - Thần Chết lắc đầu.

- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không? - Anh ta tiếp tục van xin:

- Không được. - Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:

- Vậy... tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?

- Không được. - Thần chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin thần chết lần cuối:

- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.

Lần này, Thần Chết gật đầu. Anh run rẩy viết một dòng:

- Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.

Sưu tầm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Nhân vật trong câu chuyện trên là người như thế nào?

A. Là một người rất tiết kiệm.

B. Là một người rất thông minh.

C. Là một người rất nhiều tiền.

D. Là một người rất keo kiệt.

Câu 2. Nhân vật trong câu chuyện đã xin Thần Chết điều gì?

A. Xin được sống một ngày và giao hết của cải cho Thần Chết.

B. Xin được sống một năm và giao hết của cải cho Thần Chết.

C. Xin được sống nửa năm và giao hết của cải cho Thần Chết.

D. Xin được sống hai tháng và giao hết của cải cho Thần Chết.

Câu 3. Vì sao nhân vật trong câu chuyện không muốn đi theo Thần Chết?

A. Vì chưa kịp đi du lịch vòng quanh thế giới cùng gia đình.

B. Vì chưa kịp làm những điều mình thích từ số tiền đã tích cóp cả đời kia.

C. Vì chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền đã tích cóp cả đời kia.

D. Vì chưa kịp nói những lời yêu thương với gia đình của mình.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói “Bao nhiêu tiền bạc cũng không mua nổi một ngày.”

A. Giá trị của thời gian không nằm ở đồng tiền.

B. Không nên vì đồng tiền mà đánh mất những thứ quý giá.

C. Tiền không mua được thời gian, đừng để thời gian trôi qua một cách lãng phí.

D. Tiền có thể mua được một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 2

Đề bài:

I. Chính tả.

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n:

Cồng chiêng là một ....... nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong ....... hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng ....... tiếng nhất là ở Hoà Bình và Tây Nguyên.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào ....... ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng ....... trời, làm mọi ngưòi tạm quên đi những lo toan ....... vở đòi thường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) ....... mộng (làm /nàm) ....... người, bỗng thấy (xuấc / xuất) ....... hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa / nửa) ....... mặt (lất láo / lấc láo / nấc náo) ....... đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc / cất) ....... tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! - Chàng hiệp sĩ (lên/nên) ....... tiếng.

Thế là, bà già (nhấc / nhất) ....... chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cụa quây. Bà già đặt chàng xuống (đốc / đất) ....... Chàng (lảo / nảo) ....... đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thấc / thật) ....... dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm / nắm) ....... tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

II. Luyện từ và câu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Trên nương, mỗi người một việc, người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Câu 1. Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ thích hợp với mỗi nhóm sau:

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

M : đánh trâu ra cày

M: người lớn

.....................

.....................

Câu 2. Đặt câu hỏi

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

Người lớn đánh trâu ra cày.

M : Người lớn làm gì ?

M: Ai đánh trâu ra cày ?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

................

................

Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

................

................

Các bà mẹ tra ngô.

................

................

Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

................

................

Lũ chó sủa om cả rừng.

................

................

III - Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào ☐ trước câu kể Ai làm gì? Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

................

................

Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

................

................

Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống... để gieo cấy mùa sau

Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

................

................

Câu 2. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn:

Đáp án:

I. Chính tả

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) Tiếng có âm đầu l hoặc n

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

Câu 2. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu văn sau.

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che nửa mặt lấc láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn hỏi:

- Còn ai thức không đấy?

- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.

Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

II. Luyện từ và câu

Đọc một đoạn văn sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá, mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.

Câu 1. Tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ thích hợp với mỗi nhóm sau:

Từ ngữ chỉ hoạt động

Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

M: đánh trâu ra cày

M: người lớn

nhặt cỏ, đột lá

các cụ già

bắc bếp thổi cơm

mấy chú bé

tra ngô

các bà mẹ

ngủ khỉ

các em bé

sủa om cả rừng

lũ chó

Câu 2. Đặt câu hỏi:

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động

Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động

Người lớn đánh trâu ra cày.

M: Người lớn làm gì?

M:Ai đánh trâu ra cày?

Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Các cụ già làm gì?

nhặt cỏ, đốt lá?

Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.

Mấy chủ bé làm gì?

Ai bắc bếp thổi cơm?

Các bà mẹ tra ngô.

Các bà mẹ làm gì?

Ai tra ngô?

Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

Các em bé làm gì?

Ai ngủ khì trên lưng mẹ?

Lũ chó sủa om cả rừng.

Lũ chó làm gì?

Con gì sủa om cả rừng?

III. Luyện tập

Câu 1. Đánh dấu X vào ô trước câu kể Ai làm gì ?. Viết lại chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu đó.

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

Cuộc sống quê tôi

gắn bó với cây cọ

x Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

Cha tôi

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

x Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

x Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Chị tôi

đan nón ỉá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Câu 2. Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn:

Hằng ngày, em dậy rất sớm. Em ra sân, tập thể dục. Sau đó, em làm vệ sinh cá nhân, kiểm tra lại tập bút để chuẩn bị đến trường. Mẹ em đã chuẩn bị cho em bữa sáng ngon lành. Em cùng ba mẹ ăn sáng. Ba dắt xe ra rồi đưa em đến trường.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - Đề số 3

Bài 1:Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:

a. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

b. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán

c. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.

d. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.

Bài 2: Nối từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành các câu kể: Ai làm gì?

A B

Chú nhái bén

Công nhân

Tôi

Hai anh em

khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.

ngắt một chiếc lá sồi thả xuống dòng nước.

đang tranh luận, bàn tán rất sôi nổi thì cha đến.

nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên cành lá khoai nước.

Bài 3: Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? và cho biết vị ngữ đó có động từ nào

Câu: Động từ trong vị ngữ

a. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

b. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom.

c. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu.

d. Mẹ em và em cùng đi đến cửa hiệu đồ chơi.

............................................

.............................................

.............................................

.............................................

Bài 4: Điền tiếp vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?

a) Sáng nào mẹ em......................……………………………………………………………

b) Mỗi khi đi học về, em lại ……………………………………………………………

c) Trên cây, lũ chim ………………………………………………………………...........

d) Làn mây trắng …………………………………………………………………............

e) Cô giáo cùng chúng em ………………………………………………………............

Bài 5: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:

a. Từ sáng sớm, ........................................................... đã dậy cho lợn, cho gà ăn và thổi cơm, đun nước.

b. Cày xong gần nửa đám ruộng, ................................................ mới nghỉ giải lao.

c. Sau khi ăn cơm xong, .......................................................... quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.

d. Trong giờ học sáng nay, ................................................... đều hăng hái xây dựng bài.

Bài 6: Đặt 3 câu kể có mẫu: Ai làm gì?

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

1 768 lượt xem
Mua tài liệu