Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 16 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,537 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích (thực hành viết)

- Em học luyện từ và câu: Chủ ngữ.

- Em học viết thư thăm hỏi (cấu tạo của bức thư).

2 Đọc hiểu - Luyện tập

Tài sản của mỗi người

Một hôm, Tôm thắc mắc với bố:

- Bố ơi, ai cũng có một thứ tài sản của riêng mình. Người thì có nhà, người thì có ô tô, người thì có tiền. Còn con không có một thứ tài sản gì cả. Hàng ngày bố chở con đi học trên xe của bố. Con ăn sáng, đóng học phí bằng tiền mẹ cho. Con buồn lắm.

Bố nhẹ nhàng xoa đầu Tôm:

- Ai cũng có một hay nhiều thứ tài sản dành riêng cho mình con ạ. Nhà cửa, xe cộ là những thứ tài sản vật chất mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Còn có những thứ tài sản mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận được. Con hãy tưởng tượng: con có một tài khoản ngân hàng, trong đó có 86.400 đô la mỗi ngày, và con bắt buộc phải tiêu hết số tiền đó trong vòng một ngày. Nếu con tiêu không hết, số tiền đó sẽ biến mất.

Tôm ngây thơ hỏi lại bố:

- 86.400 đô la đó ở đâu hả bố?

Bố cười với Tôm:

- Đó chính là thời gian con ạ!

Mỗi ngày, chúng ta có 86.400 giây để sống, vui chơi và làm việc. Khi chúng ta không sử dụng hết, số thời gian đó sẽ trôi qua. Và trong chúng ta không ai biết là mình có bao nhiêu ngày như thế trong đời, nên con hãy tận dụng và biết trân trọng thứ tài sản đáng quý đó. Một ngày, con được học, được chơi, được gặp gỡ bạn bè, được cha mẹ yêu thương, con ãy sử dụng thật tốt 86.400 giây mà cuộc sống ban tặng cho mình nhé, con trai a bő!

Tất cả chúng ta đều giàu có, phải không nào?

Theo Vân Long

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Vì sao Tôm lại buồn?

A. Vì Tôm không có tiền để đóng học phí.

B. Vì Tôm không có một thứ tài sản riêng nào cả.

C. Vì Tôm không có xe đạp để đi học.

D. Vì Tôm không có nhà cửa, ô tô giống như mọi người.

Câu 2. Theo bố Tôm, con người có những loại tài sản gì?

A. Tài sản chung và tài sản riêng.

B. Tài sản của bố và tài sản của mẹ.

C. Tài sản bền vững và tài sản không bền vững.

D. Tài sản nhìn thấy được và tài sản không nhìn thấy được.

Câu 3. Vì sao bố Tôm nói bất kì ai cũng có tài sản của riêng mình?

A. Vì ai cũng có thể đi làm, tự kiếm tiền để tạo ra tài sản cho riêng mình.

B. Vì ai cũng có đôi bàn tay để tự tạo ra tài sản quý giá cho riêng mình.

C. Vì ai cũng có một khoảng thời gian giống nhau để sống, học tập và làm việc.

D. Vì ai cũng có bố mẹ che chở và nuôi nấng cho đến khi trưởng thành.

Câu 4. Thứ tài sản bố Tôm nói đến có đặc điểm như thế nào?

A. Ngày nào cũng có, nếu không dùng hết thì sẽ tự biến mất.

B. Ngày nào cũng có, nếu không dùng hết thì vẫn còn ở đó.

C. Ngày nào cũng có, nhiều vô kể, dùng mãi không hết.

D. Nếu không tiết kiệm thì sẽ không có gì để dùng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Viết tên các trò chơi sau vào các nhóm ở dưới: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

- Trò chơi rèn luyện sức mạnh: ........................

- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: .....................

- Trò chơi rèn luyện trí tuệ:..............................

Câu 2. Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu (ghi dấu + vào ô thích hợp):

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay

a) Làm một việc nguy hiểm

+

b) Mất trắng tay

c) Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ

d) Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

Câu 3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

M: Em sẽ nói vói bạn: “Ở chọn nơi,chơi chọn bạn”. Cậu nên...........................

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Câu 4. Đọc lại bài Kéo co (Tiếng Việt 4, tập một, trang 155 -156), cho biết bài văn đó giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi để chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp:

Câu 5. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý: Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

Đáp án:

Câu 1. Ghi tên các trò chơi sau vào bảng phân loại nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.

- Trò chơi rèn luyện sức mạnh : kéo co, đấu vật, đá bóng,...

- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : nhảy dây, lò cò, đá cầu,...

- Trò chơi rèn luyện trí tuệ : cờ tướng, cờ vua, xếp hình,...

Câu 2. Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây theo mẫu (Ghi dấu + vào ô thích hợp):

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

Chơi với lửa

Ở chọn nơi, chơi chọn bạn

Chơi diều đứt dây

Chơi dao có ngày đứt tay

a) Làm một việc nguy hiểm

+

b) Mất trắng tay

+

c) Liều lĩnh ắt gặp tai họa

+

d) Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống

+

Câu 3. Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn:

a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.

M: Em sẽ nói vói bạn: “Ở chọn nơi,chơi chọn bạn”. Cậu nên chơi với các bạn ngoan thì cậu sẽ học tốt hơn.

b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.

Em sẽ khuyên bạn “Nguy hiểm lắm, cậu xuống ngay đi, đừng có mà chơi với lửa" hoặc: “Chơi dao có ngày đứt tay, cậu té bây giờ, xuống!"

Câu 4. Đọc lại bài Kéo co (Sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 155 - 156), cho biết bài văn đó giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Ghi lại lời giới thiệu trò chơi và cách chơi để chuẩn bị cho bài tập làm văn miệng ở lớp:

- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, luyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lời giới thiệu trò chơi "Kéo co" là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

- Cách chơi: Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng.

Câu 5. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý : Trong phần mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

Hội Vía Bà

Tháng giêng hằng năm, đặc biệt là ngày mùng năm là ngày hội Vía Bà mở ra, thu hút hàng trăm người tham gia lễ viếng và cầu tài.

Tương truyền trước kia có người con gái tên Lý Thị Thiên Hương, nhan sắc mặn mà, tài giỏi, đính hôn cùng chàng trai tên Lê Sĩ Trệt - một chàng trai văn võ song toàn lại có lòng yêu nước. Thời loạn, chàng trai lên đường tòng quân. Thiên Hương ở lại ngày đêm thủy chung chờ đợi ... Vốn là người mộ đạo nên mỗi dịp Nguyên tiêu, nàng thường lên núi lễ Phật. Một ngày kia, không may mắn nàng gặp bọn cướp trên đường lên núi, để giữ trọn mình, nàng nhảy xuống vực quyên sinh.

Thiên Hương chết đi, hồn hiện về báo mộng cho nhà sư trụ trì vớt xác nàng lên. Dân gian truyền tụng nàng rất linh thiêng, luôn phù trợ cho nhân dân trong vùng. Nhớ ơn nàng, nhân dân lập điện thờ nàng trên núi, từ đó có tên là núi Bà Đen, (thuộc Trảng Bàng - Tây Ninh ngày nay).

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 3

Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)

Bài 1:Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau:

Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê

Trò chơi học tập Trò chơi giải trí

…………………………

…………………………

……………………………

……………………

……………………

b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:

Thử thách,

…………………………………………………………………………..............

c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:

Nản lòng, ………………………………………………………………............

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

………………………………………………………………………………………………..

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích.

………………………………………………………………………………………………..

c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

………………………………………………………………………………………………..

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độptrên mái nhà.

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Người yêu em nhất chính là mẹ

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.

Ở đâu?

Thế nào?

Làm gì?

Là ai

Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau:

a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng:

………………………………………………………………………………………………..

b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn:

………………………………………………………………………………………………..

c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó:

………………………………………………………………………………………………..

Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

d) Làm sao bạn lại khóc?

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

1 1,537 05/03/2024
Mua tài liệu