Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 4 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 1
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về danh tử.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Thần đồng Mạc Đĩnh Chi
Chi Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.
Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được học. Mỗi lần gánh củi qua đường, cậu bé ngấp nghé học lỏm. Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường.
Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không mấy lúc Mạc Đĩnh Chỉ ngơi đọc sách, nghiền ngẫm sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách đọc thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưng chú không hề nản chí.
Chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông làm một bài văn để thử tài. Mạc Đĩnh Chi đã làm ngay bài phú lấy tên là “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan to trong triều. Với lòng yêu nước thương dân ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.
Sưu tầm
Câu 1. Vẻ ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu qua chi tiết nào?
A. Là người thông minh học giỏi nhất trường.
B. Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ.
C. Là con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí.
D. Là con nhà quan lớn trong triều đình.
Câu 2. Vì sao Mạc Đĩnh Chỉ lại không được đi học?
A. Vì ông phải vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.
B. Vì nhà ông nghèo không có tiền ăn học.
C. Vì ông mải vui chơi nên không đi học.
D. Vì ông không có sức khỏe để đến trường đi học.
Câu 3. Chi tiết cho thấy sự quyết tâm học hành của Mạc Đĩnh Chi?
A. Ông thông minh, có tinh thần học hỏi, ý chí vượt lên hoàn cảnh.
B. Bắt đom đóm bỏ vào bát để làm đèn.
C. Lúc nào cũng đọc sách, mượn sách của thầy học, đọc nhiều cuốn sách quý.
D. Đốt củi làm nến soi sáng để đọc sách.
Câu 4. Tại sao nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên?
A. Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường.
B. Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay.
C. Vì nhận ra ông là người văn hay chữ tốt.
D. Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1:
Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực?
A. Phê phán sự thối nát, suy đồi của triều đình phong kiến thời xưa
B. Phê pháp thái độ ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của một số quan lại, lộng thần thời xưa
C. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con hết mực của bà thái hậu họ Đỗ
D. Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
Câu 2:
Đọc lại bài thơ “Tre Việt Nam” và cho biết em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình ảnh cây tre?
A. Cần cù, đoàn kết
B. Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
C. Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh
D. Nhân hậu, thông minh
Câu 3:
Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có chứa vần ân hoặc âng
Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng
Đáp án là cái ….
Câu 4: Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh những câu sau:
…a ngõ gặp anh hùng
Tránh vỏ …ưa gặp vỏ …ừa
Câu 5:
Tìm các từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Câu 6:
Em hãy phân loại những từ sau đây vào hai nhóm đã cho ở bên dưới
Bánh trái, bánh rán, cây chanh, cây ổi, bánh nếp, xe cộ, xe đạp, chim chóc, chim sẻ, chim bồ câu, xe máy, máy móc, máy cày, máy in, máy kéo, cây cối, cây cam, bánh gai
Từ ghép tổng hợp |
Từ ghép phân loại
|
|
|
Câu 7:
Cho các từ láy sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp
Khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách, tí tách, xa xa, ào ào, xanh xanh, tim tím
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần |
|
|
|
Câu 8:
Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
(tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng)
Câu 9:
Em hãy ghi lại các sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Câu 10:
Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính?
A. Ca ngợi sự thông minh, cơ trí và kiên quyết của nhà vua đã tìm ra được nhà thơ chân chính, độc nhất tại vương quốc
B. Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
C. Phê phán thái độ gian dối, hèn nhát của những nhà thơ và nghệ nhân đã khuất phục trước cường quyền
D. Phê phán tên vua bạo ngược, hống hách khiến dân chúng khốn khổ
Câu 11:
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên
Đáp án:
Câu 1:
Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực:
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
Đáp án đúng: D.
Câu 2:
Thông qua hình ảnh cây tre, thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam đó là: Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
Đáp án đúng: B.
Câu 3:
Đáp án là cái chân
Câu 4:
Ra ngõ gặp anh hùng
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Câu 5:
- Từ ghép: cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất
- Từ láy: xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh
Câu 6:
Từ ghép tổng hợp |
Từ ghép phân loại |
bánh trái, chim chóc, xe cộ, máy móc, cây cối |
bánh rán, chim sẻ, chim bồ câu, xe đạp, xe máy, máy cày, máy in, máy kéo, cây cam, cây chanh, cây bổi, bánh nếp, bánh gai |
Câu 7:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần |
khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, tí tách
|
sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách |
tim tím, xanh xanh, ào ào, xa xa, ầm ầm
|
Câu 8:
Các từ này đều là từ ghép, vì hai tiếng trong từng từ đều có nghĩ, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ đều là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, chứ không phải từ láy.
Câu 9:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện
Sự việc 4: Gặp bọn nhện , Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do
Câu 10:
Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính:
Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
Đáp án đúng: B.
Câu 11:
Hướng dẫn giải
- Người mẹ ốm như thế nào?
-> Ốm rất nặng, đã thử nhiều loại thuốc, cầu cạnh nhiều vị danh y nhưng vô phương cứu chữa
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
-> Người con thương và lo lắng cho mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy đêm ngày
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
-> Phải tìm một loại thuốc quý hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu
- Người con đã vượt qua khó khăn, hiểm trở như thế nào?
-> Người con lăn lội vượt qua rừng thiêng nước độc để tìm được vị thuốc quý
- Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
-> Cảm động trước sự quyết tâm và lòng hiếu thảo của người con, bà tiên đã hiện lên tặng cho con vị thuốc quý để cứu mẹ
Đáp án đúng
Tham khảo bài văn sau
Ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con đùm bọc rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Người mẹ không may lâm bệnh nặng. Cô con gái hiếu thảo thương mẹ nên không quản ngại vất vả mà chăm sóc đêm ngày. Thế nhưng bệnh tình của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Có người bày cho cô rằng muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải vào tận rừng sâu, băng qua một vùng đầm lầy nhiều rắn rết, vượt qua một con suối sâu, băng qua một ngọn núi hiểm trở để tới được nơi có trồng một vườn hoa màu trắng, ngắt lấy một bông đem về sắc lấy thuốc cho mẹ thì bệnh tình tự nhiên khỏi. Nghe vậy cô bé quyết tâm lên đường đi tìm vị thuốc quý. Băng qua bao nhiêu khó khăn nguy nan, vượt qua muôn trùng hiểm trở, có lúc tưởng như đã bỏ cuộc nhưng vì nghĩ đến mẹ cô bé lại lau nước mắt và cắn răng đi tiếp. Cuối cùng cô cũng bước tới được cánh đồng hoa màu trắng và ngắt lấy một bông. Cụ già chăm sóc vườn hoa cảm động trước sự hiếu thảo của cô bé, bèn hô biến một cỗ xe ngựa biết bay đưa cô bé an toàn về tới tận nhà. Có được vị thuốc quý, cô gái sắc lấy thuốc để mẹ uống, chẳng bao lâu thì bệnh tình mẹ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Hai mẹ con cảm động, lạy tạ cảm ơn trước sự giúp đỡ của cụ già. Từ đó họ lại sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cho tới khi già.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 3
Đề bài:
Bài 1: a) Gạch chân vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:
a. thương người b. nhân từ c. khoan dung |
d. nhân ái e. thông minh f. thiện chí |
g. đùm bọc h. hiền từ i. nhân hậu |
b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết”
a. hợp lực
b. đồng lòng
c. đôn hậu
d. trung thực
Bài 2:
a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: ……………………………….
b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: ………………………………...
Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang
Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
a. Hiền như …………………
b. Dữ như …………………...
c. Lành như ………………………….
d. Thương nhau như …………………
Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
Bài 6: Tìm:
a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp:
…………………………………………………………
b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại:
………………………………………………………….
Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:
trung thực:
……………………………………………………………………………
nhân hậu:
……………………………………………………………………………
dã man:
... ……………………………………………………………………………
Đáp án:
Bài 1: a) Gạch chân vào chữ cái trước từ chỉ lòng nhân hậu tình thương yêu con người:
a. thương người b. nhân từ c. khoan dung |
d. nhân ái e. thông minh f. thiện chí |
g. đùm bọc h. hiền từ i. nhân hậu |
b) Khoanh vào chữ cái trước từ gần nghĩa với từ “đoàn kết”
a. hợp lực
b. đồng lòng
Bài 2:
a. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “nhân hậu”: Ganh ghét, đố kị
b. Tìm hai từ trái nghĩa với từ “đoàn kết”: chia rẽ, bè phái
Bài 3:Dùng gạch dọc để xác định từ đơn, từ phức trong 2 câu thơ sau:
Rất /công bằng/, rất/ thông minh
Vừa/ độ lượng, /lại/ đa tình,/ đa mang
Bài 4: Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
a. Hiền như bụt
b. Dữ như hổ
c. Lành như đất
d. Thương nhau như anh em ruột thịt
Bài 5: Gạch chân dưới các từ láy trong đọan thơ sau:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
Bài 6: Tìm:
a) Hai từ ghép có nghĩa tổng hợp: bố mẹ, thầy cô
b) Hai từ ghép có nghĩa phân loại: truyện tranh, rau muống
Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:
trung thực: Bạn Ngọc Anh là người rất trung thực
nhân hậu: Bà ngoại em là người phụ nữ có trái tim nhân hậu
dã man: Con sói trong truyện Cô bé quàng khăn đỏ thật dã man
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5
Xem thêm các chương trình khác: