Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 19 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 19
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 - Đề số 1
Đề bài
Câu 1: Quan sát tranh và đoán xem các nhân vật trong truyện là ai trong bức tranh?
1. Cẩu Khây |
a. Cậu bé áo xanh lam |
2. Năm Tay Đóng Cọc |
b. Cậu bé áo đỏ |
3. Lấy Tai Tát Nước |
c. Cậu bé áo hồng |
4. Móng Tay Đục Máng |
d. Cậu bé áo xám |
Câu 2: Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là gì?
A. Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
B. Lên án sự độc ác của con yêu tinh gian ác hại người
C. Thương xót số phận khốn khổ của những người dân trong bản
D. Chê trách ông trời tắc trách khi thả yêu tinh tới làm hại dân bản
Câu 3: Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có người mẹ?
A. Vì trẻ cần nguồn sữa của người mẹ
B. Vì trẻ cần lời ru mỗi đêm
C. Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc
D. Vì trẻ cần tiếng hát, cần bữa ăn mỗi ngày
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người?
A. Mặt trời là vĩ đại nhất vì đã đem đến ánh sáng, xua tan bóng tối cho nhân gian
B. Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất
C. Thầy giáo là người tuyệt vời nhất vì đã dạy con người biết chữ để lĩnh hội nhiều hơn tri thức của nhân loại
D. Cần biết yêu thương và trân trọng trái đất này của chúng ta
Câu 5: Điền vào chỗ trống tiếng chứa vần iêt hoặc iêc để có những thành ngữ sau
- Một công đôi …
- Học không hay, cày không …
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả
a) Sĩ số
b) Xấu sí
c) Xanh sao
d) Xấu xa
e) Xổ số
Câu 7: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ mẹ em làm chủ ngữ?
A. Món thịt rán tẩm bột của mẹ em là ngon nhất trên đời.
B. Món quà sinh nhật của mẹ em là một chiếc đồng hồ
C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp
D. Em yêu mẹ em nhất trên đời.
Câu 8: Em hãy nối các câu tục ngữ ở bên trái với phần giải thích ý nghĩa ở bên phải
1. Người ta là hoa đất |
a. Ca ngợi những giá trị tốt đẹp của con người |
2. Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ |
b. Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách |
3. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan |
c. Muốn hiểu rõ một người, một vật cần phải thử thách, tác động, tạo điều kiện để người đó, vật đó bộc lộ bản chất |
Câu 9: Ý nghĩa câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần?
A. Phê phán sự ngốc nghếch, độc ác lại vô ơn của con quỷ
B. Ca ngợi lòng tốt và sự anh minh của thần biển
C. Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác
D. Cảm thông trước nỗi khổ của con quỷ vì bị nhốt trong bình quá lâu
Câu 10: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả cái trống
Đáp án:
Câu 1:
- Móng Tay Đục Máng là cậu bé áo xám vì cậu này móng tay rất dài, lại mang theo một chiếc máng
- Lấy Tai Tát Nước là cậu bé áo xanh lam, vì cậu này có đôi tai rất to và dài
- Nắm Tay Đóng Cọc là cậu bé áo đỏ, vì cậu này có đôi bàn tay rất to
- Cẩu Khây là cậu bé áo hồng, đang đứng chính giữa dẫn dắt, trao đổi với mọi người, ra dáng một người thủ lĩnh, anh lớn trong đội diệt yêu tinh
Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d
Câu 2:
Ý nghĩa của phần 1 câu chuyện Bốn anh tài là:
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây
Đáp án đúng: A.
Câu 3:
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc”
Sau khi trẻ sinh ra, cần có ngay người mẹ vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng và chăm sóc
Đáp án đúng: C.
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất
Đáp án đúng: B.
Câu 5:
- Một công đôi việc
- Học không hay, cày không biết
Câu 6:
Các trường hợp viết đúng chính tả là:
- Sĩ số
- Xấu xa
- Xổ số
Sửa những trường hợp viết sai chính tả: xấu sí -> xấu xí, xanh sao -> xanh xao
Câu 7:
Phân tích cách thành phần chủ vị trong các câu:
Món thịt rán tẩm bột của mẹ em // là ngon nhất trên đời.
CN VN
Món quà sinh nhật của mẹ em // là một chiếc đồng hồ.
CN VN
Mẹ em // là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp
CN VN
Em // rất yêu mẹ em.
CN VN
qua phân tích các trường hợp trên ta thấy trường hợp mẹ em làm chủ ngữ là trường hợp C
Đáp án đúng: C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp
Câu 8:
1 – a: Người ta là hoa đất - Ca ngợi những giá trị tốt đẹp của con người
2 – c: Chuông có đánh mới kêu/Đèn có khêu mới tỏ - Muốn hiểu rõ một người, một vật cần phải thử thách, tác động, tạo điều kiện để người đó, vật đó bộc lộ bản chất
3. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách
Câu 9:
Ý nghĩa câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần:
Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác
Đáp án đúng: C.
Câu 10:
Một số kết bài mở rộng tham khảo cho bài văn tả cái trống trường em:
- Trống trường thực sự là bạn đồng hành của tuổi học sinh. Mai đây lớn lên, chúng em sẽ phải rời xa ngôi trường thân yêu của mình song mãi mãi tiếng trống trường vẫn luôn trong kỉ niệm”.
- Em rất thích nghe tiếng trống trường em. Mai này lớn lên, dù có đi đâu thì tiếng trống trường vẫn mãi văng vẳng bên tai, như một kỉ niệm tươi đẹp của đời học sinh.
- Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến. Nhưng hè tới rồi, mới nghỉ vài tuần lại mong đến với trường vui chơi cùng bạn bè và cũng để nghe trống trường cất nhịp tưng bừng trong ngày hội khai trường. Ôi ! Tiếng trống sao mà thiết tha làm vậy.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19 - Đề số 2
Đáp án
Bài 1:Đọc đoạn văn sau rồi dùng gạch dọc tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:
(1)Tiếng đàn bay ra vườn. (2)Vài cánh ngọc lan rụng xuống nền đất mát rượi. (3) Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. (4) Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. (5) Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. (6)Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Đoạn văn trên có các câu kể “Ai làm gì ?” là:………………………………………
Bài 2: Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A cho phù hợp nghĩa ở cột B :
Mục đích |
Câu hỏi |
1. Tài sơ trí thiển |
a) Sống trung thực, thật thà, ngay thẳng. |
2. Ăn ngay ở thẳng |
b) Con người là tinh hoa, là thứ quý giá của trái đất |
3. Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới rạng. |
c) Người có tài phải được lao động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. |
4. Người ta là hoa đất |
d) Tài và trí đều kém cỏi |
5. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. |
đ) Từ tay không mà làm nên sự nghiệp mới là người tài giỏi. |
Bài 3: Điền tiếp chủ ngữ hoặc vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?
a) Tôi và ông tôi ......................……………………………………………….............
b) Ngoài đồng, các cô bác nông dân……………………………………………............
c) Từ nhiều năm nay, cái bàn ………………………………..……………………............
d) ………………………………………………….……………nở đỏ rực trên ban công trước nhà.
Bài 4: Đặt hai câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng phép nhân hoá để nói về:
a) Cái cặp sách của em: …………………………………………………………………………...
b) Chiếc hộp bút của em: …………………………………………………………………….
Đáp án:
Bài 1:Đọc đoạn văn sau rồi dùng gạch dọc tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu:
(1)Tiếng đàn/ bay ra vườn. (2)Vài cánh ngọc lan/ rụng xuống nền đất mát rượi. (3) Dưới đường, lũ trẻ/ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa. (4) Ngoài Hồ Tây, dân chài/ đang tung lưới bắt cá. (5) Hoa mười giờ/ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. (6)Bỗng mấy con chim bồ câu/ lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.
Đoạn văn trên có các câu kể “Ai làm gì ?” là:
1. Dưới đường, lũ trẻ/ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa.
2. Ngoài Hồ Tây, dân chài/ đang tung lưới bắt cá.
Bài 2: Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A cho phù hợp nghĩa ở cột B :
1 – d
2 – a
3 – c
4 – b
5 – đ
Bài 3: Điền tiếp chủ ngữ hoặc vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể có mẫu : Ai làm gì?
a) Tôi và ông tôi cùng nhau đi đánh cá
b) Ngoài đồng, các cô bác nông dân đang cày ruộng, gặt lúa
c) Từ nhiều năm nay, cái bàn làm chỗ để em học bài
d)Hoa phượng nở đỏ rực trên ban công trước nhà.
Bài 4: Đặt hai câu kể “Ai làm gì?” có sử dụng phép nhân hoá để nói về:
a) Cái cặp sách của em: Bạn cặp sách ngày nào cũng cùng em tới trường
b) Chiếc hộp bút của em: Chiếc hộp bút luôn nhắc nhở em phải cất đồ dùng học tập gọn gàng.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21
Xem thêm các chương trình khác: