Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 855 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1. Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả:

Đàn ngan mới nở

Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.

Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

Viết lại những câu miêu tả mà em cho là hay:

Câu 2. Quan sát các đặc điểm ngoại hình con mèo (hoặc con chó) của nhà em hoặc nhà hàng xóm rồi ghi lại:

- Bộ lông

- Cái đầu:

- Hai tai:

- Đôi mắt:

- Bộ ria:

- Bốn chân:

- Cái đuôi:

Câu 3. Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc con chó) nói trên:

- Bước đi:

- Rình chuột:

- Vồ chuột:

- Đùa giỡn:

- Sưởi nắng:

- Leo trèo:

Câu 4. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu cảm:

Câu kể

Câu cảm

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

b) Trời rét.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

d) Bạn Giang học giỏi.

M: A! Con mèo này bắt chuột giỏi quá!

Câu 5. Đặt câu cảm cho các tình huống sau:

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em.

Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

Câu 6. Mỗi câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

Câu cảm

Bộc lộ cảm xúc

a) Ôi, bạn Nam đến kìa!

b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!

c) Trời, thật là kinh khủng!



Câu 7. Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo: “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây:

Địa chỉ

Họ và tên chủ hộ

Điểm khai báo tam trú, tạm vắng số......… ...... phường, xã..............… quận, huyện..................... Thành phố, tỉnh....................................

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Ho và tên:................................

2. Sinh ngày:..............................

3. Nghề nghiêp và nơi làm viêc:

4. CMND số: ..................

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày.............

........ đến ngày..........

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu:............

7. Lí do: ...............................

8. Quan hệ với chủ hộ: .................

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo:...........

10. Ngày......... tháng........ năm.......

Cán bộ đăng kí

Chủ hộ

(Kí, ghi rõ họ, tên)

(Hoặc người trình báo)

Đáp án:

Câu 1. Đọc bài văn miêu tả đàn ngan mới nở. Gạch dưới những từ chỉ bộ phận của ngan được tác giả quan sát và miêu tả:

Đàn ngan mới nở

Những con ngan nhỏ mới nở được ba hôm chỉ to hơn cái trứng một tí.

Chúng có bộ lông vàng óng. Một màu vàng đáng yêu như màu của những con tơ nõn mới guồng. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ. Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.

Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay:

- Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào củng long lanh, đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.

- Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước.

Câu 2. Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc con chó) của nhà em hoặc của nhà hàng xóm rồi lại ghi lại:

- Bộ lông màu vàng khoang trắng

- Cái đầu: tròn

- Hai tai: nhỏ xíu, luôn dựng thẳng đứng

- Đôi mắt: sáng, trong như hòn bi

- Bộ ria: luôn vểnh lên

- Bốn chân: thon, nhỏ, mềm mại

- Cái đuôi: dài

Câu 3. Quan sát miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc con chó) nói trên:

- Bước đi: khoan thai, nhẹ nhàng

- Rình chuột: rón rén, khẽ khàng

- Vồ chuột: nhanh, mạnh, bất ngờ và chính xác

- Đùa giỡn: cọ mình vào chủ

- Sưởi nắng: nằm phơi mình trước sân sưởi nắng

- Leo trèo: đôi khi buồn chân, con mèo lại trèo lên cây dừa trước sân, cào cào vào thân cây.

Câu 4. Chuyển các câu kể dưới đây thành câu cảm:

Câu kể

Câu cảm

a) Con mèo này bắt chuột giỏi.

b) Trời rét.

c) Bạn Ngân chăm chỉ.

d) Bạn Giang học giỏi.

M: A! Con mèo này bắt chuột giỏi quá!

Ôi, trời rét quá! Chà, trời rét thật!

Bạn Ngân chăm chỉ quá!

Chà, bạn Giang học giỏi ghê!

Câu 5. Đặt câu cảm cho các tình huống sau:

a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.

- Ôi! Cậu giỏi quá!

- Thật là tuyệt!

- Bạn siêu thật!

b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.

Ôi, thật bất ngờ, bạn cũng nhớ ngày sinh nhật của mình cảm động quá!

- Trời, mình xúc động đến chết mất!

Câu 6. Mỗi câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?

Câu cảm

Bộc lộ cảm xúc

a) Ôi, bạn Nam đến kìa!

b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!

c) Trời, thật là kinh khủng!

Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ

Bộc lộ cảm xúc thán phục

Bộc lộ cảm xúc ghê

Câu 7:

Địa chỉ

Họ và tên chủ hộ

128 Thiên Phước Phường 9, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Trần Ngọc Khanh

Điểm khai báo tam trú, tạm vắng 10 phường, xã 8 quận, huyện 5 Thành phố, tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên: Đỗ Ngọc Phương Trinh

2. Sinh ngày: 12- 08- 1978

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: Giáo viên Trường Trung học Phổ thông Trần Khai Nguyên - 275 Nguyễn Trí Phương - TP. Hồ Chí Minh.

4. CMND số: 028504912

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 19/01/2013 đến ngày 19/6/2013

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu: 20 Nguyễn Cửu Phú xã Tân Kiên - huyện Bình Chánh

7. Lí do: Thăm người thân

8. Quan hệ với chủ hộ: Chị gái

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo: Nguyễn Trần Khánh (6 tuổi)

10. Ngày 19 tháng 01 năm 2013

Cán bộ đăng kí

Chủ hộ

(Kí, ghi rõ họ, tên)

(Hoặc người trình báo)

Khanh

Trần Ngọc Khanh

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Viết tiếng có nghĩa vào bảng:

a) Những tiếng do các âm đầu r, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành:

r

d

gi

a

M: ra (ra lệnh, ra vào, ra mắt),..........

M: da (da thịt, da trời, già da),.........

M: gia (gia đình, tham gia),..........

ong

ông

ưa

b) Những tiếng do các âm đầu v, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành:

v

d

gi

a

M: va (va chạm, va đầu, va vấp)..........

M: da (da thịt, da trời, giở da)...........

M: gia (gia đình, tham gia),..............

ong

ông

ưa

Câu 2. Điền những tiếng có nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

- Hồ nước ngọt lớn nhất thế.......là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó............ trên 80 000 ki-lô-mét vuông.

- Trung Quốc là nước có biên...... chung với nhiều nước nhất - 13 nước. Biên........ của nước này......... 23 840 ki-lô-mét.

b) Tiếng bắt đầu bằng V, d hoặc gi:

- Ở Thư.......... Quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu..........một cuốn sách nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bàng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng...............

- Gần ba phần tư trái đất được biển bao phủ. Thái Bình Dương là đại....... lớn nhất và bao phủ gần nửa thế .......

Câu 3. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch, điền vào bảng sau:

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M: va li, cần câu,

b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M: tàu thuỷ, bến tàu,.

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.

M: khách sạn, hướng dẫn viên,

d) Địa điểm tham quan, du lich.

M: phố cổ, bãi biển,

Câu 4. Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm, điền vào bảng sau:

a) Đồ dùng cần cho cuôc thám hiểm.

M: la bàn, lều trại,

b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua.

M: bão, thú dữ,

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M: kiên trì, dũng cảm,

Câu 5. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

Đáp án:

Câu 1. Viết tiếng có nghĩa vào bảng:

a) Những tiếng do các âm đầu r, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành:

r

d

gi

a

M: ra (ra lệnh, ra vào, ra mắt), rà soát, cây rạ, rã rời, đói rã, rà mìn

M: da (da dẻ, da trời, giả da), da thuộc, da non, dã dượi, dã man, vâng dạ, dã sử, dạ dày

M: gia (gia đình, tham gia), gia sư, gia ơn, gia nhập, già, giả danh, giá sách, giá cả

ong

rong chơi, rong biển, đi rong, ròng rã, ròng rọc, rong rỏng

dong củ, dong dỏng, lả dong, dong riềng, dòng điện, dòng nước, dòng họ, dõng dạc

giong buồm, giọng hát, gióng giả, gióng trống, giọng lưỡi, giọng điệu

ông

con rồng, rồng rắn, rỗng tuếch, rộng, rộng lớn,

dông dài, dông tố, dồng dộc

kì giông, giống nòi, giống nhau, giống cây trồng, giống lai, giồng đất

ưa

cái cưa, cây rựa, rửa ảnh, rực rỡ, rửa tội, rửa ruột

dựa dẫm, cây dừa, dưa hấu, dưa cà, dưa món, cây dứa

đứng giữa, giữa chừng, giữa đường

b) Những tiếng do các âm đầu v, d, gi ghép với vần ở hàng dọc tạo thành:

v

d

gi

a

M: va (va chạm, va đầu, va vấp), va vấp, và cơm, vá áo, cây vả, ăn vạ, vã nên hồ

M: da (da thịt, da trời, giả da); da thuộc, da non, vâng dạ, dã tràng

M: gia (gia đình, tham gia), giã giò, giả giọng, giá đờ

ong

vong ân, lưu vong, vang vọng, suy vong, vong hồn, vòng

cây dong, lá dong, dòng điện, dòng nước, dõng dạc

giong buồm, giọng hát, gióng giả, gióng trống, giong lưới, giọng điệu

ông

cây vông, cao vổng, vồng cải, nói vống, cao vổng

cơn dông, dông dài, dồng dộc

giông tố, giôhg nòi, dòng giống, giống nhau, giống cây trồng, giống đất

ưa

vừa, vữa, đánh vữa, vựa lúa, vựa dưa

cây dừa, trái dũa, dựa dẫm, dưa cà, dưa hấu, dưa món

đứng giữa, giữa chừng, giữa đường

Câu 2. Điền những tiếng có nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

- Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó rộng trên 80 000 ki-lô-mét vuông.

- Trung Quốc là nước có biên giới chung với nhiều nước nhất - 13 nước. Biên giới của nước này dài 23 840 ki-lô-mét.

b) Tiếng bắt đầu bằng v, d hoặc gi:

- Ở Thư viện Quốc gia Luân Đôn hiện nay còn lưu giữ một cuốn sách nặng hơn 100 ki-lô-gam. Cuốn sách có bìa làm bằng vàng và đá quý. Bên trong có 50 chữ cũng làm bằng vàng.

- Gần ba phần tư trái đất được biển bao phủ. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất và bao phủ gần nửa thế giới.

Câu 3. Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và điển vào bảng sau.

a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch.

M: va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, đồ ăn, nước uống, máy nghe nhạc, đèn pin, dụng cụ thể thao (bóng, lưới)...

b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông.

M: tàu thủy, bến tàu, tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, nhà ga, bến xe, xe đạp, xe xích lô, sân bay, vé xe, vé tàu, đường sắt...

c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch

M: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch

d) Địa điểm tham quan du lịch.

M: phố cổ, bãi biển, công viên, thác nước, núi, sông, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm

Câu 4. Tìm các từ ngữ liên quan đến hoạt động thám hiểm và điền vào bảng sau:

a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm.

b) Những khó khăn nguy hiểm cần vượt qua.

c) Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm.

M: la bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, bật lửa, vũ khí, thiết bị an toàn

M: bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mùa gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn

M: kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò. ham hiểu biết, hiếu kì, không ngại khổ, không ngại khó

Câu 5. Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm, trong đó có một số từ ngữ mà em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2

Ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến Thành phố Hổ Chí Minh của chủng ta. Họ đi thành từng đoàn hay từng nhóm nhỏ, cũng có khi chỉ đi lẻ một mình. Bảo tàng, nhà lưu niệm, đền, chùa là những nơi du khách ghé thăm nhiều nhất Trên đường phố, đôi khi còn bắt gặp từng đoàn khách du lịch ngồi thong thả trên những chiếc xe xích lô, chầm chậm tham quan thành phố. Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều công ti du lịch mở hàng loạt tua du lịch hấp dẫn du khách.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35

1 855 05/03/2024
Mua tài liệu