Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 29 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 607 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn con trai của mình đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó. Hai cha con họ sống chung với một gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

(Theo Quang Kiệt)

a) Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở đâu?

b) Bạn nhỏ đã so sánh cuộc sống của gia đình người nông dân như thế nào? Hoàn thành sơ đồ so sánh đó.

Gia đình bạn nhỏ có

Những người nông dân có

c) Bạn nhỏ kết luận điều gì về cuộc sống bên ngoài?

d) Em có thích được đi tham quan, dã ngoại, vui chơi ngoài thiên nhiên không? Vì sao?

Câu 2: Kể một số địa danh du lịch nổi tiếng trong nước mà em biết. Chọn một địa danh vừa kể tên để đặt câu với mong muốn bố mẹ sẽ cho gia đình đi tham quan nơi đó trong dịp hè tới.

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước những lời đề nghị lịch sự trong các lời đề nghị sau:

a. Nam nhặt hộ mình quyển sách với!

b. Nam nhặt quyển sách đi!

c. Nam nhặt quyển sách giúp mình với!

d. Mai cho tớ mượn quyển sách!

e. Mai cho tớ mượn sách!

f. Mai cho tớ mượn sách với nhé!

Câu 4: Hãy đặt câu khiến có sử dụng các từ làm ơn, xin lỗi để thể hiện phép lịch sự của em trong giao tiếp.

Câu 5: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả hình dáng của một con vật mà em biết. (Em làm bài vào vở)

Đáp án:

Câu 1:

a. Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở một vùng quê.

b.

Gia đình bạn nhỏ có

Những người nông dân có

Một con chó

Bốn con chó

Một hồ bơi trong vườn

Một dòng sông

Bóng đèn điện

Có nhiều ngôi sao

Cửa sổ

Bầu trời bao la

c. Cuộc sống bên ngoài vô cùng rộng mở và đẹp đẽ.

d. Có vì đây là dịp để em có thể thư giãn, thoải mái và mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống xung quanh mình.

Câu 2:

- Tên các địa danh du lịch: Hạ Long, Ninh Bình, Nha Trang, Phú Quốc, Cửa Lò….

- Đặt câu: Bố mẹ ơi, hè này cả nhà mình đi du lịch, tắm biển ở Nha Trang đi ạ!

Câu 3: Khoanh vào a, c, d, f.

Câu 4:

- Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường ra siêu thị ạ!

- Xin lỗi cô em chưa hiểu bài này, cô giảng lại đi ạ!

Câu 5:

a. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả : con mèo

b. Thân bài:

- Tả khái quát: con mèo tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? nặng bao nhiêu kg?

- Tả cụ thể hình dáng:

+ Đầu tròn to bằng quả cam.

+ mắt long lanh tinh tường.

+ hai tai vểnh lên hình tam giác.

+ mũi phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt.

+ bộ ria oai vệ hay vểnh lên.

+ đuôi dài khoảng 15cm lúc nào cũng vẫy vẫy.

+ chân : có móng vuốt sắc nhọn.

c. Kết bài: cảm nghĩ của em về con mèo đó.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Đọc mẩu chuyện sau. Gạch dưới những câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

- Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

- Cháu cảm ơn bác nhiều

Câu 2. Cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa khác nhau thế nào?

a) Bạn Hùng......

b) Bạn Hoa.......

Câu 3. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào? Đánh dấu X vào □ trước các ý em chọn:

□ Cho mượn cỏi bút!

□ Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!

□ Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

Câu 4. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nói nào? Đánh dấu X vào □ trước các ý em chọn:

□ Mấy giờ rồi?

□ Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

□ Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi?

□ Bác ơỉ, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ?

Câu 5. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu X vào □ thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự. Cho biết vì sao mỗi câu ấy giữ hay không giữ được phép lịch sự.

Câu

Giữ được phép lịch sự

Không giữ được phép lịch sự

a)- Lan ơi, cho tớ về với!

- Cho đi nhờ một cái!

X (Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

X (Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé!

- Chiều nay chị phải đón em đấy!

c) - Đừng cố mà nói như thế!

- Theo tớ, cậu không nên nói như thế!

d) - Mở hộ cháu cái cửa!

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

Câu 6. Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau, rồi viết vào chỗ trống:

a) Em muốn xin tiền bố mẹ để .................

mua một quyển sổ ghi chép.

b) Em đi học về nhà, nhưng nhà ...........

em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.

Câu 7: Lập dàn ý chi tiết (đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài) tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,...)

Đáp án:

Câu 1. Đọc mẩu chuyện sau. Gạch dưới những câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Một sớm, thằng Hùng, mới “nhập cư" vào xóm tôi, dắt chiếc xe đạp gần hết hơi ra tiệm sửa xe của bác Hai. Nó hất hàm bảo bác Hai:

- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.

Bác Hai nhìn thằng Hùng rồi nói:

- Tiệm của bác hổng có bơm thuê.

- Vậy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.

Vừa lúc ấy, cái Hoa nhà ở cuối ngõ cũng dắt xe đạp chạy vào ríu rít chào hỏi:

- Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé. Chiều nay cháu đi học về, bác coi giùm cháu nghe, hổng biết sao nó cứ xì hơi hoài.

- Được rồi. Nào để bác bơm cho. Cháu là con gái, biết bơm không mà bơm!

Cháu cảm ơn bác nhiều

Câu 2. Viết nhận xét vể cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa khác nhau thế nào?

a) Bạn Hùng: yêu cầu của Hùng bất lịch sự.

b) Bạn Hoa: yêu cầu của Hoa lịch sự.

Câu 3. Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào? Đánh dấu X vào [...] trước ý em chọn:

[...] Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?

Câu 4. Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, em có thể chọn những cách nào nói nào? Đánh dấu X vào [..] trước ý mà em chọn

(em có thể chọn vài cách nói ):

[x] Bác ơi, mấy giờ rồi ạ?

[x] Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi?

[x] Bác ơi, bác xem giùm cháu mấy giờ rồi ạ?

Câu 5. So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu X vào [...] thích hợp: câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự. Cho biết vì sao mỗi câu ấy giữ hay không giữ được phép lịch sự.

Câu

Giữ được phép lịch sự

Không giữ được phép lịch sự

a)- Lan ơi, cho tớ về với!

- Cho đi nhờ một cái!

X (Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một)

X (Vì nói trống không)

b) - Chiều nay, chị đón em nhé!

- Chiều nay chị phải đón em đấy!

X (Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.)

X (Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.)

c) - Đừng cố mà nói như thế!

- Theo tớ,cậu không nên nói như thế!

X (Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tở - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn: theo tớ.)

X (Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.)

d) - Mở hộ cháu cái cửa!

- Bác mở giúp cháu cái cửa này với!

X (Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)

X (Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc)

Câu 6. Đặt câu khiến phù hợp với mỗi tính huống sau, rồi ghi vào chỗ trống:

a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép

- Bố ơi, bố cho con tiền để mua để mua một quyển sổ ghi một quyển sổ nhé!

Hoặc:

- Ba ơi, ba có thể cho con tiền để mua một quyển sổ không ạ!

- Ba ơi, ba cho con tiền để mua một quyển sổ ạ.

b) Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi chờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.

- Bác ơi, cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc được không ạ?

- Bác cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ!

Câu 7:

Em hãy lập dàn ý chi tiết (đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài) tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò).

Dàn ý chi tiết

Mở bài: Giới thiệu về con mèo định tả.

Thân bài:

- Tả ngoại hình của con mèo:

+ Bộ lông: màu vàng khoang trắng

+ Cái đầu: tròn

+ Hai tai: nhỏ xíu, dựng đứng lên nghe ngóng

+ Bốn chân: mềm, dấu móng vuốt sắc nhọn bên trong.

+ Cái đuôi: dài

+ Đôi mắt: màu xanh nhạt, tròn và trong như hòn bi

+ Bộ ria: luôn vểnh lên

- Tả hoạt động của con mèo.

+ Con mèo bắt chuột (rình rồi vồ chuột)

+ Con mèo đùa giỡn

Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về con mèo.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34

1 607 lượt xem
Mua tài liệu