Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 3 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,733 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học viết đơn (cấu tạo của đơn).

- Em học luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Khi mẹ vắng nhà

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín

Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh

Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon

Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn

Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!

- Không mẹ ơi, con đã ngoan đâu!

Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Trần Đăng Khoa

Câu 1. Bạn nhỏ đã làm những gì khi mẹ vắng nhà?

A. Luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng.

B. Trồng rau, cho gà ăn, quét nhà, nhổ cỏ vườn, thổi cơm, giã gạo.

C. Học bài với chị, luộc khoai, thổi cơm, giã gạo, nhổ cỏ vườn.

D. Trông nhà, chơi với em, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng.

Câu 2. Những sự vật nào được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai?

A. Ngô, khoai, lúa mì, quả táo.

C. Khoai, gạo, cơm, cỏ, cổng.

B. Sắn, lúa mì, gạo, con gà.

D. Lúa mì, sắn, lúa, ngô.

Câu 3. Kết quả của những công việc bạn nhỏ đã làm là gì?

A. Cỏ đã quang vườn, khoai đã chín, gạo đã trắng tinh, cơm dẻo và ngon.

B. Gạo trắng tỉnh, cơm ngon và dẻo, bát đã rửa sạch, quần áo đã phơi khô.

C. Khoai đã chín, gạo trắng tinh, cơm dẻo, cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ.

D. Bạn nhỏ bị mẹ mắng vì chưa hoàn thành xong công việc nhà.

Câu 4. Mẹ đã nói điều gì với bạn nhỏ?

A. Mẹ nói bạn nhỏ chưa ngoan.

C. Mẹ khen bạn nhỏ rất ngoan.

B. Mẹ nói bạn nhỏ rất hư.

D. Mẹ nói bạn nhỏ còn mải chơi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 - Đề số 2

Đề bài:

I. Bài tập đọc hiểu

Bé Na bừng tỉnh khi nghe tiếng Gà Trống gáy “Ò…ó…o…”. Bé mở tròn đôi mắt ngắm nhìn ông Mặt Trời buổi sớm, đang chiếu những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn. Bé Na thầm hỏi: “Bây giờ là mùa nào nhỉ?”.

Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung, khẽ nói:

- Bé Na ơi, em ngủ lâu quá nên không biết bây giờ sắp sang thu rồi đấy! Em hãy nhìn kìa, bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu, thật là thoải mái.

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

1. Vào buổi sáng sớm, ông Mặt Trời đang làm gì?

A. Thổi những làn gió mát xuống cả khu vườn

B. Chiếu những tia nắng đầu tiên xuống khu vườn

C. Tưới những dòng nước mát cho bé Na

2. Bây giờ khu vườn đang sắp vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân

B. Mùa hạ

C. Mùa thu

3. Vì sao bé Na lại không biết bây giờ là mùa nào?

A. Vì bé Na không biết tính ngày tháng

B. Vì bé Na đã ngủ lâu quá

C. Vì bé Na không biết phân biệt các mùa

4. Câu văn “Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ biện pháp tu từ đó.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

5. Khi sắp sang mùa thu, khu vườn có những đặc điểm gì?

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

Em rất thích trồng nhiều cay xanh
Cho con chim nhảy nhót trên cành
Sân chơi sẽ có nhiều bóng mát
Cho trường em muôn hoa đẹp xinh.

2. Luyện từ và câu

a. Em hãy tìm 5 từ thể hiện lòng nhân hậu. Chọn một trong các từ vừa tìm được để đặt câu.

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

b. Em hãy dùng dấu gạch chéo ( / ) để phân cách các từ trong đoạn thơ sau:

Rung rinh chùm quả mùa xuân
Nhìn ra thì ấm, nhìn gần thì no
Quả nào quả ấy tròn vo
Cành la, cành bỗng thơm tho khắp vườn
Tay ông năm ấy trồng ươm
Bây giờ cháu hái quả thơm biếu bà.
Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên:

- Từ đơn:

….…………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

- Từ phức:

….…………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

3. Tập làm văn

a. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong câu văn dưới đây thành lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Lời dẫn trực tiếp

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi xem mẹ Lan có nhà hay không để dì sang nhà nói chuyện một lát.

................................................................................

................................................................................

................................................................................

b. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) miêu tả tính cách của một người bạn của em.

Đáp án:

I. Bài tập đọc hiểu

1. B

2. C

3. B

4. Câu văn “Chị Bướm bay qua tung đôi cánh mềm như nhung” sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Cụ thể, đã so sánh đôi cánh của chị Bướm với nhung, cả hai cũng cáo đặc điểm chung là mềm mại.

5. Khi sắp sang thu, khu vườn có những đặc điểm chung là bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn, không khí mát dịu, thật là thoải mái.

II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

1. Chính tả

- HS trình bày sạch đẹp, chép đúng, đủ chữ.

2. Luyện từ và câu

a. Gợi ý:

- Các từ thể hiện lòng nhân hậu: nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ…

- Đặt câu: Bà Tư là một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, khi thường xuyên quyên góp của cải cho người nghèo trên địa bàn thành phố.

b. Gạch như sau:

Rung rinh/ chùm quả/ mùa xuân

Nhìn ra/ thì/ ấm, nhìn gần/ thì/ no

Quả nào/ quả ấy/ tròn vo

Cành la/, cành bỗng/ thơm tho/ khắp/ vườn

Tay ông/ năm ấy/ trồng ươm

Bây giờ/ cháu/ hái/ quả thơm/ biếu/ bà.

Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ trên:

- Từ đơn: thì, ấm, thì, no, khắp, vườn, cháu, hái, biếu, bà.

- Từ phức: rung rinh, chùm quả, mùa xuân, nhìn ra, nhìn gần, quả nào, quả ấy, tròn vo, cành la, cành bỗng, thơm tho, tay ông, năm ấy, trông ươm, bây giờ, quả thơm.

III. Tập làm văn

a. Gợi ý:

Lời dẫn gián tiếp

Lời dẫn trực tiếp

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi xem mẹ Lan có nhà hay không để dì sang nhà nói chuyện một lát.

Gặp Lan, dì Mai liền hỏi:

- Lan ơi, mẹ cháu có nhà không? Để dì sang nhà, nói chuyện với mẹ cháu một lát.

b. Bài tham khảo

Mai là người bạn mà em yêu quý nhất. Mai là một cô gái hiền lành và thật thà. Lúc nào cậu ấy cũng nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng. Chưa lúc nào mà em thấy Mai cãi nhau hay lớn tiếng với ai cả. Mỗi khi có ai chọc ghẹo gì, cậu ấy chỉ cười trừ mà thôi. Mỗi khi ai nhờ một điều gì mà mình có thể làm được thì Mai luôn sẵn sàng trợ giúp. Chính những điều ấy khiến em vô cùng quý mến Mai.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 - Đề số 3

Đề bài:

Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:

Nghĩa của từ

Từ

a) Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa

………………………………………………….

b) Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì

một mục đích chung.

…………………………………………………..

c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương

…………………………………………………..

d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác

…………………………………………………..

Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:

1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?

a. Vóc người

b. Khuôn mặt

c. Cuộc sống

d. Tính cách

đ. Lời nói

e. Y phục

2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vậtn nói lên điều gì ?

a. Cha mẹ của nhân vật

b. Thân phận của nhân vật

c. Tính cách của nhân vật

d. Nơi làm việc của nhân vật

Bài 4: Hãy tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

Đáp án:

Bài 1: Điền từ phù hợp với nghĩa của từ vào ô trống tương ứng:

Nghĩa của từ

Từ

a) Có lòng thương người, ăn ở có tình, có nghĩa

Nhân hậu, tôt bụng

b) Kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì

một mục đích chung.

Đoàn kết

c) Giúp đỡ và che chở với tất cả tình thương

Đùm bọc.

d) Giúp để làm giảm bớt khó khăn cho người khác

Giúp đỡ

Bài 2: Nối câu dùng dấu hai chấm với tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Bài 3: Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn:

1.Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý tả những gì?

a. Vóc người

b. Khuôn mặt

đ. Lời nói

e. Y phục

2.Đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật nói lên điều gì ?

b. Thân phận của nhân vật

d. Nơi làm việc của nhân vật

Bài 4: Hãy viết bài văn tả ngoại hình kết hợp tính cách của một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

Bài tham khảo

Người ta vẫn thường nói cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của chúng ta. Tôi vẫn nhớ như in cô Nga - người mẹ hiền đầu tiên của tôi ở trường. Cô đã nắm tay tôi đi vào khung cửa lớp Một với bao niềm bỡ ngỡ.

Cô thường thướt tha trong tà áo dài truyền thống bởi dáng người cô thanh mảnh. Mái tóc đen dài ngang lưng, thẳng mượt càng làm cô rạng rỡ và mang nét đặc trưng của người con gái đất Việt. Gương mặt trái xoan lúc nào cùng bừng sáng nhờ đôi mắt bồ câu đen láy. Đôi mắt ấy lấp lánh như hai vì sao đêm giữa thảm trời rộng lớn. Chiếc mũi cao dọc dừa thon thon ngay trên khóe miệng nhỏ nhắn. Mỗi khi cô cười, hàm răng trắng tinh như muối lại lộ ra. Chiếc răng khểnh lại càng làm nụ cười cô thêm phần rạng rỡ.

Ngày dạy tôi lớp Một, cô Nga mới hơn hai mươi tuổi, trẻ trung, xinh đẹp và tâm huyết với học sinh. Tôi nhớ nhất bàn tay búp măng thon dài của cô. Bàn tay ấy đã cầm bàn tay bé nhỏ của tôi tập viết những nét chữ đầu tiên. Mỗi ngày, cô đều cất giọng trầm ấm giảng bài miệt mài trên lớp. Nhờ giọng nói ấy cùng những lời động viên, những cô cậu sáu tuổi nghịch ngợm đã trở thành những học sinh lớp Một ngoan ngoãn.

Tôi rất quý cô Nga. Dù không còn học ngôi trường ấy, tôi vẫn nhớ về cô như một người mẹ đặc biệt. Tôi ước mong khi lớn lên, mình cũng trở thành một cô giáo hiền từ, giỏi giang như cô.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

1 2,733 05/03/2024
Mua tài liệu