Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 20 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 20
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20 - Đề số 1
Đáp án:
Bài 1.Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết cái âm thanh náo nhiệt, ồn ào của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lạch cạnh. Tiếng thùng nước ở một vũng nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.
- Dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:
Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ |
Vị ngữ là động từ, cụm động từ |
……………………… ……………………… ……………………… |
………………… ……………… ………………… |
Bài 3.
a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r: ………………………………………
b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: ……………………………………
c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: ………………………………………
Bài 4. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì
- Sáng nào cũng vậy, ông…………………………………………………………..
- Con mèo nhà em …………………………………………………………………..
Bài 5. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?
- Con mèo nhà em ……………………………………………………………
- Ông tôi ……………………………………………………………
- Giọng nói của cô giáo……………………………………………….
Đáp án:
Bài 1.Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết cái âm thanh náo nhiệt, ồn ào của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp/ lạch cạnh. Tiếng thùng nước ở một vũng nước công cộng/ loảng xoảng. Tiếng ve/ rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.
- Dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu trên.
Bài 2. Đọc đoạn văn sau:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:
Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ |
Vị ngữ là động từ, cụm động từ |
Thật im lìm trầm ngâm rất sôi nổi. |
thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. vẫn trò chuyện mới đưa ra một nhận xét dè dặt |
Bài 3.
a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r: rụt rè, rạo rực
b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: giãy giụa, giặt giũ
c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: dai dai, du dương
Bài 4. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?
- Sáng nào cũng vậy, ông tôi dậy sớm tập thể dục
- Con mèo nhà em bắt chuột rất giỏi
Bài 5. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?
- Con mèo nhà em rất đẹp
- Ông tôi rất nhân hậu
- Giọng nói của cô giáo thật trầm ấm.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1: Trong cuộc chiến đấu với yêu tinh, anh em Cẩu Khây mỗi người đã làm những việc gì?
1. Cẩu Khây |
a. ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy |
2. Nắm Tay Đóng Cọc |
b. nhổ cây bên đường quật túi bụi |
3. Lấy Tai Tát Nước |
c. đấm gẫy răng yêu tinh, đóng cọc be bờ |
4. Móng Tay Đục Máng |
d. tát nước ầm ầm qua núi |
Câu 2: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
a) Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường: đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó
b) Anh em Cẩu Khây gặp may mắn và giúp đỡ của ông trời
c) Nhờ bà cụ đã đánh thuốc mê khiến yêu tinh không tỉnh táo khi bước vào trận chiến
d) Dũng cảm, đồng tâm hiệp lực chiến đấu với yêu tinh
Câu 3: Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
A. Vì trên mặt trống đồng chỉ có hình ảnh hoạt động của con người
B. Vì hình ảnh hoạt động của con người luôn được vẽ ở chính giữa mặt trống đồng
C. Vì hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn
D. Vì hình ảnh hoạt động của con người được vẽ chèn lên hình ngôi sao nhiều cánh
Câu 4: Ý nghĩa bài văn Trống đồng Đông Sơn?
A. Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
B. Những hình vẽ, hoa văn và họa tiết trên trống đồng rất đẹp
C. Chim Lạc, chim Hồng là biểu tượng của dân tộc ta.
D. Chính giữa mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh
Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng
a. Tôi yêu ánh nắng triều tà chải màu vàng suốc dọc chiền núi.
b. Tôi yêu tiếng truông chùa ngân chong mỗi canh khuya.
Câu 6: Giải câu đố sau biết rằng tên đồ vật có chứa vần uôt hoặc uôc
Đi đâu cũng phải có nhau
Một phải một trái không bao giờ rời
Cả hai cùng mến yêu người
Theo chân đi khắp mọi nơi xa gần.
(là cái gì)
Câu 7: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì?
Câu 8: Câu tục ngữ sau nói lên điều gì?
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Câu 9: Nối cột bên trái với cột bên phải để được nội dung cần thực hiện trong từng phần mở bài, thân bài, kết bài
1. Mở bài |
a. Cảm nhận về sự vật được miêu tả |
2. Thân bài |
b. Miêu tả theo một trình tự sẵn có |
3. Kết bài |
c. Giới thiệu về sự vật được miêu tả |
Câu 10: Viết bài văn tả chiếc cặp sách của em
Đáp án:
Câu 1:
1 – b: Cẩu Khây - nhổ cây bên đường quật túi bụi
2 – c: Nắm Tay Đóng Cọc - đấm gẫy răng yêu tinh, đóng cọc be bờ
3 – d: Lấy Tai Tát Nước - tát nước ầm ầm qua núi
4 – a: Móng Tay Đục Máng - a. ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a
Câu 2:
Anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh là vì:
- Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường: đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó
- Dũng cảm, đồng tâm hiệp lực chiến đấu với yêu tinh
Câu 3:
Vì những hình ảnh về hoạt động của cn người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác (ngôi sao, hình tròn, hình chim bay, ghép đôi muôi thú,…) chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ, hòa mình với thiên nhiên; con người nhân hậu, con người khát khao cuộc sống ấm no.
Đáp án đúng: C. Vì hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn
Câu 4:
Ý nghĩa bài văn Trống đồng Đông Sơn:
Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.
Đáp án đúng: A.
Câu 5:
a) Tôi yêu ánh nắng triều tà chải màu vàng suốc dọc chiền núi.
Lỗi sai và sửa lại: triều -> chiều, chải -> trải, suốc -> suốt, chiền -> triền
b) Tôi yêu tiếng truông chùa ngân thăm thẳm chong mỗi canh khuya.
phát hiện lỗi sai và sửa lại: truông -> chuông, chong -> trong
Câu 6:
Đáp án là đôi guốc
Câu 7:
Thứ năm tổ em được phân công trực nhật lớp. Ngày hôm ấy, các thành viên trong tổ đều đến sớm hơn ngày thường. Bạn Hùng xung phong lau bảng. Hoa quét lớp sạch sẽ. Nam nhanh nhẹn đi nhặt những mảnh giấy, rác trong phòng. Ai nấy đều hăng say làm việc.
Câu 8:
Câu tục ngữ này cho thấy: Những người ăn được, ngủ được thì sẽ có được sức khỏe tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên. Những người ăn ngủ không ngon thì không những mất tiền (do bị bệnh) mà còn mang nỗi lo vào mình.
Câu 9:
1 – c: Mở bài – Giới thiệu về sự vật được miêu tả
2 – b: Thân bài – Miêu tả theo một trình tự sẵn có
3 – a: Kết bài – Cảm nhận về sự vật được miêu tả
Câu 10:
Đồ vật gần gũi và thân thuộc nhất đối với mỗi người học sinh có lẽ là chiếc cặp sách. Bước chân tung tăng tới trường ai ai cũng đều khoác trên vai chiếc cặp sách xinh xinh. Em cũng giống như vậy. Em rất yêu chiếc cặp sách của em. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em nhân dịp năm học mới. Cũng là người bạn thân thiết của em.
Chiếc cặp của em có hình hộp chữ nhật. Cặp đủ to và rộng để em có thể đem đủ sách vở cho mỗi ngày đến trường. Nó được làm bằng vải bò, chất liệu bền và không dễ bị rách. Có hai quai đeo phía sau để em có thể đeo lên vai mỗi khi tới trường.
Mẹ thật tinh ý khi lựa cặp màu xanh lam cho em, đó là màu sắc mà em vô cùng yêu thích. Màu xanh là màu của niềm tin và hy vọng. Em bước vào năm học mới với biết bao kì vọng và mong mỏi gặt hái được thật nhiều thắng lợi. Phía trước cặp có thêu hình chú mèo con đáng yêu đang tung tăng trên đường. Em tuổi mèo và em cũng rất thích mèo. Mỗi lần ngắm nhìn chiếc cặp là em lại đưa tay mân mê chú mèo con xinh xinh ấy. Phía đường viền nắp cặp có màu vàng. Trên nền xanh lại có viền vàng nhìn rất nổi bật và bắt mắt. Từng mũi may được máy một cách tỉ mỉ và tinh xảo. Khóa của cặp được làm bằng sắt xi bóng nhoáng không sợ bị hoen gỉ. Mặt sau của chiếc cặp cũng là màu lam nhưng đậm hơn ở phía trước. Mẹ nói màu đậm như thế này nhìn rất sạch sẽ, dù con có lỡ dây bẩn cũng khó nhìn ra. Dây quai cặp cũng là màu xanh đậm, có lót đệm nên rất êm. Những ngày phải mang nhiều sách vở đến lớp khoác trên vai chiếc cặp em không hề cảm thấy đau một chút nào.
Mở cặp ra phía bên trong cặp có ba ngăn, một ngăn chính và hai ngăn phụ. Mỗi ngăn được ngăn cách bởi một lớp vải dù , mềm và chắc. Ngăn chính em xếp sách vở ngay ngắn, gọn gàng vào. Hai ngăn phụ em để dành xếp giấy tờ và dụng cụ học tập. Bố trí khoa học như vậy nên mỗi lúc em mở cặp để tìm kiếm đồ vật gì đều không phải mất quá nhiều thời gian. Đóng nắp cặp lại em còn được nghe tiếng kêu lách tách, nghe thật sự rất vui tai.
Chiếc cặp sách là một vật vô cùng hữu ích. Nó giúp em bảo quản sách vở, chứa đựng nguồn tri thức của em. Cặp đồng hành với em mỗi ngày nắng mưa tới trường. Em coi cặp giống như người bạn thân của em. Em sẽ giữ gìn thật cẩn thận để cặp luôn được bền và đẹp.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21
Xem thêm các chương trình khác: