Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 18 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,037 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Chọn đường (Trang 123) )

Câu hỏi : Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?

2 Đọc hiểu (6 điểm)

Chú Trống Choai

- Kéc! Kè! Ke! e... e!

Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó không? Chính là tiếng hát của Trống Choai đấy. Chú ta đang ngất ngưởng trên đống củi ở góc sân kia kìa. Bây giờ đuôi chú đã có dáng cong cong chứ không thẳng đuồn đuột như hồi còn nhỏ nữa. Bộ cánh cũng có duyên lắm rồi. Đôi cánh chưa được cứng cáp, nhưng cũng đủ sức giúp chú phóc một cái nhảy tót lên đống củi gọn gàng hơn trước nhiều. Mỗi lần chú ta phóc lên đứng ở cành chanh, dù mới chỉ ở cành thấp thôi, lũ Gà Chiếp em út lại kháo nhỏ với nhau: “Tuyệt! Tuyệt!Tuyệt!”, tỏ vẻ thán phục.

Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quẩn quanh chân mẹ nữa rồi. Chú lớn nhanh như thổi. Mỗi ngày nom chú một phổng phao, hoạt bát hơn.

Theo Hải Hồ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. “Kéc! Kè! Ke! e... e!” là tiếng hát của ai? (0,5 điểm)

A. Tiếng hát của bác Chào Mào.

B. Tiếng hát của chú Trống Choai.

C. Tiếng hát của cô Sáo Sậu.

D. Tiếng hát của Bác Chim Sẻ.

Câu 2. Chú Trống Choai đã thay đổi như thế nào khi lớn? (0,5 điểm)

A. Đuôi chú có dáng cong cong, đôi cánh duyên dáng.

B. Đuôi chú có dáng cong cong, đôi cánh cứng cáp.

C. Đôi cánh cứng cáp, bộ lông dài mượt.

D. Đôi chân chắc khỏe, đôi cánh cứng cáp.

Câu 3. Những từ ngữ “phóc một cái, nhảy tót lên, phóc lên” nói lên điều gì về chú Trống Choai? (0,5 điểm)

A. Trống Choại có thân hình to lớn.

B. Trống Choai khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

C. Trống Choai đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây.

D. Trống Choai muốn thể hiện bản thân với các em.

Câu 4. Theo em, cách nhân hóa nào được sử dụng trong câu văn: “Chú lớn nhanh như thổi.”. (0,5 điểm).

A. Nói với chú Trống Choại như nói với người.

B. Tả chú Trống Choại bằng những từ ngữ dùng để tả người.

C. Gọi chú Trống Choai bằng những từ ngữ dùng để gọi người.

D. Kể về chú Trống Choai bằng những từ ngữ dùng để kể về người.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 2

Đề bài

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Điều ước của Vua Mi-đát

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

- Đọc đúng, trôi chảy.

- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa trang 91.

II. Đọc hiểu: (5 điểm)

Bài đọc: Quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 100)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Quê hương chị Sứ được tả trong bài văn là vùng nào?

A. Thành phố.

B. Vùng biển.

C. Miền núi.

D. Các ý trên đều sai.

Câu 2: Hình ảnh nào làm cho chị Sứ yêu biết bao nhiêu quê hương của mình?

A. Nơi đó chị đã cất tiếng khóc đầu tiên.

B. Nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ.

C. Nơi đây, quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Và đến lúc làm mẹ, chị đã hát ru con những câu hát ngày xưa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Câu văn nào thể hiện tình yêu quê hương rất sâu nặng của chị Sứ?

A. Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này.

B. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt.

C. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Những từ nào là danh từ riêng?

A. Hòn Đất, Sứ, Ba Thê.

B. Mẹ, con, núi, sóng biển.

C. Ngôi nhà, nắng, mái tóc, bờ vai.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Tổ hợp nào dưới đây gồm các từ láy?

A. Oa oa, vòi vọi, hoàng hôn, cánh cò, tròn trịa.

B. Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

C. Oa oa, nghiêng nghiêng, trùi trũi, vàng óng, hoàng hôn.

D. Tất cả các ý trên.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Chiều trên quê hương

(SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 102).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Đọc đúng tiếng, từ: 2 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 1 điểm; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: không cho điểm).

- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: không có điểm).

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm (đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: không có điểm).

- Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: không có điểm).

II. Đọc hiểu: (5 điểm). Học sinh thực hiện đúng mỗi câu được 1 điểm.

Câu 1: B

Câu 2: D

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: B

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (5 điểm)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc viết hoa không đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn,…. thì bị trừ 1 điểm toàn bài.

Lưu ý: Tất cả các đề còn lại cũng chấm theo thang điểm trên.

II. Tập làm văn: (5 điểm)

- Viết đủ ý, diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp: 5 điểm

Bài mẫu

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm …….

Bình thân mến!

Hôm nay, ngày cuối tuần, mình viết thư thăm Bình.

Trước tiên, mình xin chúc Bình cùng gia đình dồi dào sức khỏe, chúc Bình học giỏi và luôn gặp được những điều tốt đẹp.

Nhân đây, mình sẽ kể về công việc học tập và ước mơ của bản thân mình cho bạn nghe nhé!

Việc học của mình vẫn rất tốt, lớp mình rất vui, cô giáo rất quan tâm đến lớp. Tháng vừa qua, mình đạt rất nhiều điểm cao. Hiện nay, mình đang chuẩn bị để bước vào kì thi viết chữ đẹp cấp thành phố. Không chỉ thế, mình còn tham gia vẽ tranh cấp trường, mình sẽ vẽ những bức tranh nói về môi trường xanh, môi trường không có tệ nạn xã hội. Mình hi vọng sẽ đoạt giải trong các kì thi này. Cũng nhờ mình yêu thích môn Mĩ thuật nên mình đã có những ước mơ cho tương lai. Bình có biết mình mơ ước gì không? Mình sẽ kể cho bạn nghe. Ước mơ của mình sau này sẽ là một kiến trúc sư, mình sẽ thiết kế nên những sân vườn xinh đẹp, thiết kế nên những tòa cao ốc hiện đại, thiết kế nên những biệt thự nguy nga, mĩ lệ… Bạn có mơ ước giống mình không? Hãy viết thư kể cho mình nghe với nhé!

Thôi! Thư mình viết đã dài. Mình và bạn hãy hẹn cùng nhau thi đua học tập để đạt những ước mơ cao đẹp.

Mình xin dừng bút. Chúc bạn có những ước mơ cho ngày mai.

Bạn của Bình.

Vũ Hoàng

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 3

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

Cho văn bản sau, đọc một trong ba đoạn của văn bản.

KÉO CO

1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

(Theo Toan Ánh)

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1 : Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì? (0,5 điểm)

A. Sự đấu trí.

B. Tinh thần thượng võ.

C. Tài ứng xử.

Câu 2: Trò chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống nhau? (0,5 điểm)

A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.

B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.

C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.

Câu 3 : Trò chơi nào dưới đây được gọi là trò chơi dân gian? (0,5 điểm)

A. Đấu vật

B. Bóng chuyền

C. Đá bóng

Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ? (0,5 điểm)

A. Kéo co

B. Cái co

C. Co chân

Câu 5: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “khuyến khích”? (0,5 điểm)

A. Khích lệ

B. Khúc khích

C. Động viên

Câu 6: Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh? (0,5 điểm)

A. vật, kéo co

B. nhảy dây, đá cầu

C. cờ tướng, xếp hình

Câu 7: Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì ? (0,5 điểm)

Câu 8:Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? (0,5 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

Chiếc áo búp bê

Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được mảnh vải xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.

(Theo Ngọc Ro)

II. Tập làm văn

Đề bài : Hãy tả một món đồ chơi mà em yêu thích nhất.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Học sinh trả lời đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Ý đúng

B

C

A

B

B

A

Câu 7: Học sinh đặt được câu kể Ai – làm gì? 0,5 điểm.

Ví dụ: Cô giáo đang giảng bài.

Câu 8: Học sinh giới thiệu được cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa hai đội, một bên là nam và một bên là nữ.… 0,5 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.

II. Tập làm văn

- Viết được bài văn tả đồ chơi đúng với yêu cầu của bài, đảm bảo các yêu cầu sau thì được 3 điểm:

+ Viết được bài văn miêu tả một đồ chơi đủ các phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đã học.

+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ về sai sót ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

2,75 ; 2,5; 2 ; 1,75 ; 1,5; 1.

Bài mẫu:

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

1 1,037 05/03/2024
Mua tài liệu