Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 2 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,896 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật (thực hành viết).

- Em học luyện từ và câu: Dấu gạch ngang.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Nước nóng, nước nguội

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ trung đoàn thường hay quát mắng, đôi khi còn bợp tai chiến sĩ. Đồng chí này từng giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám. Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ “đồng chí Trung đoàn” vã cả mồ hồi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đã đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi. Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- Ả ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ.

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Theo Nguyễn Việt Hồng

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Đồng chỉ cán bộ trung đoàn từng làm nhiệm vụ gì cho Bác?

A. Tham gia chiến đấu.

B. Làm giao thông, bảo vệ bác đi nước ngoài.

C. Tham gia huấn luyện các kĩ năng cho chiến sĩ.

D. Làm công tác tuyên truyền.

Câu 2. Đồng chí cán bộ trung đoàn hay có hành động gì với chiến sĩ của mình?

A. Hay chỉ bảo các chiến sĩ.

B. Hay quát mắng các chiến sĩ.

C. Hay giúp đỡ các chiến sĩ.

D. Hay chia sẻ cùng với các chiến sĩ.

Câu 3. Bác đã có hành động gì khi gặp đồng chí cán bộ trung đoàn?

A. Chào đón rất nồng nhiệt.

B. Bác mỉm cười thật tươi.

C. Bác rất tức giận.

D. Bác mời uống cốc nước nóng.

Câu 4. Bác đã dạy đồng chí cán bộ trung đoàn cách ứng xử như thế nào?

A. Luôn yêu thương và quan tâm mọi người.

B. Không được cáu giận với mọi người.

C. Luôn hòa nhã, điềm đạm với mọi người.

D. Luôn giúp đỡ mọi người.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?

A. Kể lại một trận tỉ thí cân tài cân sức giữa Dế Mèn và bọn nhện khiến không ít người cảm phục

B. Phê phán bọn quan lại tham lam đạp lên mồ hôi của dân mà ăn chơi đến độ béo múp míp

C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

D. Ca ngợi sức mạnh hơn người, không gì địch nổi của Dế Mèn

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình?

A. Cho thấy truyện cổ có nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa hơn truyện hiện đại

B. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

C. Phê phán những kẻ đã làm truyện cổ ngày càng mai một, không thể lưu giữ cho con cháu cho tới ngày nay

D. Ca ngợi sự thần kì, kì diệu của truyện cổ trong cuộc sống của mỗi chúng ta

Câu 3:

Đọc lại bài thơ “Nàng tiên Ốc” sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 1, trang 18 rồi kể lại bằng lời của em.

Câu 4:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu

b. Xĩ số lớp em là 40 học sinh

Câu 5:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ

Câu 6:

Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau đây

a. Giàu lòng ….

b. Trọng dụng …

c. Thu phục ….

d. Lời khai của ….

e. Nguồn …. dồi dào

(Từ gợi ý: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài)

Câu 7:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra

b) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”

d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Câu 8:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

b) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

c) Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!

d) Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 9:

Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho hợp lí

Khi kể chuyện, cần chú ý:

- Chọn kể những hành động ……… của nhân vật.

- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể ……….., xảy ra sau thì kể …….

Câu 10:

Em hãy điền từ vào ô trống để hoàn thành câu sau

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Những …….. có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm …………..

A. đặc điểm …. sinh động, hấp dẫn

B. đặc điểm thói quen sinh hoạt …. sinh động, hấp dẫn

C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn

D. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. huyền bí, kì ảo

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

Đáp án đúng: C.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình:

Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Hướng dẫn giải

Các sự việc chính trong câu chuyện

- Bà lão bắt được con ốc đặc biệt

- Kể từ đó mỗi ngày đi làm về bà đều phát hiện ra sự khác thường khi trở về nhà

- Bà lão quyết định về sớm, rình để biết chân tướng câu chuyện

- Khi nhìn thấy nàng tiên bước ra từ trong vỏ ốc, bà đập vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên

- Từ đó hai người sống yêu thương nhau như mẹ con trong nhà

Đáp án đúng

Tham khảo cách kể sau

Ngày xưa có một bà lão rất nghèo, không có cái gì để nương tựa. Hằng ngày, bà phải mò cua bắt ốc kiếm ăn.

Một hôm, bà bắt được một con ốc rất xinh. Bà ngắm ốc trên tay. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân mềm mại. Bà lão bỗng động lòng trước ốc. Về nhà, bà thả ốc vào chung nước, không nỡ bán đi. Từ hôm đó, bà nhận thấy trong nhà có nhiều điều khác lạ. Đi làm về, nhà cửa đã có ai quét sạch bong. Đàn lợn trong chuồng đã được ăn no. Trong bếp, cơm nước đã nấu tinh tươm. Vườn rau đã dọn sạch cỏ. Mấy ngày liền như vậy, bà lão lấy làm lạ: từ trong chum nước một làng tiên bước ra. Nàng tiên đi lại, quét sân, quét nhà rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau. Bà lão hiểu ra mọi chuyện. Bà rón rén đến bên chum nước nhặt vỏ ốc lên, đập vỡ vỏ ốc để nàng không thể bước vào được nữa. Nghe thấy tiếng động, nàng tiên giật mình chạy lại. Nàng tìm vỏ ốc nhưng vỏ đã bị bà lão đập vỡ rồi. Bà lão ôm lấy nàng tiên rồi dịu dàng nói:

- Con ở lại đây với ta nhé!

Từ đó, bà lão và nàng tiên Ốc sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con trong nhà.

Câu 4:

a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu

trăn -> trăng, văn -> văng, vẳn -> vẳng

b. số lớp em là 40 học sinh

Xĩ -> Sĩ

Câu 5:

Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ

Sửa lỗi:

chăn -> chăng, xang -> sang, xừng -> sừng

Câu 6:

a. Giàu lòng nhân ái

b. Trọng dụng nhân tài

c. Thu phục nhân tâm

d. Lời khai của nhân chứng

e. Nguồn nhân lực dồi dào

Câu 7:

Trong những câu đã cho, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật:

a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra

c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”

d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Câu 8:

a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

d)Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 9:

Khi kể chuyện, cần chú ý:

- Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.

- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau

Câu 10:

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn

Đáp án đúng: C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 3

Đề bài:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau:

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát .......... (sau/xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế .......... (rằng/rằn):

- Thưa ông ! Phải .......... (chăng/chăn) lúc ra ngoài, tôi vô ý giẫm vào chân ông?

- Vâng, nhưng .......... (sin/xin) bà đừng .......... (băn khoăn/băn khoăng), tôi không .......... (sao/ xao)!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để .......... (sem/xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 2. Giải câu đố:

a) Để nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

Là chữ .......... và chữ ..........

b) Để nguyên – vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.

Là chữ .......... và chữ ..........

Câu 3. Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M: lòng thương người, ………………………

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương

M: độc ác,. …………………

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang,

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ:

M: Ức hiếp. ……………………………

Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành hai nhóm:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người:

Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:

Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:

A

B

a) ở hiền gặp lành.

1) Khuyên con người hãy đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

b) Trâu buộc ghét trâu ăn.

2) Khuyên con người sống nhân hậu, hiền lành thì sẽ gặp điều tốt đẹp.

c) Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

3) Chê những người xấu tính, hay ghen tị khi thấy người khác hạnh phúc, may mắn.

Câu 7:

Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi:

Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.

Theo Vũ Cao

a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người ............... ;

- Tóc ...............

- Hai túi áo ...............

- Quần ...............

- Đôi mắt ...............

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ? (Chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt thông minh, lanh lợi, nhà nghèo, gan dạ, vất vả chăm chỉ.)

Đáp án:

Câu 1. Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau :

Tìm chỗ ngồi

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:

- Thưa ông! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông?

- Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

Câu 2. Giải câu đố:

a) Để nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

Là chữ: sáo, sao

b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường

Là chữ: trăng, trắng.

Câu 3. Tìm các từ ngữ:

a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.

M: lòng thương người, yêu thương, xót thương tha thứ, lòng vị tha, lòng nhân ái, bao dung, thông cảm, đồng cảm, yêu quý, độ lượng.

b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.

M: độc ác, hung dữ, tàn bạo, cay độc, ác nghiệt, dữ dằn, dữ tợn, hung ác, nanh ác, tàn ác...

c) Thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại.

M: cưu mang, bảo bọc, bảo vệ, che chở, nâng đỡ, ủng hộ, bênh vực, cứu giúp, cứu trợ, hỗ trợ.

d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ

M: ức hiếp, hà hiếp, hiếp đáp, hành hạ, đánh đập, lấn lướt, bắt nạt.

Câu 4. Xếp các từ có tiếng nhân (nhân dân, nhân hiệu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài) thành 2 nhóm:

a) Từ có tiếng nhân có nghĩa là người: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài

b) Từ có tiếng nhân có nghĩa là lòng thương người: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ

Câu 5. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 2:

Nhân loại trên thế giới đều yêu thích hòa bình.

Bác Hồ giàu lòng nhân ái với các cháu

Câu 6. Nối câu tục ngữ thích hợp ở bên A với lời khuyên, lời chê ở bên B:

a - 2; b - 3; c - 1

Câu 7:

a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người gầy;

- Tóc hớt ngắn

- Hai túi áo trễ xuống tận đùi;

- Quần ngắn đến đầu gối

- Đôi mắt sáng và xếch;

- Bắp chân luôn động đậy

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?

- Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.

- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7

1 2,896 05/03/2024
Mua tài liệu