Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1251 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Từ Văn Trường tài trí hơn người (trích)

Thời Minh (Trung Quốc), ở Giang Nam có một tài tử nổi tiếng tên là Từ Văn Trường. Từ Văn Trường từ nhỏ đã tài trí hơn người. Một năm vào mùa xuân, bác của Từ Văn Trường muốn thử xem ai thông minh nhất. Ông cầm hai cái thúng nhỏ đựng nước, đưa hơn chục đứa trẻ trạc tuổi nhau tới bến một cây cầu tre vừa thấp vừa nhỏ và nói: “Các cháu có thể mang hai thùng nước này qua cầu được không? Nếu ai mang qua được ta sẽ tặng người đó một món quà”.

“Được ạ!” Lũ trẻ reo lên. Nhưng ngay sau đó lại im bặt. Bởi vì bọn trẻ vừa nhìn thấy cây cầu ấy là sợ. Thì ra, cây cầu tre này rất mềm, do gần đây mưa lớn, nước sông dâng lên, thân cầu võng xuống sát mặt nước. Lúc này, Từ Văn Trường liền tới và nói: “Nếu mọi người đều không qua được, thì vậy hãy để cháu thử xem sao”.

Trước tiên cậu cầm một thùng nước thử thả xuống nước, sau đó lại tìm hai sợi dây thừng. Cậu đặt từng thùng nước xuống mặt nước, dùng dây thừng kéo hai thùng nước đi qua cầu. Vốn dĩ thùng gỗ đựng nước rất nặng, nhưng nhờ vào sức nổi của nước, nên không còn nặng nữa. Cứ như vậy, Từ Văn Trường dễ dàng đi sang bờ bên kia. Mọi người đều khen Từ Văn Trường thông minh, bác của Văn Trường cũng vui vẻ gật đầu tỏ ý khen ngợi.

Sưu tầm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Từ Văn Trường là ai?

A. Là một nhà văn nổi tiếng ở Giang Nam.

B. Là một tài tử nổi tiếng ở Giang Nam.

C. Là một nhà thơ nổi tiếng ở Giang Nam.

D. Là một ông quan nổi tiếng chính trực ở Giang Nam.

Câu 2. Bác của Từ Văn Trường đã thử tài bọn trẻ bằng cách nào?

A. Đố bọn trẻ lấy được món quà treo trên ngọn cây tre rất dài.

B. Yêu cầu bọn trẻ làm một bài thơ hay.

C. Ra câu đố cho bọn trẻ.

D. Đố bọn trẻ mang được hai thùng nước qua cầu.

Câu 3. Vì sao bọn trẻ vừa nhìn thấy cây cầu là sợ?

A. Do cây cầu tre này rất mềm, thân cầu võng xuống sát mặt nước.

B. Do cây cầu tre rất nhỏ, dài, thân cầu võng xuống sát mặt nước.

C. Do cây cầu tre rất yếu, thân cầu võng xuống sát mặt nước.

D. Do cây cầu tre đã bị gãy làm đôi, thân cầu võng xuống mặt nước.

Câu 4. Từ Văn Trường đã làm cách nào để mang được hai thùng nước qua cầu?

A. Đặt từng thùng nước vào thúng rồi gách hai thùng nước qua cầu.

B. Đặt từng thùng nước vào con thuyền nhỏ, chèo thuyền đưa hai thùng nước qua cầu.

C. Đặt từng thùng nước xuống mặt nước, dùng dây thừng kéo hai thùng nước đi qua cầu.

D. Đặt từng thùng nước xuống mặt nước và cho cho hai thùng nước trôi tự do theo dòng nước.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 2

Đề bài:

I- Bài tập về đọc hiểu

Tiếng sáo diều

Không biết từ bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tối được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu. Nhưng tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy…Ôi, sáo diều…có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này.

(Nguyễn Anh Tuấn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Vì sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?

a- Vì đó là mùa tác giả được nghỉ hè, chơi thả diều

b- Vì đó là mùa tác giả được về quê và chơi thả diều

c- Vì đó là mùa của cánh diều gợi khát vọng tuổi thơ

Câu 2: Cảnh thả diều của trẻ em được miêu tả bằng hình ảnh nào?

a- Ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ

b- Đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng

c- Tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ

Câu 3: Dòng nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều?

a- Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi.

b- Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè

c- Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã.

Câu 4: Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả “sững người” ?

a- Vì đó là âm thanh gợi nhớ đến mùa hạ vui chơi của tuổi trẻ

b- Vì đó là âm thanh gợi ra không khí yên bình của đồng quê

c- Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Ghi lời giải câu đố vào trong ngoặc đơn sau khi điền vào chỗ trốngs:

a) Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

Gà không đẻ…….cây

Mà sao cây có………

Trứng không có lòng trắng

………….toàn lòng đỏ thôi

Gà mẹ chẳng phải ấp

Trứng………….nhờ mặt………..?

(Là quả…………….)

b) Tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã

Quả gì nho…..

Chín…..như hoa

Tươi đẹp vườn nhà

Mà cay xé ………..?

(Là quả……….)

Câu 2: Ghi tên các trò chơi, đồ chơi vào cột trái đúng với lời giải thích ở cột phải :

a)……………………….

Hoạt động dựng tạm chỗ ở, thường dùng cọc cắm làm cột, dùng bạt hoặc vải làm mái che.

b)……………………….

Quả cầu bằng vải có nhiều dải màu, dùng để tung, ném trong trò chơi ở ngày hội của một số vùng miền núi

c)……………………….

Đồ chơi hình em bé, thường làm bằng nhựa, cao su, vải bông….

Câu 3: Gạch dưới những câu hỏi thiếu lễ phép, lịch sự trong đoạn hội thoại sau và chữa lại cho phù hợp:

Hoàng, Việt, Minh rủ nhau đi tập văn nghệ. Gặp cô giáo, Hoàng hỏi:

- Ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không?

- Không đâu, chiều thứ bảy lớp ta mới tập tiếp.

Việt hỏi tiếp:

- Chúng em phải chuẩn bị gì không?

- Các em gặp bạn lớp trưởng để biết nhé!

Minh tiếp lời cô giáo :

- Thưa cô, mấy giờ lớp ta bắt đầu tập ạ?

(Viết lại câu hỏi cho phù hợp):

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

Câu 4: a) Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (B) bài văn tả một đồ chơi mà em thích:

A

B

a) Mở bài

(Giới thiệu đồ chơi em chọn tả)

VD: Đó là đồ chơi gì, có từ bao giờ, ai mua hay cho, tặng ?.....

b) Thân bài

- Tả bao quát (một vài nét về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu làm đồ chơi…)

- Tả chi tiết từng bộ phận có đặc điểm nổi bật (có thể tả bộ phận của đồ chơi lúc “tĩnh” rồi đến lúc “động” có những điểm gì đáng chú ý, làm em thích thú)

c) Kết bài

Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về đồ chơi được tả.

a) Mở bài

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

b) Thân bài

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

c) Kết bài

……………………………………..

……………………………………..

……………………………………..

b) Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều và trò chơi thả diều cùng các bạn. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả một cánh diều mà em nhớ nhất.

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Đáp án:

Phần I.

1.c 2.a 3.b 4.c

Phần II.

Câu 1:

a) Điền theo thứ tự: trên, trứng, Chỉ, chín, trời (Là quả trứng gà/ hoặc lê-ki-ma )

b) Điền theo thứ tự: nhỏ, đỏ, lưỡi (Là quả ớt)

Câu 2:

a) Cắm trại

b) Quả còn

c) Búp bê

Câu 3: Gạch dưới và sửa sai:

- Câu a Thưa cô, ngày mai lớp mình có tiếp tục tập văn nghệ không ạ ?

- Câu b Chúng em có phải chuẩn bị gì không ạ ?

Câu 4: a) Tham khảo dàn ý:

(1) Mở bài: Giới thiệu chiếc quạt chạy bằng pin – đồ chơi em thích nhất

(2) Thân bài:

- Tả bao quát: Quạt dài chừng gang tay em, làm bừng nhựa, bên ngoài có hình vẽ ngộ nghĩnh.

- Tả cụ thể:

+ Hình dáng: Đầu nắp quạt có sợi dây màu vàng.

Cánh quạt: mỏng như mảnh giấy nhỏ, màu xanh lá cây.

Hộp động cơ: bé tí, nhiều dây điện xanh đỏ chằng chịt.

+ Hoạt động: Khi bật quạt, đèn bên trong bật sáng, cánh quạt quay tít kêu ro ro.

Khi tắt quạt, đèn vụt tắt, cánh quạt chậm dần rồi dừng hẳn.

(3) Kết quả: Em rất thích chiếc quạt. Chiếc quạt được em gìn giữ và dùng để chơi trong suốt mùa hè.

b) Tham khảo (đoạn văn tả cánh diều nhớ nhất)

Cánh diều mà ngoại làm cho tôi có hình một chú bướm màu xanh rất xinh đẹp . Để có những thanh tre làm diều, ngoại đã lựa chọn những khúc tre ở đoạn giữa của cây tre. Chúng không non quá mà cũng không già quá. Những thanh tre được vót cẩn thận và được xếp rất đều đặn. Trên cùng là phần đầu, giữa là phần thân và hai bên là hai cánh. Ngoại thật tài tình khi xếp và uốn khung diều y hệt hình con bướm. Ngoại lấy những chiếc dây thép nhỏ để buộc chặt chúng lại. Để có thể nghe được tiếng vi vu của cánh diều, ngoại gắn vào đó một thanh sáo nhỏ. Cuối cùng, tôi cùng ngoại trang trí phần cánh diều. Những tờ giấy màu đủ loại được ngoại gửi người mua trên tận chợ huyện sao mà mịn và bóng đến thế. Hai cánh của chú bướm được dán màu xanh lá cây. Đầu và hai chiếc râu màu đỏ, còn phần thân tôi đã chọn màu vàng. Cánh của chú bướm được ngoại trang trí lên đó rất nhiều đốm nhỏ với màu khác nhau làm cho chú bướm trở nên thật sặc sỡ. Cuối cùng cánh diều cũng được hoàn thành, nó lớn đến mức tôi cứ ngỡ rằng nếu như có gió to tôi có thể cưỡi lên đó để bay cùng.

(Theo Thân Thị Lành)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - Đề số 3

Đề bài:

Câu 1. Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

- ch:

+ Đồ chơi: M: chong chóng,

+ Trò chơi: ...........

- tr:

+ Đồ chơi:M: trống cơm

+ Trò chơi: ...........

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

- Thanh hỏi

+ Đồ chơi: M: tàu hỏa,

+ Trò chơi: ...........

- Thanh ngã

+ Đồ chơi: M : ngựa gỗ

+ Trò chơi: ...........

Câu 2. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên:

(Đồ chơi: hình dáng, cách chơi. Trò chơi: tên trò chơi, cách chơi.)

Câu 3. Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Đồ chơi: .............

Trò chơi: .............

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Đồ chơi: .............

Trò chơi: .............

Câu 4. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác:

- Đồ chơi

- Trò chơi

Câu 5. Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên:

a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: M:đá bóng, đấu kiếm,

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích

b) - Nhũng trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào?

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại?

c) Những đồ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

Câu 6. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi:

M: say mê, ...............................

Câu 7. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay:

Mở bài: .....................

Thân bài: .....................

Kết bài: ................

Đáp án:

Câu 1. Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch

- ch:

+ Đồ chơi: M: chong chóng, chó bông, que chuyền

+ Trò chơi :chọi dế, chơi chuyền.

- tr:

+ Đồ chơi: M: trống cơm, trống ếch, cầu trượt

+ Trò chơi: trốn tìm, cầu trượt, cắm trại, ...

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã

- Thanh hỏi

+ Đồ chơi: M: tàu hỏa, tàu thủy

+ Trò chơi: nhảy dây, thả diều, nhảy ngựa

- Thanh ngã

+ Đồ chơi: M: ngựa gỗ

+ Trò chơi: bày cỗ, diễn kịch.

Câu 2. Miêu tả một trong các đồ chơi hoặc trò chơi nói trên:

Em rất thích trò chơi câu trượt. Đi từng bậc thang nhỏ lên đỉnh cầu rồi trượt xuống theo đường máng phẳng và bóng loáng, em có cảm giác như mình đang lướt trên mây hay đang cưỡi gió đi tìm những miền đất lạ.

Câu 3. Viết tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:

Hình 1) Đồ chơi: diều

Trò chơi: thả diều

Hình 2) Đồ chơi : đầu sư tử, đèn ông sao, đàn

Trò chơi : múa sư tử (múa lân), rước đèn.

Hình 3) Đồ chơi : dây, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa, đồ chơi nấu bếp.

Trò chơi: nhảy dây; cho búp bê ăn, lắp ghép mô hình, nấu ăn.

Hình 4) Đồ chơi : bộ xếp hình, mấy bộ điều khiển.

Trò chơi : trò chơi điện tử, xếp hình.

Hình 5) Đồ chơi: dây thừng,chả ná (súng cao su) (không nên chơi)

Trò chơi: kéo co, bắn (không nên chơi)

Hình 6) Đồ chơi: khăn bịt mắt

Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.

Câu 4. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác:

- Đồ chơi : bóng, bi, máy bay, xích đu, bàn cờ; búp bê, súng phun nước, kiếm.

- Trò chơi: đá banh, bắn bi, ngồi xích đu, chơi cờ, chơi với búp bê...

Câu 5. Trong các trò chơi, đồ chơi kể trên:

a) - Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: Đá bóng, đấu kiếm, bắn bi, trò chơi điện tử, rượt bắt, chọi dế.

- Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: Chơi với búp bê, nấu ăn, nhảy dây, chơi chuyền, chơi ô quan

- Những trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái đều ưa thích: Thả diều, rước đèn, xếp hình, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê.

b) - Những trò chơi, đồ chơi có ích. Có ích thế nào? Thả diều (vui khỏe), chơi với búp bê (rèn tính dịu dàng, cẩn thận) nhảy dây (nhanh + khỏe)...

- Chơi các đồ chơi ấy như thế nào thì chúng có hại?: Chơi quá nhiều, quá sức sẽ mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. Ham chơi quá độ quên ăn, quên ngủ cũng là không tốt.

c) Những đổ chơi, trò chơi có hại. Có hại thế nào?

=> Súng phun nước (ướt quần áo, đồ đạc, mang tính bạo lực), đấu kiếm (nguy hiểm, dễ làm nhau bị thương).

Câu 6. Tìm các từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi:

M: say mê, say sưa, ham thích, hào hứng, mê, thích, nhiệt tình.

Câu 7. Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.

Mở bài:

Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi màu xanh hòa bình, đồng phục của trường em.

Thân bài

- Tả bao quát chiếc áo

+ Màu sắc: màu xanh hòa bình.

+ Kiểu dáng: tay ngắn, vừa vặn, rất thoải mái.

+ Chất vải: cô-tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.

- Tả một số bộ phận nổi bật

+ Cổ áo mềm, được viền bằng những nếp gấp xinh.

+ Tay áo hơi phồng lên, cũng được viền thật khéo.

+ Một bên tay áo may logo của trường rất nổi bật.

+ Phía trước ngực thêu tên của em cùng tên lớp.

Kết bài

+ Hàng nút màu xanh nho nhỏ, được đơm rất chắc chắn.

- Em nói lên tình cảm của em với chiếc áo

+ Gắn bó thân thiết.

+ Em rất yêu quý, chiếc áo.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

1 1251 lượt xem
Mua tài liệu