Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 26 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 861 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài Thắng biển và nối cột A với cột B để hoàn thành miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người với bão biển?

1. Bắt đầu từ khi gió nổi lên

a. Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê

2. Nước biển tấn công

b. Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê

3. Cuối cùng, con người

c. Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội

Câu 2: Ý nghĩa của bài Thắng biển?

A. Ngợi ca sức mạnh thần kì của thiên nhiên khiến con người phải sửng sốt

B. Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên

C. Thể hiện lòng xót thương trước cuộc sống lầm than của nhân dân sau cơn bão lũ

D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm của con người trước thiên nhiên

Câu 3: Đọc lại câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy, hãy kể những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?

a) Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn

b) Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn

c) Ga-vrốt mưu trí bắc loa thông báo làm quân địch hoảng sợ

d) Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim

Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy?

A. Ca ngợi lòng nhân hậu của chú bé Ga-vrốt.

B. Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt

C. Ca ngợi sự lễ phép, ngoan ngoãn của chú bé Ga-vrốt

D. Phê phán thói hấp tấp, nóng vội của chú bé Ga-vrốt

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong câu sau:

Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.

Câu 6: Điền vào chỗ trống l hoặc n

Từ xa nhìn ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp õn là hàng ngàn ánh ….ến trong xanh. Tất cả đều óng ánh, ….ung ….inh trong ….ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn ũ ….ũ bay đi bay về, ….ượn ….ên …..ượn xuống.

Câu 7: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? với các từ sau: can đảm, nhát gan

Câu 8: Khoanh vào chữ cái đứng trước các câu nói về lòng dũng cảm.

a/ Môi hở răng lạnh

b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

c/ Góp gió thành bão

d/ Có cứng mới đứng đầu gió

e/ Kiến tha lâu cũng đầy tổ

g/ Gan vàng dạ sắt

Câu 9: Khoanh vào chữ cái trước những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.

a/ can đảm

b/ run sợ

c/ hèn nhát

d/ bi quan

e/ nhát gan

g/ nhút nhát

h/ yếu hèn

i/ gan dạ

Câu 10: Viết bài văn miêu tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích

Đáp án:

Câu 1:

1 – b: Bắt đầu từ khi gió nổi lên - Nước biển dâng lên cao đe dọa con đê

2 – c: Nước biển tấn công - Phá vỡ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa con người với bão biển diễn ra dữ dội

3 – a: Cuối cùng, con người - Đã thắng được bão biển, hàn gắn được khúc đê

Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a

Câu 2:

Ý nghĩa của bài Thắng biển:

Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt đó là:

- Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn

- Cuốc-phây-rắc thét giục cậu quay vào chiến lũy nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn

- Ga-vrốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn như chơi trò ú tim

Câu 4:

Ý nghĩa của câu chuyện Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt

Đáp án đúng: B.

Câu 5:

Anh ta cứ lặng thin không lói khiến cậu bé không dám mở lời xinh xỏ.

Lỗi sai và sửa lại: thin -> thinh, lói -> nói, xinh -> xin

Câu 6:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

Câu 7:

Anh Long là người rất dũng cảm.

Anh Bình là một chàng trai nhát gan nhưng rất lương thiện.

Câu 8:

Những câu nói về lòng dũng cảm đó là:

b/ Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.

d/ Có cứng mới đứng đầu gió

g/ Gan vàng dạ sắt

Câu 9:

Những từ trái nghĩa với từ dũng cảm đó là:

b/ run sợ

c/ hèn nhát

e/ nhát gan

g/ nhút nhát

h/ yếu hèn

Câu 10:

Bài văn tham khảo (tả cây phượng)

Trên sân trường nhà em có rất nhiều loại cây: cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng, cây phương. Loài cây nào cũng có đặc trưng và vẻ đẹp riêng của nó. Nhưng em vẫn thích nhất là cây phượng ở ngay bên dưới cột cờ.

Em không biết cây phượng này có từ bao giờ, chỉ biết từ khi em bước vào ngôi trường này, cây phượng đã sừng sững đứng hiên ngang bên dưới cột cờ. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc. Cô giáo em vẫn thường bảo rằng màu hoa phượng chính là màu của tuổi học trò.

Cây phượng này cao hơn ngôi trường của em học, từng cành, từng lá xum xuê, bao phủ và tạo nên một bóng râm rất mát. Thân cây phượng xù xì, có nhiều con mắt nổi lên ở thân cây, là nơi chúng em vẫn bám vào và trèo lên cây vui chơi.

Lá của cây phượng giống như lá của cây me, nhưng nó dài hơn lá cây me. Ở dưới gốc cây, có những cái rễ rất to và dài bò lan ra ngoài mặt đất như những con rắn đang im lặng nằm ngủ một giấc thật ngon lành. Rễ cây chính là nơi chúng em vẫn ngồi mỗi khi giờ ra chơi. Chúng em nói đủ mọi thứ chuyện, đũng quần cũng sắp bị mài mòn bởi rễ phượng.

Chúng em còn có một trò chơi đặc biệt dưới gốc phượng này, chính là vẽ một vòng tròn rộng xung quanh cây phương, chia thành hai nhóm, một nhóm ở trong vòng tròn và một nhóm ở ngoài. Nhóm ở ngoài sẽ đuổi bắt nhóm ở trong, cứ thế chúng em chạy xung quanh gốc phượng không biết mệt mỏi.

Mỗi khi có làn gió thổi qua, tán phượng rung rung lên âm thanh rất thích thú. Ánh nắng xuyên qua những tán lá, rọi vào khung cửa sổ lớp em.

Những sáng thứ hai đầu tuần, trường em tổ chức chào cờ, khi ngước mắt lên nhìn lá cờ bay phấp phới trên bầu trời bao la, chúng em cũng thấy những tán phượng đang reo đùa như đang vẫy chào chúng em. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên những tán cây không chịu ngớt. Vào tháng Năm, hoa phượng bắt đầu nở rộ, màu đỏ của hoa phượng rực cả một góc sân trường. Chúng em thường nhặt lấy từng cánh phượng rơi rụng xuống đất ép vào trang vở thành những chú bướm xinh đẹp nhất. Bạn nào cũng thích thú ép hoa vào trang mở chưa viết gì.

Cây phượng trên sân trường là người bạn của em, em đã có rất nhiều kỉ niệm đối với loại cây này. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ đến cây phượng dưới cột cờ này.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26 - Đề số 2

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ)

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà .

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ)

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu “Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.” Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ)

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

Câu 5. Câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.” là kiểu câu: (1 đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ)

A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi.

C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.

Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ)

B. Kiểm tra Viết

Câu 1 . Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm)

Câu 2 . Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm)

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, từ tuần 19 đến tuần 25.

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng: tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

II. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm):

Câu

Đáp án

Điểm

1

B

1

2

C

1

3

C

1

4

A

1

5

A

1

6

B

1

Câu 7. (1 điểm) Tìm được đúng mỗi từ láy có trong bài: 0,2 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: (2,0 điểm)

Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )

Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm.

* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách …hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm.

II. Tập làm văn: (8,0 điểm)

Tham khảo

Trước đình làng tôi có một cây đa cổ thụ. Chẳng ai rõ nó mọc lên từ bao giờ, chỉ biết rằng loài cây này đã cùng dân làng hiên ngang trải qua mấy đợt mưa bom bão đạn rồi xanh um tới ngày hôm nay.

Nhìn từ xa, cây đa cao lớn như một vệ sĩ dũng mãnh, oai vệ đang canh giữ khu làng. Một điều khiến chúng tôi thích thú là đôi chân sần sùi, nâu đen của nó. Đôi chân ấy là những chiếc rễ lớn, cuồn cuộn nổi lên mặt đất, mọc chìa ra xung quanh rồi cắm sâu xuống lòng đất. Chắc hẳn, nhờ đôi chân này mà chẳng đạn bom hay mưa gió nào có thể quật ngã được. Từ đôi chân chắc khỏe của mình, thân đa vươn thẳng lên trời. Thân cây to tròn, làm trụ đỡ vững chắc cho muôn cành đa lớn nhỏ mọc chìa ra tứ phía. Cây đa đứng cạnh một chiếc hồ lớn, có những cành mọc chìa ra phía lòng hồ che mát cho đàn cá dưới nước. Những ngày mây mù, tầng lá đa ẩn hiện như chạm tới vòm trời. Khi nắng lên, cây đa hiện ra với vẻ xanh um, tươi tốt. Những lá đa tròn bầu, thuôn về phía trước. Mặt lá hơi thô ráp với những đường gân nổi lên theo hình xương cá. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng tôi thường biến lá đa thành những chú trâu ngộ nghĩnh. Chúng tôi còn hay nghịch những trái đa tròn, to hơn viên bi một chút. Trái đa kết thành từng chùm. Khi chín vàng, quả đa rơi đầy khắp mặt đất. Đàn chim líu lo sà xuống, dùng chiếc mỏ nhỏ của mình để nhặt nhạnh. Dường như với những chú chim, trái đa chín vàng là món ăn vô cùng hấp dẫn.

Ai ai trong chúng tôi cũng dành tình cảm đặc biệt cho cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa giống như một người già làng đã đồng hành cùng con người nơi đây vậy. Hi vọng cây luôn xanh tốt để tỏa rợp bóng mát cho chúng tôi.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

1 861 05/03/2024
Mua tài liệu