Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 10 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 10
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Đề số 1
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện tập tả cây cối (viết đoạn văn ở phần thân bài).
- Em học luyện từ và câu: Động từ.
- Em học luyện tập tả cây cối (viết bài văn).
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Ước mơ
Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Một hôm, thầy giáo giao cho cậu bé viết một bài văn với đề bài “Lớn lên, em muốn làm nghề gì ?”. Đêm đó, cậu bé đã viết bài bày tỏ khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương với diện tích khoảng hai trăm mẫu. Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng. Cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã nói về một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về nhà làm lại bài văn. Nếu em viết cho thực tế hơn thì tôi sẽ sửa lại điểm số của em.
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Sau đó cậu bé đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.
Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:
- Thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em thì chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.
Sưu tầm
Câu 1. Ước mơ của cậu bé trong câu chuyện là gì?
A. Là chủ một trang trại nuôi ngựa.
B. Là chủ trường đua ngựa.
C. Là huấn luyện viên đua ngựa.
D. Là người trông coi trang trại ngựa.
Câu 2. Vì sao thầy giáo lại cho bài văn của cậu bé điểm 1?
A. Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề, không đúng trọng tâm.
B. Vì bài viết không diễn tả được đúng cảm xúc của đề bải.
C. Vì thầy giáo không thích ước mơ của bạn nhỏ.
D. Vì thầy giáo cảm thấy ước mơ của bạn nhỏ xa với thực tế.
Câu 3. Cậu bé đã có hành động như thế nào khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém?
A. Từ bỏ ước mơ trở thành chủ trang trại ngựa.
B. Chấp nhận bị điểm kém và vẫn giữ ước mơ của mình.
C. Viết lại bài văn khác đúng với yêu cầu của thầy giáo.
D. Cậu bé đã kể lại câu chuyện bị điểm kém cho bố của mình.
Câu 4. Thầy giáo có thái độ như thế nào khi gặp lại cậu bé sau nhiều năm?
A. Kinh ngạc vì sự giàu có của cậu học trò năm xưa.
B. Coi thường những thành quả mà cậu học trò năm xưa đạt được.
C. Thán phục trước nghị lực và ý chí của cậu học trò năm xưa.
D. Rất ân hận về những lời nói và hành động của mình năm xưa.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Đề số 2
Đề bài:
A.KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút
ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:
- Thế em muốn ước gì?
Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:
- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:
- À, chị bảo điều này …
- Gì ạ?
- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!
Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.
Theo Hồ Phước Quả
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi
B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên
C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói
Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?
A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ
B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông
C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có
Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão
B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn
C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật
Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?
A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu
B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác
C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền
Câu 5: Thành ngữ,, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?
A. Thương người như thể thương thân
B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Câu 6: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu
C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt
B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi
C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt
Câu 8: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ là:
A. Hai danh từ. Đó là
:…………………………………………………………………..
B. Ba danh từ. Đó là:
…………………………………………………………………..
C. Bốn danh từ. Đó là:
…………………………………………………………………..
Câu 9: Câu : “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?
A. Ai – làm gì?
B. Ai – thế nào?
C. Ai – là gì?
Câu 10: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết một câu theo mẫu Ai – là gì? nói về cậu bé hoặc cô chị trong câu chuyện?
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm – 15 phút)
Trung thu độc lập
Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…..
II. Tập làm văn (5 điểm - 35 phút)
Em hãy viết một bức thư gửi thầy cô giáo cũ của em để chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 và kể cho thầy cô nghe về tình hình trường lớp của em.
Đáp án:
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
- Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần1 đến tuần 9 khoảng 90 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.
- GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
- Đọc sai 2- 4 tiếng (0,5 điểm).
- Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ cho (0,5 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).
+ Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).
+ Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).
- Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm).
- Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).
- Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
- Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
||||||||
Đáp án |
C |
B |
A |
B |
A |
C |
C |
C |
A |
... |
||||||||
Điểm |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 đ |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 |
đ |
0,5 đ |
- Riêng câu 10: HS đặt câu đúng với nội dung yêu cầu: 0,25 đ
- Trình bày câu đúng (đầu câu viết hoa, có dấu chấm cuối câu): 0,25 đ
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (5 điểm):
- Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định...) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn ..... trừ 1 điểm toàn bài chính tả (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)
II. Tập làm văn (5 điểm):
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Viết được một bức thư có đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư đúng với nội dung yêu cầu của đề bài (2điểm)
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả (1đ).
- Thể hiện được tình cảm, lời chúc mừng thầy cô : 0,5đ
- Kể được ước mơ trong sáng (1 đ).
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5đ) (Chỉ cho điểm với bài HS hoàn thành)
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ
4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - Đề số 3
Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp:
hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu, quần áo,
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: …………………………… …………………………… …………………………… |
Từ ghép có nghĩa phân loại: ……………………… ……………………… ……………………… |
Bài 2:Gạch dưới từ dùng sai trong đoạn văn sau:
Bà tôi kể lại: hồi ông nội tôi còn sống, ông tôi là người rất trung nghĩa. Mặc dù bọn xấu mua chuộc ông bằng đủ mọi cách để ông bao che tội cho chúng, nhưng ông không chịu. Ông tôi luôn nói ra sự thật và làm việc theo lẽ phải
Bài 3: Điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với mỗi nghĩa sau:
- Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình:
………………………………………………………………………………………………
- Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn:
………………………………………………………………………………………………
- Tính thẳng thắn, bộc trực.
………………………………………………………………………………………………
- Mong ước điều gì được đáp ứng như ý.
………………………………………………………………………………………………
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng “ước”
...................................................................................................................................................
Bài 5: Với mỗi loại sau hãy tìm 3 từ:
Từ láy âm đầu ……………… ……………… ……………… |
Từ láy vần …………… …………… ……………… |
Từ láy cả âm và vần …………… …………… ……………… |
Bài 6: Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút:
………………………………………………………………………………………………
Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau:
Mong ước:
…………………………………………………………………………………
Phát minh:
………………………………………………………………………………
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13
Xem thêm các chương trình khác: