Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 34 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 779 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 34

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Quyển sổ liên lạc

Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:

- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy giáo còn chê?

Bố bảo:

- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.

- Thế bố có được thầy khen không ạ?

Giọng bố buồn hẳn:

- Không con ạ! Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh.

(Theo Nguyễn Minh)

a) Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì?

b) Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ (của bố) cho Trung xem để làm gì?

c) Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố?

Câu 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau:

a) Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b) Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c) Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d) Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúc nước.

Câu 3: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào các câu trong đoạn văn sau. Viết lại đoạn văn đã thêm trạng ngữ vào chỗ trống.

Những con thú trong rừng họp bàn cách giết Hổ. Bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Câu 4: Điền trạng ngữ chỉ phương tiện vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a. Sọ Dừa đã xin được cha mẹ đồng ý cho đi chăn trâu thuê cho nhà phú ông.

b. , đội học sinh Việt Nam đã đứng đầu trong kì thi Vật lí quốc tế.

Câu 5: Viết một đoạn văn nói lên tình cảm của em dành cho con vật mà em yêu quý.

Đáp án:

Câu 1:

a. Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

b. Trong sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo cũng phê rằng chữ của bố nguệch ngoạc cần luyện viết nhiều hơn nữa. Thế nhưng thời điểm hiện tại thì chữ của bố Trung lại rất đẹp. Bố đưa sổ liên lạc cũ của mình cho Trung xem để Trung có thể nhìn vào đó cố gắng phấn đấu luyện viết chữ thật đẹp, giống như bố mình trước đây đã làm được.

c. Trong sổ liên lạc của bố Trung, thầy giáo cũng phê rằng chữ của bố nguệch ngoạc cần luyện viết nhiều hơn nữa. Thế nhưng thời điểm hiện tại thì chữ của bố Trung lại rất đẹp. Bố đưa sổ liên lạc cũ của mình cho Trung xem để Trung có thể nhìn vào đó cố gắng phấn đấu luyện viết chữ thật đẹp, giống như bố mình trước đây đã làm được.

Câu 2:

a) Bằng giọng hát và sự nhiệt tình của mình, hai bạn đã được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

b) Bằng sự nhanh trí, hai chú lợn con đã thoát khỏi sói gian ác.

c) Với hi vọng sống sót, hai con thằn lằn hết lòng chăm sóc cho nhau.

d) Với mong muốn dân bản có gạo ăn, ông Páo đã đi xuống miền xuôi học cách trồng lúc nước.

Câu 3:

Bằng sự đồng tâm hiệp lực, những con thú trong rừng họp bàn cách giết Hổ. Nhờ kinh nghiệm và sự thông thái, bác Gấu già đã đưa ra được cách hay nhất.

Câu 4:

a. Bằng sự quyết tâm, Sọ Dừa đã xin được cha mẹ đồng ý cho đi chăn trâu thuê cho nhà phú ông.

b. Nhờ nỗ lực, đội học sinh Việt Nam đã đứng đầu trong kì thi Vật lí quốc tế

Câu 5:

Em rất yêu quý Lulu. Hàng ngày vào những lúc rảnh rỗi em thường chơi đùa hoặc dắt Lulu đi dạo chơi quanh công viên trước nhà. Em còn tắm cho Lulu thật sạch sẽ, thơm tho và mặc cho cậu ấy một bộ đồ thật ngộ nghĩnh. Em cho Lulu ăn vào chiếc bát nhựa xinh xắn với những món ăn mà chú yêu thích. Em coi Lulu như người bạn thân thiết của mình.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 34 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Vì sao ta cười khi bị người khác cù?

Để (dải/rải/giải/giãi)......... đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham (ra/gia/da)............ thí nghiệm và (rùng/dùng)............... một thiết bị theo (dõi/giỏi/rõi/giõi).......... phản ứng trong bộ (não/nảo).............. của từng người. Kết (quả/quà)................. cho thấy bộ (não/nảo)........ phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một ngưòi tự cù thì bộ (nảo/não)............. sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không (thể/thễ)............. oán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ

Câu 2. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ, vui vui. Em hãy viết các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây:

(Chú ý:

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì?

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào?

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?)

a) Từ chỉ hoạt động M: vui chơi,

b) Từ chỉ cảm giác M: vui thích,

c) Từ chỉ tính tình M: vui tính,

d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác M: vui vẻ,...

Câu 3. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó:

Câu 4. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó

M: cười khanh khách -> Em bé thích chí, cười khanh khách

cười rúc rích - Mấy bạn cưòi rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

....................

............................

Đáp án:

Câu 1:

Vì sao cười khi bị người khác cù?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù, còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Câu 2. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ. Em hãy ghi các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây:

Chú ý:

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì?.

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?.

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?.

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?)

a) Từ chỉ hoạt động

b) Từ chỉ cảm giác

c) Từ chỉ tính tình

d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác

M: vui chơi, góp vui, mua vui

M: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui

M: vui tính, vui nhộn, vui tươi

M: vui vẻ

Câu 3. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó:

Ngày chủ nhật, em được vui chơi thỏa thích.

Mẹ đi công tác xa trở về, cả ba bố con em đều vui mừng.

Bạn Lan thật vui tính.

Giờ sinh hoạt ngoài trời, ai nói cười cũng vui vẻ.

Câu 4. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.

M: cười khanh khách —> em bé thích chí, cười khanh khách,

cười rúc rích —> Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

Ha hả

Hì hì

Khanh khách

Sằng sặc

Khúc khích

Sặc sụa

Nam cười ha hả đầy vẻ khoái chí.

Cu cậu gãi đầu hì hì, vẻ xoa dịu.

Chúng em vừa chơi kéo co vừa cười khanh khách.

Bế Mina lên, nhúi đầu vào cổ bé, bé cười lên sằng sặc.

Mấy bạn gái ngồi tâm sự với nhau dưới tán bàng, không biết có gì vui mà thỉnh thoảng lại nghe thấy những tiếng cười khúc khích.

Coi phim hoạt hình Tom và Jerry, bé Trinh ôm bụng cười sặc sụa.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 35

1 779 05/03/2024
Mua tài liệu