Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Cánh diều) Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 sách Cánh diều có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,645 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm.

- Em học luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng (thực hành viết)

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Anh em họ Điền

Ngày xưa, có dòng họ Điền, anh em sống với nhau từ đời nọ tới đời kia rất hòa thuận. Ba người vẫn chung sống với nhau vui vẻ, tử tế, cho đến khi người thứ hai lấy vợ. Người vợ tính tình ích kỉ, lại hay sinh sự, lắm lời, nên không khí trong gia đình không còn được như xưa. Rồi một hôm người vợ nhất quyết đòi chia gia tài của ba anh em, và bắt ép chồng đi ở riêng. Người anh cả khuyên can không được cũng đành phải chia của cha mẹ để lại ra làm ba phần đều nhau. Chỉ còn một cây cổ thụ trước nhà, cành lá sum xuê xanh tốt, chưa biết làm cách nào để chia cho đều. Ba anh em cùng nghĩ ngợi, rồi sau cùng quyết định gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván để chia làm ba phần.

Đến hôm định hạ cây xuống, buổi sáng ba anh em ra vườn thì thấy cây cổ thụ đã khô héo từ bao giờ. Người anh cả bèn ôm lấy cây mà khóc nức nở: “Loài cây cỏ vô tri kia nghe thấy sắp phải chia lìa mà còn biết buồn phiền khô héo đi, huống gì chúng ta đây là người cùng ruột thịt.”. Nghe anh nói, hai người em hiểu ý đưa mắt nhìn nhau rồi cùng òa khóc. Người vợ xúi chồng đi ở riêng thấy vậy cũng rơm rớm nước mắt, đâm ra hối hận, cúi đầu xin lỗi hai anh và thề không bao giờ còn tính đến việc chia lìa nhau nữa.

Từ hôm đó, ba anh em lại ở với nhau êm ấm, vui vẻ như trước. Cây cổ thụ nọ đã khô héo cũng trở lại xanh tươi như trước.

Sưu tầm

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 Cánh diều (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Ba anh em nhà họ Điền chung sống với nhau như thế nào?

A. Thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và xích mích.

B. Chung sống không hòa thuận, hay cãi nhau.

C. Chung sống từ đời nọ đến đời kia rất hòa thuận, vui vẻ, tử tế.

D. Yêu thương và quan tâm lẫn nhau.

Câu 2. Người vợ trong câu chuyện có tính cách như thế nào? .

A. Ích kỉ, hay sinh sự, lắm lời

B. Hiền lành, chịu thương, chịu khó.

C. Xấu tính, chỉ quan tâm đến gia tài của nhà họ Điền.

D. Hiền lành, nhút nhát, chăm chỉ.

Câu 3. Ba anh em đã nghĩ ra cách gì để chia cây cổ thụ trước nhà thành ba phần bằng nhau?

A. Chặt đôi cây cổ thụ thành hai phần bằng nhau.

B. Chặt cây cổ thụ thành ba khúc gỗ bằng nhau.

C. Giữ lại cây cổ thụ và không chia cho ai cả.

D. Gọi thợ về hạ cây xuống, cưa xẻ thành ván, chia làm ba phần.

Câu 4. Tại sao người anh cả lại khóc khi nhìn thấy cây cổ thụ bị khô héo?

A. Vì người anh nghĩ đến tình cảm anh em ruột thịt sắp phải chia lìa.

B. Vì người anh tiếc cây cổ thụ trước nhà.

C. Vì người anh cảm thấy buồn khi cây cổ thụ chết.

D. Vì người anh xót xa trước hình ảnh cây cổ thụ bị khô héo.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chuẩn bị để hành động

“Ba ơi, xem con nhảy nè!” – nhóc tì 10 tuổi của tôi gọi to. Tôi ngước nhìn lên tấm ván pông-nhông đặt ở độ cao 3 mét và chờ đợi, nhưng nó lại run sợ và nó do dự. Hồ bơi đang trống, rất thuận lợi cho nó. “ Con làm được mà! Rốp-bi:, tôi động viên nó. Nhưng nó không dám nhảy. Suốt 20 phút, nó cứ cố gắng chiến đấu với nỗi sợ để nhảy xuống hồ, và rồi cuối cùng cũng đành phải bỏ cuộc vì đã đến giờ hồ bơi đóng cửa.

Lần sau, những người trong hồ bơi cũng xúm lại phụ họa với tôi để động viên tinh thần nó. “Nhảy xuống đi Rốp-bi, con làm được mà!”

Suốt 30 phút đồng hồ chúng tôi khích lệ thằng bé. Suốt 30 phút nó cứ chuẩn bị nhảy, rồi lại thôi. Nó cứ cúi gập người xuống, rồi lại đứng thẳng lên và chiến đấu với nỗi sợ đang kéo nó trở lại.

Và rồi cuối cùng điều đó cũng xảy ra. Nó giơ hai tay lên, gập người xuống mép ván và lộn nhào xuống nước! Thằng bé trồi lên trong tiếng cười và tiếng hoan hô vang dội. Nó đã làm được! Nó đã chiến thắng được nỗi sợ hãi trong mình. Sau đó, nó còn nhảy thêm được ba lần nữa.

Chiều hôm ấy, Rốp-bi đã được học về bài học chiến đấu chống lại nỗi sợ hãi. Và nó cũng còn học được về nhiều thứ khác nữa. Nó đã hiểu rằng ở đời có những thứ không thể hoàn thành được nếu như không có sự toàn tâm, toàn ý.

Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần nữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng. Điều gì đòi hỏi bạn phải toàn tâm toàn ý? Sau khi đã nhún lấy đà nhiều lần, bạn sẽ sẵn sàng để thực hiện cú nhảy của mình chứ?

(Theo Xti-vơ Gu-đi-ơ)

a) Cậu bé trong câu chuyện muốn làm được việc gì?

b) Những điều giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ hãi?

c) Tìm và chép lại câu văn cho chúng ta lời khuyên trong cuộc sống.

Câu 2: Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người.

Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong các câu sau:

a. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo.

b. Nhờ có nghị lực, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới.

Câu 4: Đặt một câu hỏi:

a. Có từ nghi vấn cái gì?

b. Có từ nghi vấn làm gì?

Câu 5; Đọc khổ thơ sau và cho biết dấu chấm hỏi trong mỗi câu có tác dụng gì?

Vì sao ngày một thanh tân?

Vì sao người lại mến thân hơn nhiều?

Vì sao cuộc sống ta yêu?

Mỗi giây mỗi phút, sớm chiều thiết tha?

(Theo Tố Hữu)

Chú giải: Thanh tân: sự tươi trẻ.

Câu 6: Viết mở bài gián tiếp cho truyện Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

Đáp án:

Câu 1:

a. Cậu bé trong truyện muốn nhảy được từ tấm ván ở độ cao 3 mét xuống mặt nước.

b. Chính nhờ sự động viên, khích lệ của người cha và những người ở hồ bơi nhất là sự cố gắng của chính cậu bé đã giúp cậu vượt qua nỗi sợ hãi.

c. Trong cuộc sống, bạn phải quyết đoán, không thể lần lữa, đó là con đường duy nhất dẫn đến chiến thắng.

Câu 2:

Kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, quyết chí, quyết tâm,...

Câu 3:

a. Hôm ấy, trong giờ nghỉ, ai như thế nào?

b. Nhờ có nghị lực, ai đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới?

Câu 4:

a. Cái bàn gỗ lim này vừa được bố tôi mua ngoài xưởng.

b. Sáng chủ nhật, tôi ra vườn làm cỏ mấy luống rau.

Câu 5:

- Dấu chấm hỏi dùng để đánh dấu kết thúc câu hỏi. Trong đoạn thơ này các câu hỏi đều là tác giả Tố Hữu tự hỏi mình và dùng để khẳng định.

Câu 6:

Ngày xưa ở vương quốc nọ có vị vua Mi-đát nổi tiếng là tham lam. Ngài lúc nào cũng mong có thật nhiều vàng bạc cho riêng mình mặc dù các kho trong cung điện đã chất đầy của cải của ông. Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra và cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên xin ngay thần cho mọi vật ngài chạm vào đều hóa thành vàng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 3

Đề bài:

Câu 1. Chọn 1 trong 2 bài tập:

a) Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l .................

M: lỏng lẻo, ...............

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n ................

M: nóng nảy, ...............

b) Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất ...... khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát ...... nào, ông cũng ...... trì làm hết thí ...... này đến thí ...... khác cho tới khi đạt kết quả. Khi ...... cứu về ắc quy, ông thí ...... tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng ...... con số thí ...... lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.

b) Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ.

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt.

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực.

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay (Tiếng Việt 4, tập một, trang 85, 114) và ghi vào bảng sau:

Câu hỏi

Của ai

Hỏi ai

Từ nghi vấn

Bài Thưa chuyện với mẹ

M: 1) Con vừa bảo gì?

2) ...

3) ..

của mẹ

...

hỏi Cương

...

...

Bài Hai bàn tay

1) ...

2) ...

3) ...

4 .....

...

...

....

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói):

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Đáp án:

Câu 1. a. Tìm các tính từ:

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l

M: lỏng lẻo, lanh lợi, lung linh, lóng lánh, lạnh lẽo, lững lờ, lộng lẫy, lớn lao

Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n

M: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nô nức, no nê

b. Điền vào chỗ trống tiếng có âm i hoặc iê:

Ê-đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông cũng kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu làm dây tóc bóng điện con số thí nghiệm lên đến 8000 lần.

Câu 2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng lhoặc n, có nghĩa như sau :

- Không dữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: lung lay (nản lòng)

- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta lí tưởng phấn đấu để đạt tới: lý tưởng

- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: lạc hướng (lạc lối)

b) Chứa tiếng có vần imhoặc iêm, có nghĩa như sau :

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim khâu

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian, trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn nằm bên trái lồng ngực: tim

Câu 3. Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng sau:

TT

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai ?

Từ nghi vấn

1

Bài Thưa chuyện với mẹ

Con vừa bảo gì ?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

Ai xui con thế?

Câu hỏi của mẹ

để hỏi Cương

thế

2

Bài Hai bàn tay

Anh có yêu nước không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có thể giữ bí mật không ?

Câu hỏi của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có không

Anh có muốn đi với tôi không ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

có không

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền ?

Câu hỏi của bác Lê

Hỏi bác Lê

đâu

Câu 4. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu (Xem ví dụ (M :) trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 131).

Câu

Câu hỏi

Câu 1: Nào ngờ chữ ông xấu quá, quan đọc không được, thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường.

1. Vì sao quan đuổi bà ra khỏi huyện đường ?

2. Quan đã thét lính làm gì bà lão?

3. Bà cụ bị ai đuổi ra khỏi đường?

Câu 2: Về nhà bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận

1. Về nhà bà cụ đã làm gì?

2. Bà cụ đã kể lại chuyện gì?

3. Vì sao Cao Bá Quát ân hận?

Câu 3: Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao chao đẹp.

1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì?

2. Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ để làm gì?

3. Ông dốc sức luyện chữ từ khi nào?

Câu 5. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.

M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi đấy nhỉ ?

Mình đã làm hết công việc mà mẹ đã dặn chưa nhỉ?

Quyển sách mình mới để đây đâu rồi?

Câu 6. Ghi vắn tắt một câu chuyện về một trong các đề tài sau (chuẩn bị cho bài nói) :

a) Đoàn kết, thương yêu bạn bè.

b) Giúp đỡ người tàn tật.

c) Thật thà, trung thực trong đời sống.

d) Chiến thắng bệnh tật.

Bài tham khảo

Đề b: Giúp đỡ người tàn tật

Em kể về tình bạn giữa Thuận và Phương, hai bạn ấy học lớp 4B, cùng trường với em.

Bạn Thuận bị liệt hai chân từ nhỏ, phải đi lại bằng xe lăn và nạng gỗ, việc di chuyển hết sức khó khăn. Bạn Phương thấy vậy đã tận tình giúp đỡ bạn. Hằng ngày, khi cha mẹ Thuận đưa bạn ấy đến cổng trường là Phương đã đợi sẵn ở đấy, giúp bạn vào lớp. Không những vậy Phương còn là một người bạn cùng lởp học rất tốt của Thuận. Hai bạn chơi với nhau rất thân thiết, Phương như đôi chân của Thuận vậy.

Chúng em ai cũng yêu quý Thuận và Phương.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

1 1,645 05/03/2024
Mua tài liệu