TOP 40 câu Trắc nghiệm Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích (có đáp án 2023) – Vật lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 1.

1 7,890 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích

I. Mức độ nhận biết

Câu 1. Trong các nhận định sau, nhận định nào sau đây là không đúng khi xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện?

A. Proton mang điện tích là - 1,6.10-19 C.

B. Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các elcetron mang điện âm chuyển động xung quanh.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.

D. Hạt nhân có cấu tạo gồm nơtron không mang điện và proton mang điện dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Câu B, C, D đúng; câu A sai vì proton mang điện tích là +1,6.10-19 C.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

B. Êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

C. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

D. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

Đáp án: B

Giải thích:

Câu A, C, D đúng; câu B sai vì electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác trong các trường hợp nhiễm điện do tiếp xúc, hưởng ứng, …

Câu 3. Hạt nhân của một nguyên tử Flo có 9 proton và 10 notron, số electron của nguyên tử Flo là

A. 9.           

B. 16.         

C. 17.         

D. 8.

Đáp án: A

Giải thích:

Số proton trong hạt nhân bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.

Vậy số electron của nguyên tử Flo là 9.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải nội dung của thuyết electron?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

B. Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

C. Vật dẫn điện là vật có nhiều electron tự do. Vật cách điện là vật không có electron tự do.

D. Vật nhiễm điện âm nếu: số electron > số proton. Vật nhiễm điện dương nếu: số electron < số proton.

Đáp án: C

Giải thích:

Nội dung của thuyết electron là:

+ Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

+ Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

+ Vật nhiễm điện âm nếu: số electron > số proton. Vật nhiễm điện dương nếu: số electron < số proton.

Câu 5. Vật dẫn điện là vật:

A. mang điện tích.

B. có chứa nhiều electron tự do.

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.

D. vật phải ở nhiệt độ phòng.   

Đáp án: B

Giải thích:

Vật dẫn điện là vật: có chứa nhiều electron tự do.

Câu 6. Vật cách điện là vật:

A. mang điện tích.

B. không có hoặc có rất ít electron tự do.

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.

D. vật phải ở nhiệt độ phòng.   

Đáp án: B

Giải thích:

Vật cách điện là vật: không có hoặc có rất ít electron tự do.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

B. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

C. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Đáp án: A

Giải thích:

Vật dẫn điện là vật: có chứa nhiều electron tự do.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu A, B, C đúng;

Câu D sai vì khi vật nhiễm điện do tiếp xúc thì electron từ vật này chuyển sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện khác nhau.

Câu 9. Theo nội dung của thuyết electron, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

B. Vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton.

C. Nguyên tử nhận thêm electron sẽ trở thành ion dương.

D. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương.

Đáp án: C

Giải thích:

Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. Do vậy vật nhiễm điện âm khi chỉ số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành ion dương.

Câu 10. Chất nào là chất cách điện?

A. Dung dịch muối NaCl.

B. Sứ.

C. Than chì.

D. Sắt.

Đáp án: B

Giải thích:

Sứ là chất cách điện.

Câu 11. Chất nào là chất dẫn điện?

A. Nước tinh khiết.

B. Sứ.

C. Thủy tinh.

D. Than chì.

Đáp án: D

Giải thích:

Than chì là chất dẫn điện.

Câu 12. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát 

A. vật bị nóng lên.

B. các điện tích bị mất đi.

C. eletron chuyển từ vật này sang vật khác.  

D. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. 

Đáp án: C

Giải thích:

Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát thì eletron chuyển từ vật này sang vật khác.

Câu 13. Tìm kết luận không đúng.

A. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì nó sẽ bị nhiễm điện âm.

B. Vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương nó sẽ bị nhiễm điện dương.

C. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.

D. Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hai vật lúc đầu trung hòa điện sẽ bị nhiễm điện trái dấu, khác độ lớn.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong sự nhiễm điện do cọ xát, hệ hai vật là hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai vật không đổi. Lúc đầu tổng đại số của các điện tích của hai vật bằng 0 nên sau khi cọ xát rồi tách ra hai vật sẽ bị nhiễm điện trái dấu, cùng độ lớn.

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1. Trong các cách nhiễm điện cách nào tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

A. do cọ xát.

B. do tiếp xúc.

C. do hưởng ứng.

D. không có cách nào.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong nhiễm điện do hưởng ứng tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi.

Câu 2. Cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là:

A. do hưởng ứng.

B. do cọ xát và do tiếp xúc.

C. do tiếp xúc và do hưởng ứng.

D. do cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng.

Đáp án: B

Giải thích:

Cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là: do cọ xát và do tiếp xúc.

Câu 3. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.                           

B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.     

D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau.

Câu 4. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? 

A. Đặt một vật gần nguồn điện.

B. Cọ chiếc thước kẻ lên mảnh vải dạ.

C. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

D. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

Đáp án: B

Giải thích:

Cọ chiếc thước kẻ lên mảnh vải dạ.   

Câu 5. Chọn câu đúng

A. Nguyên nhân của sự nhiễm điện do cọ xát là các vật bị nóng lên do cọ xát.

B. Vật tích điện chỉ hút được vật cách điện như giấy, không hút kim loại.

C. Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện.

D. Có thể cọ xát hai vật cùng loại với nhau để được hai vật tích điện trái dấu.

Đáp án: C

Giải thích:

Cọ thước nhựa vào mảnh dạ thì mảnh dạ cũng tích điện.

Câu 6. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu.

B. Chim thường xù lông về mùa rét.

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường.

D. Sét giữa các đám mây.

Đáp án: B

Giải thích:

Chim thường xù lông về mùa rét không liên quan đến nhiễm điện, liên quan đến hiện tượng truyền nhiệt.

Câu 7. Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Đáp án: B

Giải thích:

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách đó là do áo len cọ xát với da.

Câu 8. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng

A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.

B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.

C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.

D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng: đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện.

Câu 9. Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện. Trường hợp nào dưới đây có sự nhiễm điện của quả cầu B?

A. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ.

B. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt.

C. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng thủy tinh.

D. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng cao su.

Đáp án: B

Giải thích:

Quả cầu B làm bằng chất dẫn điện (sắt, đồng) sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 10. Xét các trường hợp sau với quả cầu B đang trung hòa điện. Trường hợp nào sau đây không có sự nhiễm điện của quả cầu B?

A. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sứ.

B. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng bạc.

C. Quả cầu A mang điện âm đặt gần quả cầu B bằng đồng.

D. Quả cầu A mang điện dương đặt gần quả cầu B bằng sắt.

Đáp án: A

Giải thích:

Quả cầu B làm bằng chất cách điện (sứ) sẽ không bị nhiễm điện.

Câu 11. Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.

C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

D. Không có phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Cho hai quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C tạo thành một vật dẫn điện. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C thì xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Quả cầu C gần quả cầu A sẽ nhiễm điện âm do các electron tự do của B và C bị kéo về gần A, quả cầu B thiếu electron nên nhiễm điện dương. Sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

Câu 12. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện t.ích q1 lớn hơn độ lớn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|.

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là q1+q22.

D. Hai quả cầu mang điện tích trái dấu có độ lớn là q1+q22.

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ hai quả cầu là một hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai quả cầu không đổi. Mặt khác điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn độ lớn điện tích q2 nên sau khi hai quả tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra thì hai quả cầu cùng mang điện tích dương, có cùng độ lớn là q1+q22.

III. Mức độ vận dụng

Câu 1. Hai quả cầu kim loại A, B giống hệt nhau làm bằng kim loại đặt trong không khí có điện tích lần lượt là q1 = - 3.10-7 C, q2 = 4.10-7 C đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 2,25 N.                     

B. 0,25 N.

C. 2,25 mN.                   

D. 22,5 mN.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi 2 quả cầu tiếp xúc nhau:

q1'=q2'=q1+q22=3.107+4.1072 = 5.10-8 C

Lực tương tác giữa hai quả cầu:

F=kq1'q2'r2=9.109.5.10820,12 = 2,25.10-3 N = 2,25 mN

Câu 2. Hai quả cầu kim loại A, B giống hệt nhau làm bằng kim loại đặt trong không khí có điện tích lần lượt là q1 = - 3,5.10-8 C, q2 = 4.10-8 C đặt cách nhau 5 cm trong không khí. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 2,25 N.                     

B. 2,25.10-2 N.

C. 2,25.10-3 N.               

D. 2,25.10-5 N.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi 2 quả cầu tiếp xúc nhau:

q1'=q2'=q1+q22=3,5.108+4.1082 = 2,5.10-9 C

Lực tương tác giữa hai quả cầu:

F=kq1'q2'r2=9.109.2,5.10920,052 =  2,25.10-5 N

Câu 3. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa về điện đặt cách nhau 15 cm trong không khí. Giả sử có 2.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 0,04 N.

B. 0,4.10-4 N.

C. 4.10-3 N.

D. 4 N.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ lớn mỗi quả cầu:

q1=q2=n.e=2.1012.1,6.1019 = 3,2.10-7 C

Lực tương tác giữa hai quả cầu:

F=kq1'q2'r2=9.109.3,2.10720,152 =  0,04 N

Câu 4. Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa về điện đặt cách nhau 20 cm trong không khí. Giả sử có 4.1011 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Tính độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó?

A. 0,041 N.

B. 4,1.10-4 N.

C. 4,1.10-3 N.

D. 4,1 N.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ lớn mỗi quả cầu:

q1=q2=n.e=4.1011.1,6.1019 = 6,4.10-8 C

Lực tương tác giữa hai quả cầu:

F=kq1'q2'r2=9.109.6,4.10820,32 =  4,1.10-4 N

Câu 5. Cho hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang hai điện tích

q1 = - 35.10-8 C, q2 = 4.10-8 tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra. Điện tích của mỗi quả cầu có giá trị là?

A. 1,55.10-7 C.

B. -1,55.10-7 C.

C. 1,55.10-9 C.

D. -1,55.10-9 C.

Đáp án: B

Giải thích:

Điện tích mỗi quả cầu sau khi tách ra:

q1'=q2'=q1+q22=35.108+4.1082 = -1,55.10-7 C

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo thuyết êlectron:

+ Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

+ Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo thuyết êlectron thì êlectron là hạt có mang điện tích q = -1,6.10-19 (C), có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. Như vậy nế nói “êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác” là không đúng.

Câu 8. Trong các chất sau đây:

I. Dung dịch muối NaCl; II. Sứ; III. Nước nguyên chất; IV. Than chì.

Những chất điện dẫn là:

A. I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III.

Đáp án: C

Giải thích:

Dung dịch muối ăn và than chì là hai chất dẫn điện.

Câu 9. Trong các cách nhiễm điện: I. do cọ xát; II. Do tiếp xúc; III. Do hưởng ứng.

Ở cách nào thì tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi?

A. I

B. II

C. III

D. cả 3 cách

Đáp án: C

Giải thích:

Ở hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, hai phần của vật nhiễm điện trái dấu có cùng độ lớn, tổng đại số điện tích trên vật không thay đổi.

Câu 10. Trong các chất sau đây: I. Thủy tinh; II: Kim Cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa. Những chất điện môi là:

A. I và II

B. III và IV

C. I và IV

D. II và III

Đáp án: A

Câu 11. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống nhau đặt trên hai giá cách điện mang các điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra. Khi đó:

A. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có cùng độ lớn là |q1 + q2|

B. Hai quả cầu cùng mang điện tích âm có cùng độ lớn là |q1 + q2|

C. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 có đáp án

D. Hai quả cầu cùng mang điện tích dương có độ lớn là Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 có đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ hai quả cầu là một hệ cô lập về điện. Theo định luật bảo toàn điện tích, tổng đại số của các điện tích của hai quả cầu không đổi. Mặt khác điện tích q1 dương, q2 âm và độ lớn của điện tích q1 lớn hơn điện tích q2 nên sau khi hai quả tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra thì hai quả cầu cùng mang điện tích dương, có cùng độ lớn là

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 11 có đáp án

Câu 12. Ba quả cầu bằng kim loại A, B, C đặt trên 3 giá cách điện riêng rẽ. Tích điện dương cho quả cầu A. Trường hợp nào sau đây thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện âm.

A. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi cho quả cầu A chạm vào quả cầu B, sau đó tách quả cầu A ra.

B. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C , rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu B, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

C. Cho quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C, rồi đưa quả cầu A lại gần quả cầu C, sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B.

D. Không có Phương án nào khả thi vì quả cầu A ban đầu được tích điện dương.

Đáp án: C

Giải thích:

Cho hai quả cầu B tiếp xúc với quả cầu C tạo thành một vật dẫn điện. Đưa quả cầu A lại gần quả cầu C thì xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Quả cầu C gần quả cầu A sẽ nhiễm điện âm do các electron tự do của B và C bị kéo về gần A, quả cầu B thiếu electron nên nhiễm điện dương. Sau đó tách quả cầu C ra khỏi quả cầu B thì quả cầu B bị nhiễm điện dương, quả cầu C bị nhiễm điện.

Câu 13. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. Hai quả cầu đẩy nhau.

B. Hai quả cầu hút nhau.

C. Không hút mà cũng không đẩy nhau.

D. Hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau.

Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo thuyết êlectron thì: Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. Còn nhiễm điện do tiếp xúc thì êlectron chuyển từ vật ày sang vật kia dẫn đến vật này thừa hoặc thiếu êlectron. Nên phát biểu “Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện” là không đúng.

Câu 15. Phát biết nào sau đây là không đúng

A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định nghĩa: Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật có chứa rất ít điện tích tự do. Như vậy phát biểu “Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do” là không đúng.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ dòng điện trường. Đường sức điện có đáp án

Trắc nghiệm Công của lực điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện thế. Hiệu điện thế có đáp án

Trắc nghiệm Tụ điện có đáp án

Trắc nghiệm Dòng điện không đổi. Nguồn điện có đáp án

1 7,890 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: