TOP 40 câu Trắc nghiệm Kính hiển vi (có đáp án 2023) – Vật Lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Bài 33: Kính hiển vi có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 33.

1 3,382 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 33: Kính hiển vi

Câu 1. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật.                            

B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.             

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Đáp án: C

Giải thích:

Vật kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ nên ảnh tạo ra là ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Câu 2. Kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ như thế nào?

A. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ cỡ mm, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

B. Vật kính và thị kính có tiêu cự nhỏ cỡ mm, khoảng cách giữa chúng không đổi.

C. Vật kính có tiêu cự cỡ mm, thị kính có tiêu cự nhỏ hơn, khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

D. Vật kính có tiêu cự cỡ mm, thị kính có tiêu cự lớn hơn, khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án: D

Giải thích:

Kính hiển vi gồm vật kính và thị kính là các thấu kính hội tụ, vật kính có tiêu cự cỡ mm, thị kính có tiêu cự lớn hơn, khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 3. Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. Ảnh thật, ngược chiều với vật.                                   

B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

C. Ảnh thật, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.               

D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Thị kính của kính hiển vi là thấu kính hội tụ, ảnh sau khi đi qua vật kính nằm trong khoảng tiêu cự của thị kính nên ảnh tạo ra sau thị kính là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.

Câu 4. Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào?

A. Ảnh thật, lớn hơn vật.                                      

B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

C. Ảnh thật, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.               

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh tạo bởi kính hiển vi có các tính chất ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật

Câu 5. Chọn câu sai.

A. Kính hiển vi là quang cụ hỗ trợ cho mắt có số bội giác lớn hơn rất nhiều so với số bội giác của kính lúp.

B. Độ dài quang học của kính hiển vi là khoảng cách từ tiêu điểm ảnh chính của vật kính đến tiêu điểm vật chính của thị kính.

C. Vật kính của kính hiển vi có thể coi là một thấu kính hội tụ có độ tụ rất lớn khoảng hàng trăm điôp.

D. Thị kính của kính hiển vi là một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài mm và có vai trò của kính lúp.

Đáp án: D

Giải thích:

A – đúng

B – đúng

C – đúng

D – sai vì thị kính của kính hiển vi là một thấu kính hội tụ có tiêu cự vài cm và có vai trò của kính lúp.

Câu 6. Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện cách nào sau đây (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt)?

A. Dời vật trước vật kính.                                     

B. Dời ống kính trước vật.

C. Dời thị kính so với vật kính.                   

D. Dời mắt ở phía sau thị kính.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện dời ống kính trước vật.

Câu 7. Trong trường nào thì góc trông ảnh của vật qua kính hiển vi có trị số không phụ thuộc vị trí mắt sau thị kính?

A. Ngắm chừng ở điểm cực cận.                           

B. Ngắm chừng ở điểm cực viễn nói chung.

C. Ngắm chừng ở vô cực.                                     

D. Không có vì góc trông ảnh luôn phụ thuộc vị trí mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi ngắm chừng ở vô cực thì góc trông ảnh không phụ thuộc vào vị trí mắt sau kính.

Câu 8. Số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực có (các) tính chất nào sau đây?

A. Tỉ lệ thuận với tiêu cự vật kính.              

B. Tỉ lệ thuận với tiêu cự thị kính.

C. Tỉ lệ thuận với độ dài quang học của kính.        

D. Tỉ lệ nghịch với bình phương tiêu cự vật kính.

Đáp án: C

Giải thích:

Số bội giác G=δDf1f2 nên

- tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính.

- tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính.

- tỉ lệ thuận với độ dài quang học .

Câu 9. Trên vành vật kính của kính hiển vi thường có ghi các con số. Ý nghĩa của các con số này là gì?

A. Số phóng đại ảnh.                                  

B. Tiêu cự.

C. Độ tụ.                                                    

D. Số bộ giác khi ngắm chừng ở vô cực.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có G=k1G2. Trên vành vật kính của kính hiển vi thường có ghi các con số. Ý nghĩa của các con số này là số phóng đại ảnh k1.

Câu 10. Trên vành thị kính của kính hiển vi thường có ghi các con số. Ý nghĩa của các con số này là gì?

A.  Số phóng đại ảnh.                                 

B. Tiêu cự.

C. Độ tụ.                                                    

D. Số bộ giác khi ngắm chừng ở vô cực.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có G=k1G2. Trên vành thị kính của kính hiển vi thường có ghi các con số. Ý nghĩa của các con số này là số bộ giác khi ngắm chừng ở vô cực G2.

Câu 11. Công thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực (G) là

A. G = k2G2.                

B. G=δf1.                   

C. G=Df1.                   

D. G=δDf1f2.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có G=k1G2=δDf1f2

Câu 12. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt người quan sát đặt sát thị kính. Mắt không có tật và có điểm cực cận xa mắt 21 cm. Xác định phạm vi đặt vật trước vật kính.      

A. 5,1 cm ÷ 1631 cm.                                    

B. 8571664 cm ÷ 3364 cm.

C. 8571664 cm ÷ 1631 cm.                       

D. 5,1 cm ÷ 1937 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Tiêu cực của thị kính: f2=125=0,04m=4cm

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1dC;dVO1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2O2A2B2d2/          dMOCC;OCV0MatV

d2/=OCC=21d2=d2/f2d2/f2=3,36

d1/=ld2=17,14dC=d1/f1d1/f1=8571664

d2/=OCV=d2=f2=4

d1/=ld2=16,5dV=d1/f1d1/f1=3364

Câu 13. Một kính hiển vi mà vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 5 cm. Độ dài quang học của kính là 18 cm. Người quan sát mắt đặt sát kính để quan sát một vật nhỏ. Để nhìn rõ thì vật đặt trước vật kính trong khoảng từ 119113 cm đến 1918 cm. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt người đó.

A. 25 cm ÷ ∞.                

B. 20 cm  ÷  ∞.              

C. 20 cm  ÷ 120 cm.                

D. 25 cm ÷ 120 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1dC;dVO1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=24O2A2B2d2/          dMOCC;OCV0MatV

d1=119113d1/=d1f1d1f1=1196d2=ld1/=256

d2/=d2f2d2f2=25OCC=25cm

d1=1918d1/=d1f1d1f1=19d2=ld1/=5d2/=OCV=

Câu 14. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20 cm đến vô cùng, đặt mắt sát vào thị kính của kính hiển vi có fl = 0,5 cm và f2 = 4 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết. Vật đặt cách vật kính một khoảng d1 = 0,51 cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là:

A. 20 cm.                       

B. 28cm.                       

C. 35 cm.                       

D. 25 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1dC;dVO1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2O2A2B2d2/          dMOCC;OCV0MatV

+ Khi trong trạng thái không điều tiết: dM=OCV=d2/=d2=f2=4cm

d1/=d1f1d1f1=0,51.0,50,510,5=25,5f1+δ+f2=d1/+d2δ=25cm

Câu 15. Kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 0,1 cm, thị kính với tiêu cự 2 cm và độ dài quang học 18 cm. Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Xác định phạm vi đặt vật trước vật kính để mắt có thể nhìn rõ ảnh của vật qua kính.

A. 9139080 cm ÷ 1811800 cm.                            

B. 1141135 cm ÷ 91900 cm.

C. 1141135 cm ÷ 1811800 cm.                             

D. 9139080 cm  ÷ 91900  cm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1dC;dVO1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=20,1O2A2B2d2/          dMOCC;OCV2MatV 

d2/=2OCC=23d2=d2/f2d2/f2=1,84d1/=ld2=18,26

dC=d1/f1d1/f1=9139080

d2/=2OCV=d2=f2=2d1/=ld2=18,1dV=d1/f1d1/f1=1811800

Câu 16. Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là 1 cm và 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận 20 cm. Người này ngắm chừng ở vô cực. Tính số bội giác của ảnh.

A. 80.                  

B. 60.                            

C. 90.                            

D. 120.

Đáp án: A

Giải thích:

G=δDf1f2=16.201.4=80

Câu 17. Một người mắt tốt có khoảng thấy rõ ngắn nhất là 25 cm, đặt mắt sát vào thị kính để quan sát vật nhỏ qua kính hiển vi trong trạng thái mắt không phải điều tiết. Khi đó số bội giác là 100 và khoảng cách từ vật kính đến thị kính là 26 cm. Biết tiêu cự của thị kính lớn gấp 5 lần tiêu cự của vật kính. Tiêu cự của vật kính là

A. 1 cm.                        

B. 1,6 cm.                      

C. 0,8 cm.                      

D. 0,5 cm.

Đáp án: A

Giải thích:

G=δDf1f2=100δ=1f1f2=266f1f2=5f1;D=25f1=1cm

Câu 18. Kính hiển vi có vật kính với tiêu cự 0,1 cm, thị kính với tiêu cự 2 cm và độ dài quang học 18 cm. Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Quan sát các hồng cầu có đường kính 7µm. Tính góc trông ảnh của các hồng cầu qua kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

A. 0,063 rad.                  

B. 0,086 rad.                           

C. 0,045 rad.                           

D. 0,035 rad.

Đáp án: A

Giải thích:

G=δDf1f2=18.250,1.2=2250G=αα0α=Gα0Gtanα0=GABOCC

α=0,063rad

Câu 19. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,4 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm, đặt cách nhau 20 cm. Một người có điểm cực viễn cách mắt 44 cm và có điểm cực cận cách mắt 27 cm, đặt mắt sát thị kính để quan sát một vật nhỏ AB cao 0,01 cm. Vật đặt cách vật kính một đoạn d1 = 0,41 cm thì người đó

A. không quan sát được ảnh của AB.                     

B. quan sát được ảnh của AB với góc trông 0,15 rad.

C. quan sát được ảnh của AB với số bội giác 400. 

D. quan sát được ảnh của AB với số bội giác 300.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2O2A2B2d2/          dM=OCC;OCV0MatV

d1=0,41d1/=d1f1d1f1=16,4d2=ld1/=3,6d2/=d2f2d2f2=36

dM=d2/=36OCC;OCV Mắt nhìn thấy ảnh

k=k1k2=d1/d2/d1d2=16,4.360,41.3,6=400

α=tanα=A2B2dM=kABdM=400.0,0136=19rad/sG=αα0tanαtanα0=A2B2dMABOCC=kOCCdM=400.2736=300

Câu 20. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 50 cm, đặt mắt sát vào thị kính của kính hiển vi mà vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là 0,5 cm và 4 cm. Độ dài quang học của kính hiển vi là 16 cm. Độ bội giác có thể là:

A. 131.                          

B. 162.                                    

C. 155.                          

D. 190.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=20,5O2A2B2d2/          dM=OCC;OCV0MatV

+ Độ bội giác theo định nghĩa: 

G=αα0=tanαtanα0=A2B2dMABOCC

=k1k2OCCdM=d1/d2/d1'd2OCCdM

G=d1/OCCd1d2=d1/f1f1.OCCd2

=ld2f1f1.OCCd2=δ+f2d2f1.OCCd2

+ Khi ngắm chừng ở điểm cực cận: dM=OCC=15cmd2/=15cm

d2=d2/f2d2/f2=6019

GC=δ+f2d2f1.OCCd2=160

+ Khi ngắm chừng ở điểm cực viễn: dM=OCV=50cmd2/=50cm

d2=d2/f2d2/f2=10027

GV=δ+f2d2f1.OCCd2=132

132G160

Câu 21. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt ở trong khoảng từ 15 cm đến 45 cm. Người này đặt mắt sát vào thị kính của một kính hiển vi và quan sát được ảnh của một vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Cho biết tiêu cự của vật kính bằng 1 cm, tiêu cự của thị kính bằng 5 cm, độ dài quang học của kính hiển vi bằng 10 cm. Khi đó khoảng cách từ vật đến vật kính là d1 và độ bội giác của ảnh là G. Giá trị d1G gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 20cm                        

B. 28cm                         

C. 35cm               

D. 38cm

Đáp án: D

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=16O2A2B2d2/          dM=OCV0MatV

+ Khi trong trạng thái không điều tiết: dM=OCV=45cmd2/=45cm

d2=d2/f2d2/f2=4,5

d1/=ld2=11,5d1=d1/f1d1/f1=2321

+ Số bội giác: G=αα0tanαtanα0=A2B2dMABOCC

=k1k2OCCdM=d1/d2/d1d2.OCCdM=d1/OCCd1d2

G=d1/OCCd1d2=11,5.152321.4,5=35=d1G=38,3cm

Câu 22. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 2 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm được đặt cách nhau một khoảng không đổi 16 cm. Một người mắt không có tật, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 24 cm, đặt mắt sát vào thị kính để quan sát vật nhỏ AB mà mắt không phải điều tiết. Nếu góc trông ảnh là 0,02 rad thì:

A. vật đặt cách vật kính một khoảng 2,1 cm.         

B. số bộ giác là 20.

C. chiều cao vật là 0,016 cm.                                

D. độ lớn số phóng đại ảnh qua vật kính là 6.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=16O2A2B2d2/=          dM=0MatV

d2=f2=4kd1/=ld2=12

d1=d1/f1d1/f1=2,4k1=d1/d1=5

+ Số bội giác: G=δOCCf1f2=10.242.4=30

+ Góc trông ảnh: αtanα=A2B2A2O2=A1B1A1O2=k1ABA1O2

AB=αf2k1=0,02.45=0,016cm

Câu 23. Một kính hiển vi, trên vành vật kính có ghi x100, trên vành thị kính có ghi x5. Một người mắt tốt có thể nhìn rõ các vật từ 20 cm đến vô cùng, đặt mắt sát vào thị kính để quan sát các hạt bụi có đường kính cỡ 7,5 mm trong trạng thái không điều tiết. Góc trông ảnh qua thị kính là:

A. 15.10-3 rad.                

B. 18,75.10-3 rad.           

C. 1,5.10-3 rad.               

D. 1,875.10-3 rad.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Trên vành vật kính có ghi x100 nghĩa là k1=100

+ Trên vành thị kính có ghi x5 nghĩa là: 25cmf2=5f2=5cm

Góc trông ảnh: αtanα=A1B1A1O2=k1ABf2

α=100.7,5.1060,05=15.103rad

Câu 24. Một kính hiển vi, trên vành vật kính có ghi x100, trên vành thị kính có ghi x5. Một người cận thị có thể nhìn rõ các vật từ 10 cm đến 50 cm, đặt mắt sát vào thị kính trên để quan sát các hạt bụi có đường kính cỡ 7,5 µm trong trạng thái không điều tiết. Biết độ dài quang học của kính hiển vi 10 cm. Tính góc trông ảnh qua thị kính?

A. 15.10-3 rad.                

B. 18,75.10-3 rad.           

C. 17,25.10-3 rad.           

D. 1,875.10-3 rad

Đáp án: C

Giải thích:

+ Trên vành kính có ghi x 100 nghĩa là: k1=δf1=100f1=0,1cm

+ Trên vành thị kính có ghi x5 nghĩa là: 25cmf2=5f2=5cm

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/             d2l=f1+δ+f2=15,1O2A2B2d2/       dM=OCV0MatV

+ Khi trong trạng thái không điều tiết: dM=OCV=50cmd2/=50cm

d2=d2/f2d2/f2=5011d1/=ld2=1161110k=d1/f1f1.f2d2f2=1150

+ Góc trông ảnh: α=tanα=A2B2dM=kABdM=1150.7,5.1060,5=17,25.103rad

Câu 25. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 2,4 cm thị kính có tiêu cự 4 cm được đặt cách nhau một khoảng không đổi 16 cm. Để chiếu ảnh của vật lên một màn, với độ lớn số phóng đại 40 thì vật đặt cách vật kính một khoảng d1 và màn cách thị kính một khoảng x. Giá trị của x/d1 gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 15.                  

B. 16.                            

C. 18.                            

D. 19.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: 

k=d1/f1f1.f2d2f2=16d22,42,4.4d24

+ Nếu k=40d2=412115d2/=d2f2d2f2=1033<0Loai

+ Nếu k=+40d2=4,384

d2/=d2f2d2f2=1033<0=xd1/=11,616d1=d1/f1d1/f1=3,025cm

xd1=15,09

Câu 26. Một kính hiển vi mà vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 6 cm. Độ dài quang học của kính là 11,3 cm. Người quan sát mắt tốt giới hạn nhìn rõ từ 24 cm đến vô cực. Mắt đặt sát thị kính để quan sát ảnh một vết mỡ AB phía trên tấm kính trong trạng thái điều tiết tối đa. Giữ kính cố định, lật úp tấm kính thì độ bội giác của ảnh lúc này là G. Nếu tấm có độ dày 0,009 cm và chiết suất 1,5 giá trị G gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 75.                  

B. 66.                            

C. 58.                            

D. 49.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=18,3O2A2B2d2/=          dM=OCC0MatV

+ Khi trong trạng thái điều tiết tối đa: dM=OCC=24cmd2/=24cm

d2=d2/f2d2/f2=4,8cmd1/=ld2=13,5cmd1=d1/f1d1/f1=1,08cm=a

+ Khi lật úp tấm kính, tấm kính có tác dụng giống như việc dịch vật theo chiều truyền ánh sáng một đoạn

 Δs=e11n=0,003cmnên vật chỉ còn cách vật kính một đoạn

d1=a+eΔs=1,08+0,0090,003=1,086cm

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1'/       d2l=f1+δ+f2=18,3O2A2B2d2/        dM0MatV

d1/=d1f1d1f1=54343d2=ld1/=2439430d2/=d2f2d2f2=487847

+ Số bội giác: 

G=αα0tanαtanα0=A2B2dMABOCC=k1k2OCCdM=d1/d1.d2/d2OCCdM=d1/d1.OCCd2=49,2

Câu 27. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 0,5 cm, thị kính có độ tụ 25 dp đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5 cm. Mắt quan sát viên không có tật và có điểm cực cận xa mắt 21 cm, đặt sát thị kính để quan sát vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,35 µm.         

B. 2,45 µm.                   

C. 0,85 µm.                   

D. 1,45 µm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Tiêu cự của kính: f2=125=0,04m

+ Độ dài quang học: δ=lf2f1=0,16m

Để phân biệt được hai điểm AB trên vật thì góc trông ảnh A2B2 lớn hơn năng suất phân li:

εαtanα=A1B1A1O2=δf1.ABf2

ABf1f2δε=0,005.0,040,16.3.104=0,375.106m

Câu 28. Một kính hiển vi mà vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rõ từ 15 cm đến 50 cm, đặt mắt sát vào thị kính và điều chỉnh để quan sát trong trạng thái không điều tiết. Biết năng suất phân li của mắt là 13500 rad. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người đó còn phân biệt được ảnh của chúng qua kính là:

A. 0,35 µm.         

B. 2,45 µm.                   

C. 0,85 µm.                   

D. 0,65 µm.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: 

ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=21O2A2B2d2/          dM=OCC0MatV

+ Khi trong trạng thái không điều tiết:

dM=OCV=50cmd2/=50cm

d2=d2/f2d2/f2=10027d1/=ld2=46727

+ Tính k=d1/f1f1.f2d2f2=220

+ Để phân biệt được hai điểm A, B thì: αtanα=A2B2dM=k1k2ABdMε

ABεdMk1k2=13500.0,5220=0,65.106m

Câu 29. Một kính hiển vi mà vật kính có tiêu cự 1 cm, thị kính có tiêu cự 6 cm, khoảng cách hai thấu kính là 18,3 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rõ từ 24 cm đến vô cùng, đặt mắt sát thị kính để quan sát ảnh một vết mỡ AB phía trên tấm kính trong trạng thái điều tiết tối đa. Giữ kính cố định, lật úp tấm kính thì khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người đó còn phân biệt được ảnh của chúng qua kính là x. Năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad. Nếu tấm có độ dày 0,009 cm và chiết suất 1,5 giá trị x gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,5 µm.                     

B. 2,45 µm.                   

C. 0,85 µm.                   

D. 0,65 µm.

Đáp án: A

Giải thích:

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=18,3O2A2B2d2/          dM=OCC0MatV

+ Khi trong trạng thái điều tiết tối đa: dM=OCC=24cmd2/=24cm

d2=d2/f2d2/f2=4,8cm

d1/=ld2=13,5cm

d1=d1/f1d1/f1=1,08cm=a

+ Khi lật úp kính lúp, tấm kính có tác dụng giống như việc dịch vật theo chiều truyền ánh sáng một đoạn Δx=e11n=0,003cm nên vật chỉ còn cách vật kính một đoạn

d1=a+eΔs=1,08+0,0090,003=1,086cm

+ Sơ đồ tạo ảnh: ABd1O1A1B1d1/          d2l=f1+δ+f2=18,3O2A2B2d2/          dM0MatV

d1/=d1fd1f1=54343

d2=ld1/=2439430k1=f1d1f1=50043

ABεd2k1=3.104.24,39/430500/43=1,4634.106m

Câu 30. Kính hiển vi có tiêu cự vật kính là 5 mm; tiêu cự của thị kính là 2,5 cm và độ dài quang học 17 cm. Người quan sát có khoảng cực cận 20 cm. Số bội giác của kính ngắm chừng ở vô cực có trị số là:

A. 170.                          

B. 272                                     

C. 340.                                    

D. 550.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ bội giác G=δDf1f2=0,17.0,20,005.0,025=272

Câu 31. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo;(3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật; (5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất?

A. (1) + (5)

B. (2) + (3)

C. (1) + (3) + (5)

D. (2) + (4) + (5)

Đáp án: D

Giải thích:

Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất sau:

Ảo; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật.

Câu 32. Một kính hiển vi vật kính có tiêu cự 0,8 cm, thị kính có tiêu cự 8 cm. hai kính đặt cách nhau 12,2 cm. Một người mắt tốt (cực cận cách mắt 25 cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh. Độ bội giác ảnh khi ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết là

A. 13,28.

B. 47,66.

C. 40,02.

D. 27,53.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có

Câu 33. Một người có mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 25 cm quan sát trong trạng thái không điều tiết qua một kính hiển vi mà thị kính có tiêu cự gấp 10 lần thị kính thì thấy độ bội giác của ảnh là 150. Độ dài quang học của kính là 15 cm. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là

A. 5 cm và 0,5 cm.

B. 0,5 cm và 5 cm.

C. 0,8 cm và 8 cm.

D. 8 cm và 0,8 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có f2 = 10.f1, mặt khác G∞ = δ.Đ/ (f1.f2) = δĐ/(f1.10f1),

Suy ra f12 = δĐ/(10.G∞) = 15.25/(10.150) = 0,25 nên f1 = 0,5 cm; f2 = 5 cm.

Câu 34. Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn

D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

Đáp án: B

Giải thích:

Bộ phận chính của kính hiển vi là hai thấu kính hội tụ: vật kính O1 có tiêu cự rất ngắn (cỡ vài mm), thị kính O2 có tiêu cự ngắn (cỡ vài cm).

Câu 35. Một kính hiển vi, với vật kính có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 2,5 cm. Hai kính đặt cách nhau 15 cm. Người quan sát có giới hạn nhìn rỏ cách mắt từ 20 cm đến 50 cm. Xác định vị trí đặt vật trước vật kính để nhìn thấy ảnh của vật.

A. 0,5 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm.

B. 0,4206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm

C. 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm

D. 0,5406 cm ≥ d1 ≥ 0,6 cm

Đáp án: C

Giải thích:

Khi ngắm chừng ở cực cận:

Khi ngắm chừng ở cực viễn:

Phải đặt vật cách vật kính trong khoảng 0,5206 cm ≥ d1 ≥ 0,5204 cm.

Câu 36. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là

A. 67,2

B. 70

C. 96

D. 100

Đáp án: A

Giải thích:

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm

Suy ra: ẟ = 20 – 1 – 5 = 15cm và Đ = 24cm

Số bội giác của kính khi nắm chừng ở vô cực là:

Câu 37. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 có tiêu cự 1cm và thị kính O2 có tiêu cự 5cm. Biết khoảng cách O1O2 = 20cm. số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận là

A. 75

B. 70

C. 89

D. 110

Đáp án: C

Giải thích:

Theo bài ra: f1 = 1cm; f2 = 5cm; O1O2 = 20cm và Đ = 25cm

Số bội giác kính khi ngắm chứng ở điểm cực cận là: Gc = │k1.k2

Trong đó:

và 

Với

Suy ra k1 = 89/6 → Gc = 89.

Câu 38. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự 4mm, thị kính có tiêu cự 20mm. Biệt độ dài quang học bằng 156mm. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là

A. 4,00000mm

B. 4,10256mm

C. 1,10156mm

D. 4,10354mm

Đáp án: B

Giải thích:

Theo bài ra: f1 = 4mm; f2 = 20mm; ẟ = 156mm.

Khi ngắm chừng ở vô cực vô cực thì ảnh của vật qua vật kính tại tiêu diện của thị kính:

d’1 = ẟ + f1 = 156 + 4 = 160mm

Câu 39. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo; (3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật; (5) Lớn hơn vật. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

A. (1) + (3)

B. (2) + (4)

C. (1) + (4) + (5)

D. (2) + (4) + (5)

Đáp án: C

Giải thích:

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất:

Thật; Ngược chiều với vật; Lớn hơn vật

Câu 40. Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính.

(1) Thật; (2) ảo; (3) Cùng chiều với vật; (4) Ngược chiều với vật; (5) Lớn hơn vật.

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có tính chất nào?

A. (1) + (4)

B. (2) + (4)

C. (1) + (3) + (5)

D. (2) + (3) + (5).

Đáp án: D

Giải thích:

Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh so với vật của nó có các tính chất:

Ảnh ảo; cùng chiều với vật; lớn hơn vật.

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Kính thiên văn có đáp án

Trắc nghiệm Điện tích. Định luật Cu-lông có đáp án

Trắc nghiệm Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích có đáp án

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ dòng điện trường. Đường sức điện có đáp án

Trắc nghiệm Công của lực điện có đáp án

1 3,382 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: