TOP 40 câu Trắc nghiệm Dòng điện trong chất khí (có đáp án 2023) – Vật lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 15.

1 7476 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 15: Dòng điện trong chất khí

Câu 1. Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự dẫn điện của chất khí?

A. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện.

B. Khi bị đốt nóng chất khí có các hạt tải điện nên dẫn điện.

C. Chất khí dẫn điện tốt hơn kim loại.

D. Sự truyền dòng điện trong chất khí gọi là sự phóng điện.

Đáp án: C

Giải thích:

Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện. Khi bị đốt nóng chất khí có các hạt tải điện nên dẫn điện. Sự truyền dòng điện trong chất khí gọi là sự phóng điện. Chất khí dẫn điện kém hơn kim loại.

Câu 2. Chất khí không dẫn điện ở điều kiện thường vì:

A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.

B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.

C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện do các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải điện.

Câu 3. Khi bị đốt nóng chất khí dẫn điện vì

A. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.

B. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.

C. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.

D. mật độ các hạt tải điện tăng.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi bị đốt nóng chất khí dẫn điện vì các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.

Câu 4. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Ở điều kiện bình thường không khí dẫn điện tốt.

B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện tốt hơn kim loại và chất điện phân.

C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa.

D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.

Đáp án: C

Giải thích:

Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa.

Câu 5. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi.

B. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.

C. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện.

D. Hạt tải điện trong chất khí là: ion dương, ion âm và electron.

Đáp án: B

Giải thích:

Dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

Câu 6. Hạt tải điện trong chất khí là

A. electron tự do.                              

B. lỗ trống.

C. ion dương và ion âm.                    

D. ion dương, ion âm và electron tự do.

Đáp án: D

Giải thích:

Hạt tải điện trong chất khí là: ion dương, ion âm và electron tự do.

Câu 7. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của:

A. các ion dương và các electron tự do.                                    

B. ion âm và các electron tự do.

C. ion dương và ion âm.                    

D. ion dương, ion âm và electron tự do.

Đáp án: D

Giải thích:

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

Câu 8. Bản chất dòng điện trong chất khí là

A. dòng ion dương và ion âm dịch chuyển theo chiều điện trường.

B. dòng ion âm và electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

C. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường, electron và dòng ion âm chuyển động ngược chiều điện trường.

D. dòng các ion dương, ion âm dịch chuyển theo chiều điện trường và dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện trong chất khí là dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường, electron và dòng ion âm chuyển động ngược chiều điện trường.

Câu 9. Khi nói về dòng điện trong chất khí, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác dụng của tác nhân ion hóa.

B. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và âm.

C. Dòng điện trong chất khí không phụ thuộc vào hiệu điện thế.

D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng vì dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác dụng của tác nhân ion hóa.

B – sai vì dòng điện trong chất khí là dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường, electron và dòng ion âm chuyển động ngược chiều điện trường.

C – sai vì dòng điện trong chất khí phụ thuộc vào hiệu điện thế.

D – dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

Câu 10. Khi nói về dòng điện trong chất khí, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng.

B. Trong quá trình dẫn điện không tự lực U và I luôn tỉ lệ thuận với nhau.

C. Dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

D. Hạt tải điện trong chất khí chỉ có ion dương và ion âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện trong chất khí không tuân theo định luật Ôm.

Câu 11. Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi:

A. hiệu điện thế U giữa hai bản cực có giá trị nhỏ nhất.

B. hiệu điện thế U giữa hai bản cực bão hòa.

C. hiệu điện thế U giữa hai bản cực đủ lớn để công của lực điện trường do nó sinh ra có thể đưa được toàn bộ các hạt tải điện vào khối khí về được các điện cực.

D. hiệu điện thế U giữa hai bản cực có giá trị lớn nhất.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong quá trình dẫn điện không tự lực của khí, dòng điện đạt giá trị bão hòa khi: hiệu điện thế U giữa hai bản cực đủ lớn để công của lực điện trường do nó sinh ra có thể đưa được toàn bộ các hạt tải điện vào khối khí về được các điện cực.

Câu 12. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí:

A. có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí và duy trì tác nhân.

B. chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

C. không cần ta chủ động tạo ra hạt tải điện.

D. luôn tuân theo định luật Ôm.

Đáp án: C

Giải thích:

Quá trình dẫn điện không tự lực là quá trình dẫn điện nhờ các tác nhân ion hóa chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào. Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

Câu 13. Chọn đáp án sai về quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí?

A. Quá trình dẫn điện không tự lực là quá trình dẫn điện nhờ các tác nhân ion hóa, chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

B. Sự dẫn điện của chất khí là tự lực nếu nó có thể xảy ra và duy trì khi đốt nóng mạnh chất khí, và duy trì tác nhân.

C. Chất khí phóng điện tự lực khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh ion hóa khí, tách phân tử khí thành ion dương và electron tự do.

D. Trong quá trình phóng điện thành tia, ngoài sự ion hóa do va chạm còn có sự ion hóa do tác dụng của bức xạ có trong tia lửa điện.

Đáp án: A

Giải thích:

Quá trình dẫn điện không tự lực là quá trình dẫn điện nhờ các tác nhân ion hóa, chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Cường độ dòng điện trong chất khí ở áp suất thường tăng lên khi hiệu điện thế tăng.

B. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và âm.

C. Dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác dụng của tác nhân ion hóa.

D. Dòng điện trong chất khí không phụ thuộc vào hiệu điện thế.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện chạy qua không khí ở hiệu điện thế thấp khi không khí được đốt nóng, hoặc chịu tác dụng của tác nhân ion hóa.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chất khí dẫn điện tốt hơn kim loại và chất điện phân.

B. Chất điện phân dẫn điện tốt hơn chất khí và kim loại.

C. Chất khí dẫn điện kém kim loại nhưng tốt hơn chất điện phân.

D. Kim loại dẫn điện tốt hơn chất khí và chất điện phân.

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại dẫn điện tốt hơn chất khí và chất điện phân.

Câu 16. Câu nào sau đây không đúng khi nói đến quá trình dẫn điện tự lực?

A. Có thể tự duy trì không cần tạo ra hạt tải điện.

B. Chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

C. Hai kiểu phóng điện thường gặp nhất là tia lửa điện và hồ quang điện.

D. Tùy cơ chế sinh hạt tải điện mới mà ta có các kiểu phóng điện tự lực khác nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Quá trình dẫn điện tự lực có thể tự duy trì không cần tạo ra hạt tải điện. Tùy cơ chế sinh hạt tải điện mới mà ta có các kiểu phóng điện tự lực khác nhau. Có hai kiểu phóng điện thường gặp nhất là tia lửa điện và hồ quang điện.

Câu 17. Câu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là do nguyên tử tự suy yếu và tách thành electron tự do và ion dương.

B. Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua gây ra là hiện tượng nhân hạt tải điện.

C. Khi có quá trình nhân số hạt tải điện thì cường độ điện trường tại các điểm khác nhau ở giữa hai bản cực không giống nhau.

D. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí do dòng điện chạy qua gây ra là hiện tượng nhân hạt tải điện. Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa.

Câu 18. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?

A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.

B. Đốt nóng khí để nó bị ion hóa tạo thành điện tích.

C. Catot bị làm nóng đỏ nên có khả năng tự phát ra electron.

D. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.

Đáp án: B

Giải thích:

Có 4 cách chính để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:

+ Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa.

+ Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp.

+ Catot bị dòng điện nung nóng đỏ nên có khả năng tự phát ra electron.

+ Catot không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào làm bật các electron ra khỏi catot và trở thành hạt tải điện.

Câu 19. Câu nào sau đây không đúng khi nói về tia lửa điện?

A. Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực.

B. Tia lửa điện có thể hình thành trong không khí ở điều kiện thường, khi điện trường đạt giá trị cỡ 3.106 V/m.

C. Tia lửa điện được dùng phổ biến trong động cơ nổ.

D. Tia lửa điện có thể hình thành trong mọi điều kiện.

Đáp án: D

Giải thích:

Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực, có thể hình thành trong không khí ở điều kiện thường, khi điện trường đạt giá trị cỡ 3.106 V/m. Tia lửa điện được dùng phổ biến trong động cơ nổ.

Câu 20. Cách tạo ra tia lửa điện là

A. đặt vào hai đầu của hai thanh than một hiệu điện thế khoảng 40 V đến 50 V.

B. tạo một điện trường rất lớn khoảng 106 V/m trong chân không.

C. tạo một điện trường rất lớn khoảng 106 V/m trong không khí.

D. nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện.

Đáp án: C

Giải thích:

Cách tạo ra tia lửa điện là tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106 V/m trong không khí.

Câu 21. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng

A. trong kĩ thuật hàn điện.

B. trong kĩ thuật mạ điện.

C. trong điốt bán dẫn.

D. trong ống phóng điện tử.

Đáp án: A

Giải thích:

Kĩ thuật hàn kim loại thường được hàn bằng hồ quang điện.

Câu 22. Khi tạo ra hồ quang điện, ban đầu ta cần phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau để

A. làm giảm điện trở ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than đi rất nhỏ.

B. làm tăng nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than lên rất lớn.

C. tăng tính dẫn điện ở chỗ tiếp xúc của hai thanh than.

D. tạo ra cường độ điện trường rất lớn.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi chập hai thanh than với nhau, nhiệt độ ở chỗ tiếp xúc rất lớn để tạo ra các hạt tải điện trong vùng không khí xung quanh hai đầu thanh than.

Câu 23. Hiện tượng nào sau đây có sự phát xạ nhiệt electron?

A. Tia lửa điện.

B. Sét.

C. Hồ quang điện.

D. Hồ quang điện và sét.

Đáp án: C

Giải thích:

Hiện tượng hồ quang điện có sự phát xạ nhiệt electron.

Câu 24. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?

A. đánh lửa ở bugi.                           

B. sét.

C. hồ quang điện.           

D. dòng điện chạy qua thủy ngân.

Đáp án: D

Giải thích:

Hiện tượng phóng điện trong chất khí là: đánh lửa ở bugi; sét; hồ quang điện.

Câu 25. Bản chất dòng điện trong chất khí khác với bản chất của dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân như thế nào?

A. Dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương, electron và ion âm.

B. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do, dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm, còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương, electron.

C. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do, dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm, còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương, ion âm và electron.

D. Dòng điện trong kim loại và trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do còn dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các electron tự do, dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm, còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương, ion âm và electron.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh để làm ion hóa khí, biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do.

B. Tia sét là một ví dụ về tia lửa điện trong tự nhiên.

C. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn.

D. Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng trong kĩ thuật mạ điện.

Đáp án: D

Giải thích:

Hồ quang điện được ứng dụng trong kĩ thuật hàn điện chứ không phải mạ điện.

Câu 27. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tia lửa điện?

A. gia công kim loại.

B. hàn điện.

C. đốt cháy khí nổ của động cơ.

D. tạo khí ozon để khử trùng.

Đáp án: D

Giải thích:

Tia lửa điện không được ứng dụng trong hàn điện.

Câu 28. Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hidro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hoá và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,8.1018 electron và 3,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là

A. I = 12,8 A; từ cực dương sang cực âm.

B. I = 1,28 A; từ cực dương sang cực âm.

C. I = 12,8 A; từ cực âm sang cực dương.

D. I = 1,28 A; từ cực âm sang cực dương.

Đáp án: D

Giải thích:

Chiều dòng điện trong ống phóng điện là từ cực dương sang cực âm của ống. Cường độ dòng điện qua ống:

I=qt=(ne+ni).et=(4,8.1018+3,2.1018).1,6.10191=1,28A.

Câu 29. Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa 2 điện cực cách nhau 40 cm. Quãng đường bay tự do của electron là 5 cm. Cho rằng năng lượng e nhận được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hóa chất khí, hãy tính xem một electron đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện?

A. 62 hạt.

B. 126 hạt.

C. 382 hạt.          

D. 510 hạt.

Đáp án: D

Giải thích:

Dựa vào hiệu ứng tuyết lở để giải thích. Từ hình 15.5 SGK trang 89 ta thấy:

Ban đầu có 1 electron, dưới tác dụng của điện trường sinh ra giữa hai điện cực electron sẽ bay từ điện cực âm về điện cực dương.

Cứ sau mỗi khoảng bay một quãng đường bằng quãng đường bay tự do trung bình λ = 5 cm thì mỗi electron có thể ion hóa các phần tử khí và sinh thêm được 1 electron. Khoảng cách giữa 2 điện cực là 40 cm, quãng đường bay tự do của electron là 5 cm nên sẽ có 8 khoảng xảy ra hiện tượng ion hóa chất khí. Vậy số electron sinh ra ở mỗi khoảng là:

• n = 1 → l = 4 cm: có 21=2 electron

số electron sinh thêm là: 2 – 1 = 1 hạt

• n = 2 → l = 8 cm: có 22=4 electron

số electron sinh thêm là: 4 – 2 = 2 hạt

• n = 3 → l = 12 cm: có 23=8 electron

số electron sinh thêm là: 8 – 4 = 4 hạt

• n = 4 → l = 16 cm: có 24=16 electron

số electron sinh thêm là: 16 – 8 = 8 hạt

• n = 5 → l = 20 cm: có 25=32 electron

số electron sinh thêm là: 32 – 16 = 16 hạt

• n = 6 → l = 24 cm: có 26=64 electron

số electron sinh thêm là: 64 – 32 = 32 hạt

• n = 7 → l = 28 cm: có 27=128 electron

số electron sinh thêm là: 128 – 64 = 64 hạt

• n = 8 → l = 32 cm: có 28=256 electron

số electron sinh thêm là: 256 – 128 = 128 hạt

Vậy tổng số electron sinh ra từ 1 electron ban đầu khi bay từ cực âm đến cực đương là: N1 = 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 32 + 64 + 128 = 255 hạt.

Tương ứng với mỗi electron sinh ra xuất hiện thêm một ion dương.

Vậy tổng số hạt sinh ra từ 1 electron ban đầu khi bay từ cực âm đến cực dương là:

N = 2.N1 = 510 hạt.

Câu 30. Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa 2 điện cực cách nhau 20 cm. Quãng đường bay tự do của electron là 4 cm. Cho rằng năng lượng e nhận được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hóa chất khí, hãy tính xem một electron đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện ?

A. 126 hạt.             

B. 16 hạt.

C. 62 hạt.            

D. 46 hạt.

Đáp án: C

Giải thích:

Cứ sau một quãng đường tự do, e sẽ va chạm với một nguyên tử và tạo thành 2 e và một ion dương. Vậy sau quãng đường giữa hai bản cực là 20 cm = 4.5 cm, số hạt mang điện sinh ra trong môi trường giữa hai điện cực là: 25 + 24 + 23 + 22 + 21 = 62 hạt.

Câu 31. Chọn phát biểu đúng

A. Không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện

B. Không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện

C. Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hoá

D. Chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở điều kiện thường, không khí là điện môi. Khi có tác nhân ion hóa (ví dụ như bị đốt nóng), không khí trở nên dẫn điện, có dòng điện chạy qua không khí từ bản nọ sang bản kia. Đó là sự phóng điện trong không khí.

Câu 32. Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện

A. Áp suất của chất khí cao

B. Áp suất của chất khi thấp

C. Hiệu điện thế rất cao

D. Hiệu điện thế thấp

Đáp án: C

Giải thích:

Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện hiệu điện thế rất cao để tạo ra một điện trường cực mạnh.

Ví dụ: Tia lửa điện (tia điện) là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí khi có tác dụng của điện trường đủ mạnh.

Câu 33. Tìm phát biểu sai

A. Các hạt điện dẫn trong chất khí là các ion dương, âm và electron

B. Tác nhân ion hoá là điều kiện cho sự dẫn điện của chất khí khi hiệu điện thế thấp.

C. Sự phóng điện tự do không cần tác nhân ion hoá khi hiệu điện thế rất cao.

D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ohm.

Đáp án: D

Giải thích:

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế giữa anot và catot có dạng phức tạp, không tuân theo định luật Ôm (trừ hiệu điện thế rất thấp)

Câu 34. Nhận xét nào sau đây sai đối với đồ thị vôn-ampe (Hình vẽ) của chất khí?

A. Khi U < Ub, dòng điện trong chất khí gần đúng tuân theo định luật Ôm

B. Khi Ub < U < Uc, dòng điện không thay đổi là do không có hạt tải điện

C. Khi U > Uc, dòng điện tăng vọt là vì có sự ion hoá do va chạm

D. Khi U > Uc sẽ xuất hiện tia lửa điện

Đáp án: B

Giải thích:

Khi Ub < U < Uc công của lực điện trường đủ lớn để có thể đưa được tất cả các electron tự do trong chất khí đó về được anot, nhưng chưa đủ lớn để ion hóa chất khí. Vì vậy dù tăng U sao cho Ub < U < Uc thì số lượng electron tham gia vào dòng điện không tăng lên nữa ⇒ cường độ dòng điện giữ nguyên giá trị bằng Ib.

Câu 35. Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?

A. Là quá trình dẫn điện trong không khí thường gặp: tỉa lửa điện, hồ quang điện

B. Là quá trình dẫn điện trong không khí không cần tác nhân ion hoá từ bên ngoài

C. Là quá trình dẫn điện trong không khí do tác nhân ion hoá từ bên ngoài

D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.

Đáp án: C

Giải thích:

Sự phóng điện khi ngừng tác dụng của tác nhân ion hóa gọi là sự phóng điện tự lực hay phóng điện tự duy trì.

Quá trình dẫn điện tự lực của không khí là quá trình dẫn điện trong không khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện, thường gặp ở tia lửa điện, hồ quang điện.

Câu 36. Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion âm mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

B. các ion dương mà ta đưa từa bên ngoài vào trong chất khí

C. các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

D. các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí

Đáp án: D

Giải thích:

Bản chất dòng điện trong chất khí: là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron ngược chiều điện trường. Các electron và ion được tạo ra trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí.

Câu 37. Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí

A. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám mây với nhau

B. Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện trọng tự nhiên với cường độ lớn

C. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ nhỏ

D. Sét là tiếng nổ khi có sự tiếp xúc giữa đám mây với mặt đất

Đáp án: A

Giải thích:

Sét phát sinh do sự phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu hoặc giữa một đám mây tích điện với mặt đất tạo thành tia lửa điện khổng lồ.

Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám mây với nhau.

Câu 38. Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện

A. Là hiện tượng phóng điện trong không khí mà không có tác nhân ion hoá.

B. Tác nhân ion hoá trong hiện tượng hồ quang điện là ánh sáng của chính nó.

C. Là sự dẫn điện trong không khí với tác nhân ion hoá bởi nhiệt của sự va chạm giữa các hạt dẫn điện với điện cực.

D. Là sự dẫn điện trong không khí với hiệu điện thế đặt vào các điện cực rất lớn.

Đáp án: C

Giải thích:

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn. Hồ quang điện có thể kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh.

Muốn tạo ra hồ quang điện, ban đầu phải cho hai đầu thanh than chạm vào nhau vì khi đó mạch điện bị nối tắt, dòng điện trong mạch rất lớn làm cho chỗ chạm nhau của hai thanh than nóng đỏ, không khí xung quanh hai đầu thanh than bị đốt nóng. Khi tách hai đầu thanh than ra một khoảng ngắn, trong không khí lúc này xảy ra sự phóng điện giữa hai đầu thanh, đó là nguyên nhân gây ra hồ quang điện.

Câu 39. Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí

A. Đèn hình tivi

B. Bugi trong động cơ nổ

C. Đèn cao áp

D. Đèn sợi đốt

Đáp án: C

Giải thích:

Trong động cơ nổ, bộ phận tạo ra tia lửa điện là bugi, đó chỉ là hai điện cực gắn vào một khối sứ cách điện cách nhau một khoảng rất nhỏ (vài phần mười mm).

Câu 40. Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hidro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hoá và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,2.1018 electron và 2,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là

A. I = 1,024 A; từ cực dương sang cực âm

B. I = 0,32 A; từ cực dương sang cực âm

C. I = 1,024 A; từ cực âm sang cực dương

D. I = 0,32 A; từ cực âm sang cực dương

Đáp án: C

Giải thích:

Chiều dòng điện trong ống phóng điện là từ cực dương sang cực âm của ống. Cường độ dòng điện qua ống:

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Dòng điện trong chân không có đáp án

Trắc nghiệm Dòng điện trong chất bán dẫn có đáp án

Trắc nghiệm Từ trường có đáp án

Trắc nghiệm Lực từ. Cảm ứng từ có đáp án

Trắc nghiệm Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt có đáp án

1 7476 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: