TOP 40 câu Trắc nghiệm Điện tích. Định luật Cu-lông (có đáp án 2023) – Vật lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 1.

1 15,054 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông

I. Mức độ nhận biết

Câu 1. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.    

B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.       

D. điểm phát ra điện tích.

Đáp án: B

Giải thích:

Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.

Câu 2. Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

A. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        

B. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.

C. hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau

D. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Câu 3. Điện tích có đơn vị là:

A. N.          

B. m.          

C. C.          

D. N.m.

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn vị của điện tích là C.

Câu 4. Hai điện tích trái dấu sẽ:

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác với nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Đáp án: A

Giải thích:

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Câu 5. Hai điện tích cùng dấu sẽ:

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác với nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Câu 6. Hằng số điện môi của không khí có thể coi:

A. ε = 0.

B. ε < 0.

C. ε > 0.

D. ε ≈ 1.

Đáp án: D

Giải thích:

Hằng số điện môi của không khí có thể coi gần bằng 1.

Câu 7. Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

A. F=2kq1q2r.

B. F=kq1q22r.

C. F=q1q2r.

D. F=kq1q2r2.

Đáp án: D

Giải thích:

Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

F=kq1q2r2

Câu 8. Chọn phát biểu sai?

A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.

B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.

Đáp án: D

Giải thích:

Lực tương tác tĩnh điện có độ lớn rất nhỏ nên không thể làm dịch chuyển các điện tích.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?

A. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

B. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai vì điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

B – đúng

C – sai vì hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D – sai vì hằng số điện môi của chân không là nhỏ nhất và bằng 1, còn các chất điện môi khác đều có hằng số điện môi lớn hơn 1.

Câu 10. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Đáp án: D

Giải thích:

Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích là: F=kq1q2r2. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí: tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1. Hai điện tích q1 và q2 đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. q1 và q2 cùng là điện tích dương hoặc cùng là điện tích âm.

B. q1 là điện tích âm và q2 là điện tích dương.

C. q1 là điện tích dương và q2 là điện tích âm.

D. q1.q2 = 0.

Đáp án: A

Giải thích:

Do hai điện tích đẩy nhau nên hai điện tích này phải cùng dấu.

Câu 2. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. q1 > 0 và q2 > 0.

B. q1.q2 < 0.

C. Nếu q1 là điện tích âm thì q2 là điện tích dương.

D. Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là: F=kq1q2r2

Đáp án: A

Giải thích:

Do hai điện tích hút nhau nên hai điện tích này trái dấu.

Câu 3. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của các điện tích.   

B. Dấu của các điện tích.

C. Bản chất của điện môi.    

D. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất có công thức F=kq1q2εr2 nên độ lớn chỉ phụ thuộc vào:

+ độ lớn của các điện tích q1 và q2.

+ bản chất của điện môi đó chính là hằng số điện môi ε.

+ khoảng cách r giữa hai điện tích.

Nên độ lớn này không phụ thuộc vào dấu của các điện tích vì các điện tích nằm trong dấu giá trị tuyệt đối.

Câu 4. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

I. Độ lớn của các điện tích.

II. Dấu của các điện tích.

III. Bản chất của điện môi.    

IV. Khoảng cách giữa hai điện tích.

A. Độ lớn của các điện tích và dấu của các điện tích.

B. Độ lớn của các điện tích; bản chất của điện môi và khoảng cách giữa hai điện tích.

C. Độ lớn của các điện tích, dấu của các điện tích và bản chất của điện môi.

D. Độ lớn của các điện tích, dấu của các điện tích, bản chất của điện môi và khoảng cách giữa hai điện tích.

Đáp án: B

Giải thích:

Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào: độ lớn của các điện tích; dấu của các điện tích; khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 4 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. tăng 4 lần.

B. giảm 4 lần.

C. giảm 8 lần.

D. tăng 16 lần.

Đáp án: D

Giải thích:

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí: tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích nên khi khoảng cách giảm 4 lần thì độ lớn lực tương tác tăng 16 lần.

Câu 6. Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 9 lần thì khoảng cách giữa chúng phải

A. tăng 2 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 3 lần.

D. giảm 2 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

F tỉ lệ nghịch với r2, để F tăng 9 thì r giảm 3 lần.

Câu 7. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không tăng lên 2 lần, đồng thời tăng độ lớn mỗi điện tích lên 2 lần thì lực điện giữa chúng:

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. không thay đổi.

Đáp án: D

Giải thích:

F tỉ lệ nghịch với r2, tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích nên: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm tăng lên 2 lần, đồng thời tăng độ lớn mỗi điện tích lên 2 lần thì lực điện giữa chúng không thay đổi.

Câu 8. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F’ với

A. F' = F.

B. F' = 2F.

C. F' = 0,5F.

D. F' = 0,25F.

Đáp án: C

Giải thích:

Do độ lớn lực Cu - lông tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi ε nên lực tương tác F'=F2=0,5F.

Câu 9. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

C. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

D. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều kiện áp dụng định luật Cu - lông: các điện tích điểm, các điện tích được phân bố đều trên những vật dẫn hình cầu.

Câu 10. Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

A. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

B. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.

C. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

D. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác giữa hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.

III. Mức độ vận dụng

Câu 1. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

A. 54.10-2 N.

B. 1,8.10-2 N.

C. 5,4.10-3 N.

D. 2,7.10-3 N.

Đáp án: B

Giải thích:

F=kq1q2r2=9.109.6.108.3.1080,032 = 1,8.10-2 N.

Câu 2. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

A. hút nhau một lực 5 N.          

B. hút nhau một lực 45 N.

C. đẩy nhau một lực 45 N.                 

D. đẩy nhau một lực 9 N.

Đáp án: B

Giải thích:

F=kq1q2εr2=9.109.104.1042.12 = 45 N; hai điện tích trái dấu nên hút nhau.

Câu 3. Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N.         

B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.

C. đẩy nhau một lực 4 N.         

D. đẩy nhau một lực 4.10-4  N.

Đáp án: A

Giải thích:

F=kq1q2εr2=9.109.3.107212 = 8,1.10-4 N; hai điện tích cùng dấu nên đẩy nhau

Câu 4. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.                

B. 30 m.               

C. 300 m.             

D. 3000 m.

Đáp án: C

Giải thích:

F=kq1q2r2r=kq1.q2F=9.109.5.10422,5.102 = 300 m

Câu 5. Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 0,3 cm.           

B. 3 cm.               

C. 3 m.                 

D. 0,03 m.

Đáp án: D

Giải thích:

F=kq1q2r2r=kq1.q2F=9.109.6.108.3.1081,8.102 = 0,03 m

Câu 6. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.

B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.

C. hút nhau một lực bằng 20 N.

D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đặt vào điện môi hai điện tích không đổi dấu nên vẫn hút nhau một lực

F'=Fε=422,1 = 20 N

Câu 7. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 6 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 3 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A. 1.           

B. 2.           

C. 3.           

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

F=kq1q2r2 = 6 N; F'=kq1q2εr2 =3N

FF'=ε=63 =2

Câu 8. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 10 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 20 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là

A. 1 N.       

B. 2 N.       

C. 3 N.       

D. 4 N.

Đáp án: D

Giải thích:

 F1F2=ε2r22ε1r12F2=F1ε1r12ε2r22=8.2.0,121.0,22= 4 N.

Câu 9. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C.                          

B. 4,2.10-4 C .        

C. 4,2.10-5 C .

D. 4,2.10-6 C.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: q1=q2=q;

F=kq1q2εr2=kq2εr2q=Fεr2k=8.2.129.109 = 4,2.10-5 C

Câu 10. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí

(AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

A. 5 N.                 

B. 0,5 N.              

C. 0,05 N.

D. 0,005 N.

Đáp án: C

Giải thích:

q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C, q3 = 6.10-8 C, CA = 0,05m, CB = 0,03 m.

Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

q1, q3 cùng dấu nên F1 là lực đẩy; q2, q3 trái dấu nên F2 là lực hút.

F=kq1q2εr2=kq2εr2q=Fεr2k=8.2.129.109

Trên hình vẽ, ta thấy và  cùng chiều.

Vậy: cùng chiều và  (hướng từ C đến B).

Độ lớn: F=F1+F2=kq1q3AC2+kq2q3BC2.

Thay số được F = 0,05 N.

Câu 11. Hai điện tích điểm q1=1,5.10−7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10−3N. Giá trị của điện tích q2 là:

A. 2.10−7C

B. 2.10−3C

C. -2.19-7C

D. −2.10−3C

Đáp án: C

Câu 12. Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau một khoảng r=1 m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2 N. Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2=0,9 N. Điện tích của mỗi quả cầu trước khi tiếp xúc là

A. q1=±5.10−5C,q2=±2.10−5C

B. q1=±3.10−5C,q2=±5.10−5C

C. q1=±4.10−5C,q2=±2.10−5C

D. q1=±5.10−5C,q2=±3.10−5C

Đáp án: C

Câu 13. Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng

A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N

B. là lực hút, có độ lớn 0,9N

C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N

D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N

Đáp án: D

Giải thích:

Hai điện tích giống nhau nên cùng dấu, tương tác giữa hai điện tích là lực đẩy.

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Câu 14. Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:

A. 2.10-7C

B. 2.10-3C

C. -2.10-7C

D. -2.10-3C

Đáp án: C

Giải thích:

=> q2 là điện tích âm

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Câu 15. Hai điện tích điểm q1=2,5.10-6C và q2=4.10-6C đặt gần nhau trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 1,44N. Khoảng cách giữ hai điện tích là:

A. 25cm

B. 20cm

C. 12cm

D. 40cm

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Thay số: r = 0,25m = 25cm

Câu 16. Hai điện tích q1 và q2 đặt gần nhau trong chân không có lực tương tác là F. Nếu đặt điện tích q3 trên đường nối q1 và q2 và ở ngoài q2 thì lực tương tác giữa q1 và q2 là F’ có đặc điểm:

A. F’ > F nếu

B. F’ < F nếu

C. F’=F nếu

D. không phụ thuộc vào q3

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

nên không phụ thuộc vào sự có mặt của điện tích q3

Câu 17. Hai điện tích điểm đặt gần nhau trong không khí có lực tương tác là F. Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích hai lần và đặt hai điện tích vào trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ=3 thì lực tương tác là:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Câu 18. Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:

A. 20cm

B. 10cm

C. 25cm

D. 15cm

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Câu 19. Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:

A. q1=7.10-6C; q2=10-6C

B. q1=q2=4.10-6C

C. q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C

D. q1=3.10-6C ; q2=5.10-6C

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1. Điện tích, định luật Cu Lông

Vì hai vật đẩy nhau nên hai vật nhiễm điện cùng dấu

Mặt khác: q1+q2=8.10-6C (1) nên hai vật mang điện tích dương

Ta có: q1q2=(Fr2)/k=1,2.10-11C (2)

Từ (1) (2), ta có: q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C

Câu 20. Hai điện tích dương q1, q2 có cΩng một độ lớn được đặt tại hai điểm A,B thì t thấy hệ ba điện tích này nằm cân bằng trong chân không. Bỏ qua trọng lượng của ba điện tích. Chọn kết luận đúng.

A. qo là điện tích dương

B. qo là điện tích âm

C. qo có thể là điên tích âm có thể là điện tích dương

D. qo phải bằng 0

Đáp án: B

Giải thích:

Bỏ qua trọng lượng của 3 điện tích. Vì hai điện tích dương có cΩng độ lớn được đặt tại hai điểm A,B và qo đặt tại trung điểm của AB nên qo luôn cân bằng do chịu tác dụng của hai lực cΩng giá, ngược chiều từ hai điện tích q1, q2. Để điện tích q1 đặt tại A cân bằng thì lực tác dụng của qo lên q1 phải cân bằng với lực tác dụng của q2 lên q1, tức ngược chiều lực tác dụng của q2 lên q1. Vậy qo phải là điện tích âm

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích có đáp án

Trắc nghiệm Điện trường và cường độ dòng điện trường. Đường sức điện có đáp án

Trắc nghiệm Công của lực điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện thế. Hiệu điện thế có đáp án

Trắc nghiệm Tụ điện có đáp án

1 15,054 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: