TOP 40 câu Trắc nghiệm Dòng điện trong chất bán dẫn (có đáp án 2023) – Vật lí 11
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 17.
Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
Câu 1. Các vật liệu có điện trở suất giảm mạnh khi tăng nhiệt độ, hoặc pha thêm tạp chất, hoặc bị chiếu sáng hay bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác được gọi là:
A. chất điện phân.
B. chất điện môi.
C. chất bán dẫn.
D. kim loại.
Đáp án: C
Giải thích:
Các vật liệu có điện trở suất giảm mạnh khi tăng nhiệt độ, hoặc pha thêm tạp chất, hoặc bị chiếu sáng hay bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác được gọi là chất bán dẫn.
Câu 2. Bán dẫn tinh khiết là:
A. loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ electron dẫn bằng mật độ lỗ trống.
B. loại chất bán dẫn có mật độ nguyên tử tạp chất lớn hơn rất nhiều mật độ các hạt tải điện.
C. loại chất bán dẫn có mật độ các electron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
D. loại chất bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron dẫn.
Đáp án: A
Giải thích:
Bán dẫn tinh khiết là loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ electron dẫn bằng mật độ lỗ trống.
Câu 3. Bán dẫn loại p là
A. loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ electron dẫn bằng mật độ lỗ trống.
B. loại chất bán dẫn có mật độ nguyên tử tạp chất lớn hơn rất nhiều mật độ các hạt tải điện.
C. loại chất bán dẫn pha tạp có mật độ các electron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
D. loại chất bán dẫn pha tập có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron dẫn.
Đáp án: D
Giải thích:
Bán dẫn loại p là loại chất bán dẫn pha tạp có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron dẫn.
Câu 4. Bán dẫn loại n là
A. loại chất bán dẫn chỉ chứa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học và có mật độ electron dẫn bằng mật độ lỗ trống.
B. loại chất bán dẫn có mật độ nguyên tử tạp chất lớn hơn rất nhiều mật độ các hạt tải điện.
C. loại chất bán dẫn có mật độ các electron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
D. loại chất bán dẫn có mật độ lỗ trống lớn hơn rất nhiều mật độ electron dẫn.
Đáp án: C
Giải thích:
Bán dẫn loại n là loại chất bán dẫn có mật độ các electron dẫn lớn hơn rất nhiều mật độ lỗ trống.
Câu 5. Hạt tải điện trong chất bán dẫn là
A. electron và ion dương.
B. lỗ trống và ion âm.
C. electron, ion dương và ion âm.
D. electron và lỗ trống.
Đáp án: D
Giải thích:
Hạt tải điện trong chất bán dẫn là: electron và lỗ trống.
Câu 6. Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là
A. dòng chuyển dời có hướng của electron ngược chiều điện trường và ion dương cùng chiều điện trường.
B. dòng chuyển dời có hướng của electron ngược chiều điện trường và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. dòng chuyển dời có hướng của ion âm ngược chiều điện trường và ion dương cùng chiều điện trường.
D. dòng chuyển dời có hướng của electron ngược chiều điện trường và ion dương và lỗ trống cùng chiều điện trường.
Đáp án: B
Giải thích:
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron ngược chiều điện trường và lỗ trống cùng chiều điện trường.
Câu 7. Chất bán dẫn không có tính chất nào sau đây?
A. Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
B. Điện trở suất của bán dẫn tăng khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị dương.
C. Điện trở suất của bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm.
D. Điện trở suất của bán dẫn giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.
Đáp án: B
Giải thích:
Tính chất của chất bán dẫn
- Điện trở suất của bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng, nên hệ số nhiệt điện trở của bán dẫn có giá trị âm.
- Điện trở suất của chất bán dẫn phụ thuộc mạnh vào tạp chất.
- Điện trở suất của bán dẫn giảm đáng kể khi nó bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của các tác nhân ion hóa khác.
Câu 8. Đôno là tạp chất:
A. sinh ra electron tự do mà không sinh ra lỗ trống.
B. sinh ra lỗ trống mà không sinh ra electron tự do.
C. có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do.
D. có mật độ lỗ trống và mật độ electron tự do bằng nhau.
Đáp án: A
Giải thích:
Tạp chất đôno là tạp chất sinh ra electron tự do mà không sinh ra lỗ trống.
Câu 9. Axepto là tạp chất:
A. sinh ra electron tự do mà không sinh ra lỗ trống.
B. sinh ra lỗ trống mà không sinh ra electron tự do.
C. có mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống
D. có mật độ lỗ trống và mật độ electron tự do bằng nhau.
Đáp án: B
Giải thích:
Axepto là tạp chất sinh ra lỗ trống mà không sinh ra electron tự do.
Câu 10. Câu nào sau đây là đúng khi nói về tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto)?
A. Đôno là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ electron dẫn. Axepto là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ lỗ trống.
B. Axepto sinh ra electron tự do mà không sinh ra lỗ trống.
C. Đôno sinh ra lỗ trống mà không sinh ra electron tự do.
D. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron dẫn tỉ lệ với mật độ đôno. Trong bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống dẫn tỉ lệ với mật độ axepto.
Đáp án: A
Giải thích:
Đôno là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ electron dẫn. Axepto là nguyên tử tạp chất làm tăng mật độ lỗ trống.
Câu 11. Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. bitmut (Bi).
B. gali (Ga).
C. asen (As).
D. atimon (Sb).
Đáp án: B
Giải thích:
A - bitmut (Bi) có 5 electron hóa trị.
B - gali (Ga) có 3 electron hóa trị.
C - asen (As) có 5 electron hóa trị.
D - antimon (Sb) có 5 electron hóa trị.
Tạp chất nhận là gali (Ga).
Các tạp chất Asen (As), bitmut (Bi) và antimon (Sb) là tạp chất cho.
Câu 12. Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. photpho (P).
B. asen (As).
C. bo (B).
D. antimon (Sb).
Đáp án: C
Giải thích:
A - Photpho (P) có 5 electron hóa trị.
B - Asen (As) có 5 electron hóa trị.
C - Bo (B) có 3 electron hóa trị.
D - Antimon (Sb) có 5 electron hóa trị.
Tạp chất nhận là bo (B).
Các tạp chất Asen (As), photpho (P) và antimon (Sb) là tạp chất cho.
Câu 13. Trong các chất sau, tạp chất cho là
A. bo (B).
B. nhôm (Al).
C. gali (Ga).
D. antimon (Sb).
Đáp án: D
Giải thích:
A - Bo (B) có 3 electron hóa trị.
B - Nhôm (Al) có 3 electron hóa trị.
C - Gali (Ga) có 3 electron hóa trị.
D - Antimon (Sb) có 5 electron hóa trị.
Tạp chất cho là Antimon (Sb).
Các tạp chất nhận là: Nhôm (Al), Bo (B) và Gali (Ga).
Câu 14. Trong các chất sau, tạp chất cho là:
A. photpho (P).
B. nhôm (Al).
C. gali (Ga).
D. bo (B).
Đáp án: A
Giải thích:
Tạp chất cho là photpho (P).
Các tạp chất nhận là: nhôm (Al), Bo (B) và Gali (Ga).
Câu 15. Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?
A. photpho (P).
B. nhôm (Al).
C. gali (Ga).
D. bo (B).
Đáp án: A
Giải thích:
Silic pha tạp với photpho (P) thì trở thành bán dẫn loại n.
Silic pha tạp với Bo, Nhôm, Gali trở thành bán dẫn loại p.
Câu 16. Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
A. Si + As.
B. Si + S.
C. Si + Pb.
D. Si + Al.
Đáp án: D
Giải thích:
Bán dẫn pha tạp chất trong đó hạt tải điện chính là lỗ trống (mang điện dương) gọi là bán dẫn loại p. Người ta tạo ra bán dẫn loại p bằng cách pha tạp Silic với nhôm (Al).
Câu 17. Silic pha tạp Asen thì đó là bán dẫn có
A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.
B. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.
C. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.
Đáp án: C
Giải thích:
Bán dẫn pha tạp chất trong đó hạt tải điện chính là electron gọi là bán dẫn loại n. Silic pha pha tạp Asen thì hạt tải điện cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.
Câu 18. Lớp chuyển tiếp p - n là?
A. Lớp chuyển tiếp p - n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
B. Điện trường địa phương trong lớp chuyển tiếp p - n hướng từ miền p sang miền n.
C. Ở hai bên lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion axepto tích điện dương, về phía bán dẫn p có các ion đôno tích điện âm.
D. Lớp chuyển tiếp p - n cho dòng điện chạy qua nó theo cả hai từ miền p sang miền n và từ miền n sang miền p.
Đáp án: A
Giải thích:
Lớp chuyển tiếp p - n là chỗ tiếp xúc của miền mang tính dẫn p và miền mang tính dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn. Lớp chuyển tiếp p - n có tính chất chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều nhất định từ miền p sang miền n nên được sử dụng làm điôt bán dẫn.
Câu 19. Câu nào dưới đây nói về lớp chuyển tiếp p - n là không đúng?
A. Dòng điện chạy qua lớp nghèo phụ thuộc vào chiều của hiệu điện thế đặt trên lớp chuyển tiếp p - n.
B. Tại lớp chuyển tiếp p - n, do quá trình khuếch tán và tái hợp của các electron và lỗ trống nên hình thành một lớp nghèo hạt tải điện và có điện trở rất lớn.
C. Ở hai bên lớp nghèo, về phía bán dẫn n có các ion axepto tích điện dương, về phía bán dẫn p có các ion đôno tích điện âm.
D. Điện trường trong lớp chuyển tiếp p - n đẩy các hạt tải điện ra xa chỗ tiếp xúc giữa hai miền p và n và tạo ra một lớp nghèo hạt tải điện.
Đáp án: C
Giải thích:
Tại lớp chuyển tiếp p - n, do quá trình khuếch tán và tái hợp của các electron và lỗ trống nên hình thành một lớp nghèo hạt tải điện và có điện trở rất lớn. Điện trường trong lớp chuyển tiếp p - n đẩy các hạt tải điện ra xa chỗ tiếp xúc giữa hai miền p và n và tạo ra một lớp nghèo hạt tải điện.
Dòng điện chạy qua lớp nghèo phụ thuộc vào chiều của hiệu điện thế đặt trên lớp chuyển tiếp p - n.
Câu 20. Tính chất nào sau đây là của điôt bán dẫn?
A. Chỉnh lưu.
B. Trộn sóng.
C. Tách sóng.
D. Khuếch đại.
Đáp án: A
Giải thích:
Điôt là các dụng cụ bán dẫn hai cực, trong đó có một lớp chuyển tiếp p - n. Đi-ốt chỉnh lưu dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, hoạt động trên cơ sở tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n.
Câu 21. Linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một lớp chuyển tiếp p - n và có đặc tính chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều xác định gọi là
A. tụ điện.
B. điôt bán dẫn.
C. tranzito.
D. điện trở.
Đáp án: B
Giải thích:
Điôt là linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một lớp chuyển tiếp p - n và có đặc tính chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều xác định.
Câu 22. Điôt bán dẫn là
A. linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một tinh thể bán dẫn pha tạp để tạo ra một miền p mỏng kẹp giữa hai miền n và có đặc tính khuếch đại các tín hiệu điện.
B. một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.
C. linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một lớp chuyển tiếp p - n và có đặc tính chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều xác định.
D. một loại linh kiện điện tử thụ động tạo từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Đáp án: C
Giải thích:
Điôt là linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một lớp chuyển tiếp p - n và có đặc tính chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo một chiều xác định.
Câu 23. Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của điôt bán dẫn.
A. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều thuận từ n sang p.
B. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn được cấu tạo từ một tinh thể bán dẫn pha tạp để tạo ra một miền p mỏng kẹp giữa hai miền n và có đặc tính khuếch đại các tín hiệu điện.
C. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn được tạo bởi một lớp chuyển tiếp p - n.
D. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài.
Đáp án: D
Giải thích:
Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài. Điôt bán dẫn có tính chất chỉnh lưu dòng điện nên được dùng để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều từ miền p sang miền n.
Câu 24. Câu nào dưới đây nói về điôt bán dẫn là không đúng?
A. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền n được nối với cực dương và miền p được nối với cực âm của nguồn điện ngoài.
B. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài.
C. Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều từ miền p sang miền n
D. Điôt bán dẫn có tính chất chỉnh lưu dòng điện nên được dùng để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Đáp án: A
Giải thích:
Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài. Điôt bán dẫn có tính chất chỉnh lưu dòng điện nên được dùng để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều từ miền p sang miền n.
Câu 25. Điôt bán dẫn có tác dụng
A. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.
B. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó.
C. chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).
D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.
Đáp án: C
Giải thích:
Điôt bán dẫn chỉ cho dòng điện chạy qua nó khi miền p được nối với cực dương và miền n được nối với cực âm của nguồn điện ngoài. Điôt bán dẫn có tính chất chỉnh lưu dòng điện nên được dùng để biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, chỉ cho dòng điện chạy qua nó theo chiều từ miền p sang miền n.
Câu 26. Lỗ trống là
A. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.
B. một vị trí liên kết bị thiếu electron nên mang điện dương.
C. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.
D. một ion dương có thể di chuyển tự do trong bán dẫn.
Đáp án: B
Giải thích:
Lỗ trống là một vị trí liên kết bị thiếu electron nên mang điện dương.
Câu 27. Pha tạp chất đôno vào silic sẽ làm
A. mật độ lỗ trống trong bán dẫn lớn hơn so với mật độ electron dẫn.
B. mật độ electron dẫn trong bán dẫn lớn hơn so với mật độ lỗ trống.
C. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển.
D. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.
Đáp án: B
Giải thích:
Pha tạp chất đôno vào silic sẽ làm mật độ electron dẫn trong bán dẫn lớn hơn so với mật độ lỗ trống.
Câu 28. Chất bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống được gọi là
A. bán dẫn loại n.
B. bán dẫn loại p.
C. bán dẫn tinh khiết.
D. đáp án khác.
Đáp án: B
Giải thích:
Chất bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống được gọi là bán dẫn loại p.
Câu 29. Chất bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu là các electron dẫn được gọi là:
A. bán dẫn loại n.
B. bán dẫn loại p.
C. bán dẫn tinh khiết.
D. đáp án khác.
Đáp án: A
Giải thích:
Chất bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu là các electron dẫn được gọi là bán dẫn loại n.
Câu 30. Nhận định nào sau đây là đúng về điện trở của chất bán dẫn?
A. khi nhiệt độ thay đổi điện trở của chất bán dẫn không thay đổi.
B. khi có ánh sáng chiếu vào điện trở của chất bán dẫn không thay đổi.
C. không phụ thuộc vào kích thước.
D. phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.
Đáp án: D
Giải thích:
Điện trở của chất bán dẫn phụ thuộc vào bản chất và kích thước, nhiệt độ, ánh sáng, độ pha tạp. Điện trở của chất bán dẫn thay đổi khi nhiệt độ thay đổi hoặc có ánh sáng chiếu vào.
Câu 31. Chọn câu đúng. Photodiot:
A. Là một chuyển tiếp p-n-p
B. Có tác dụng biến đổi tín hiệu điện thành tín hiệu ánh sáng
C. Có tác dụng biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện
D. Là một biến trở có giá trị thay đổi được dưới tác dụng của ánh sáng
Đáp án: C
Giải thích:
Photodiot có tác dụng biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện
Câu 32. Chọn câu đúng. Tranzito:
A. Là một chuyển tiếp p – n hay n – p
B. Có khả năng khuếch đại tín hiệu điện
C. Cường độ dòng điện qua cực colecto IC bằng cường độ dòng điện qua cực bazo IB
D. Tranzito hoạt động khi chuyển tiếp E – B giữa cực emito và cực bazo phân cực ngược và chuyển tiếp B – C giữa cực bazo và cực colecto phân cực thuận.
Đáp án: B
Giải thích:
Tranzito có khả năng khuếch đại tín hiệu điện
Câu 33. Chọn câu sai
A. Tại lớp chuyển tiếp p – n, có sự khuếch tán electron từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n và khuếch tán lỗ trống từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p
B. Khi electron gặp lỗ trống, chúng liên kết và một cặp electron và lỗ trống biến mất
C. Lớp chuyển tiếp p – n gọi là lớp nghèo vì không có hạt tải điện
D. Điện trở của lớp nghèo trong tiếp xúc p-n rất lớn
Đáp án: A
Giải thích:
Tại lớp chuyển tiếp p – n . có sự khuếch tấn electron từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p và khuếch tán lỗ trống từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n ⇒ câu sai A
Câu 34. Chọn câu đúng. Đặt vào hai dầu một điot bán dẫn p – n một hiệu điện thế U = Vp - Vn. Trong đó Vp = điện thế bán bán dẫn p; Vn = điện thế bên bán dẫn n.
A. Có dòng điện qua điot khi U > 0
B. Có dòng điện qua điot khi U < 0
C. Có dòng điện qua điot khi U = 0
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Giải thích:
Có dòng điện qua điot khi U > 0
Câu 35. Chọn câu đúng.
A. Trong bán dẫn, mật độ electron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
B. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt
C. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron
D. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
Đáp án: B
Giải thích:
- Chỉ trong bán dẫn tinh khiết, mật độ electron tự do mới bằng mật độ lỗ trống. Còn bán dẫn loại n thì mật độ electron tự do lớn hơn mật độ lỗ trống; Bán dẫn loại p thì mật độ electron tự do nhỏ hơn mật độ lỗ trống ⇒ câu A sai.
- Nhiệt độ càng cao, bán dẫn điện càng tốt ⇒ câu B đúng
- Bán dẫn loại p có mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ electron tự do, nhưng về tổng điện tích thì bán dẫn loại p trung hòa điện ⇒ câu C sai
- Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại vì trong bán dẫn các hạt điện là electron và lỗ trống không hoàn toàn tự do như electron tự do trong kim loại ⇒ câu D sai.
Câu 36. Tính chất của điôt bán dẫn là
A. Chỉnh lưu và khuếch đại
B. Trộn sóng
C. Ổn áp và phát quang
D. Chỉnh lưu và dao động
Đáp án: D
Giải thích:
Điot là các dụng cụ bán dẫn hai cực, trong đó có một lớp chuyển tiếp p- n. Điot chỉnh lưu dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, hoạt động trên cơ sở tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n.
Câu 37. Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là
A. 4 lớp
B. 2 lớp
C. 3 lớp
D. 1 lớp
Đáp án: B
Giải thích:
Tranzito lưỡng cực n – p – n cấu tạo gồm một lớp bán dẫn loại p rất mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n thực hiện trên một tinh thể bán dẫn (Ge, Si,…).
Tranzito có ba cực:
- Cực góp hay colecto, kí hiệu là C.
- Cực đáy hay cực gốc, hoặc bazo, kí hiệu là B.
- Cực phát hay êmito, kí hiệu E
Tranzito có khả năng khuếch đại tín hiệu điện, và dùng để lắp bộ khuếch đại và các khóa điện tử.
Câu 38. Trên hình a, b là đường đặc tuyến vôn-ampe của một điôt dẫn (dòng điện thuận và dòng điện ngược). Biết hệ số chỉnh lưu của một điôt bán dẫn đước xác định bằng tỉ số giữa trị số của cường độ dòng điện thuận (Ith) và cường độ dòng điện ngược (Ing) ứng với cùng một giá trị tuyệt đối của hiệu điện thế đặt vào điôt. Hệ số chỉnh lưu của điôt này ở hiệu điện thế 1,5V là
A. 13,6
B. 1,0
C. 1,5
D. 6,8
Đáp án: A
Giải thích:
Kẻ hai đường thẳng song song với trục tung và đi qua hai điểm U = 1,5V và U = -1,5V
Giao tuyến của chúng với đường đặc trưng vôn-ampe cho ta:
Ith ≈ 150mA và U ≈ 11mA
Suy ra hệ số chỉnh lưu:
Câu 39. Chọn câu sai
A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p – n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai của của Phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. Có thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
Đáp án: D
Giải thích:
Không thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điốt mắc chung ở phía bán dẫn loại p ⇒ câu D sai.
Câu 40. Chọn câu đúng
Pin mặt trời là một nguồn điện biến đổi từ
A. Nhiệt năng thành điện năng
B. Quang năng thành điện năng
C. Cơ năng thành điện năng
D. Hóa năng thành điện năng
Đáp án: B
Giải thích:
Pin mặt trời là nguồn điện biến đổi từ quang năng thành điện năng
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Từ trường có đáp án
Trắc nghiệm Lực từ. Cảm ứng từ có đáp án
Trắc nghiệm Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án