TOP 40 câu Trắc nghiệm Lăng kính (có đáp án 2023) – Vật Lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Bài 28: Lăng kính có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 28.

1 8437 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 28: Lăng kính

Câu 1. Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính ở (các) trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm lệch tia ló về phía đáy?

A. Trường hợp (1).                                               

B. Hai trường hợp (2) và (3).

C. Ba trường hợp (1), (2) và (3).                                     

D. Không có trường hợp nào.

Đáp án: D

Giải thích:

Quan sát hình ta thấy, cả 3 trường hợp đều không có tia ló lệch về phía đáy lăng kính.

Câu 2. Một lăng kính trong suốt có tiết diện thẳng là tam giác vuông như hình vẽ. Góc chiết quang của lăng kính có giá trị nào?

A. 30°.                 

B. 60°.

C. 90°.                 

D. 30° hoặc 60° hoặc 90° tuỳ đường truyền tia sáng.

Đáp án: D

Giải thích:

Góc chiết quang của lăng kính sẽ phụ thuộc vào đường truyền của tia sáng nên góc chiết quang có thể là 30° hoặc 60° hoặc 90° tuỳ đường truyền tia sáng.

Câu 3. Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?

A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.                

B. Vẫn là một tia sáng trắng.

C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.                                   

D. Là một tia sáng trắng có viền màu.

Đáp án: A

Giải thích:

Tia sáng mặt trời là chùm sáng trắng, khi đi qua lăng kính sẽ bị tán sắc thành nhiều màu sắc khác nhau (cụ thể là dải màu đỏ, da càm, vàng, lục, lam, chàm, tím biến thiên liên tục)

Câu 4. Chiếu một tia sáng tới một mặt bên của lăng kính thì

A. luôn luôn có tia sáng ló ra ở mặt bên thứ hai của lăng kính.

B. tia ló lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

C. tia ló lệch về phía đỉnh của lăng kính so với tia tới.

D. đường đi của tia sáng đối xứng qua mặt phân giác của góc ở đỉnh.

Đáp án: B

Giải thích:

Chiếu một tia sáng tới một mặt bên của lăng kính thì tia ló lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

Câu 5. Chiếu một tia sáng tới một mặt bên thứ nhất của lăng kính ở trong không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi:

A. Góc tới mặt bên thứ nhất lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

B. Góc tới mặt bên thứ nhất nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần

C. Sau khi đi vào lăng kính góc tới mặt bên thứ hai lớn hơn góc tới giới hạn phản xạ toàn phần.

D. chiết suất của lăng kính lớn hơn chiết suất bên ngoài

Đáp án: C

Giải thích:

A, B, D – sai vì ánh sáng từ không khí (n = 1) tới lăng kính (n >1) thì không bao giờ có hiện tượng phản xạ toàn phần.

C – đúng vì khi tới mặt bên thứ hai nếu góc tới lớn hơn góc tới giới hạn thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, đồng thời đã thỏa mãn điều kiện ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang hơn.

Câu 6. Chọn câu sai. Trong không khí, một chùm tia song song, đơn sắc, đi qua một lăng kính thuỷ tinh.

A. Chùm tia ló là chùm tia phân li.

B. Chùm tia ló là chùm tia song song.

C. Chùm tia ló bị lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới.

D. Góc lệch của chùm tia phụ thuộc vào góc tới lăng kính mặt thứ nhất của lăng kính.

Đáp án: A

Giải thích:

A – sai vì chùm sáng đơn sắc khi đi qua lăng kính sẽ không bị phân li mà chỉ bị lệch về phía đáy của lăng kính, các tia ló sẽ song song với nhau, góc lệch D sẽ phụ thuộc vào góc tới i.

Câu 7. Chọn câu sai. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính

A. phụ thuộc góc ở đỉnh của lăng kính.                           

B. phụ thuộc chiết suất của lăng kính.

C. không phụ thuộc chiết suất của lăng kính.         

D. phụ thuộc góc tới của chùm sáng tới.

Đáp án: C

Giải thích:

Góc lệch của tia sáng qua lăng kính D=i+i'A

Nên góc lệch D phụ thuộc vào:

- góc ở đỉnh (góc A)

- góc i’ phụ thuộc vào chiết suất của lăng kính nên D cũng phụ thuộc vào chiết suất

- góc tới i

Câu 8. Đường đi của tia sáng qua lăng kính đặt trong không khí hình vẽ nào là không đúng.

A. Hình 1                      

B. Hình 2                       

C. Hình 3                       

D. Hình 4

Đáp án: B

Giải thích:

Hình 2 vẽ sai tia ló khi đi qua lăng kính phải đi lệch về phía đáy.

Câu 9. Chọn câu sai. Khi xét đường đi của tia sáng qua lăng kính đặt trong không khí ta thấy:

A. góc ló phụ thuộc góc tới.

B. góc ló phụ thuộc chiết suất của lăng kính.

C. góc ló không phụ thuộc góc ở đỉnh của lăng kính.

D. góc lệch của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc góc tới chiết suất và góc ở đỉnh của lăng kính.

Đáp án: C

Giải thích:

- Góc ló phụ thuộc vào:

+ góc tới

+ chiết suất của lăng kính

- Góc lệch phụ thuộc vào góc tới, chiết suất, góc ở đỉnh.

Câu 10. Lăng kính có góc ở đỉnh là 60°, chiết suất 1,5 ở trong không khí. Chiếu góc tới một mặt bên của lăng kính một chùm sáng song song:

A. không có tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai.              

B. góc ló lớn hơn 30°.

C. góc ló nhỏ hơn 30°.                                         

D. góc ló nhỏ hơn 25°.

Đáp án: A

Giải thích:

sinigh=nnhonlon=11,5igh=41,8o

i=A=60o>igh nên xảy ra phản xạ toàn phần tại I nên không có tia ló ra khỏi mặt bên thứ hai. 

Câu 11. Cho tia sáng truyền tới lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân như hình vẽ. Tia ló truyền đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây:

A. 00                              

B. 22,50                         

C.  450                                    

D. 900

Đáp án: C

Giải thích:

Từ hình vẽ ta xác định được tia ló lệch so với tia tới một góc 450.

Câu 12. Cho tia sáng truyền từ không khí tới lăng kính, có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân như hình vẽ. Tia ló truyền đi sát mặt BC. Chiết suất n của lăng kính có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây:

A. 1,4                            

B. 1,5                            

C. 1,7                            

D. 1,8

Đáp án: A

Giải thích:

sinigh=nnhonlonsin45o=1nn=1,414

Câu 13. Lăng kính có chiết suất n và góc chiết quang A = 300. Một chùm tia sáng hẹp đơn sắc được chiếu vuông góc đến mặt trước của lăng kính. Nếu chùm tia ló sát mặt sau của lăng kính thì n gần giá trị nào nhất sau đây:

A. 1,4                  

B. 1,5                            

C.  1,7                                     

D. 1,8

Đáp án: D

Giải thích:

sinigh=nnhonlonsin30o=1nn=2

Câu 14.  Cho một lăng kính có chiết suất n đặt trong không khí, tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC. Trong mặt phẳng ABC, chiếu tới AB một chùm sáng hẹp, song song với góc tới i, sao cho sini=nsinAigh=1n. Tia ló ra khỏi lăng kính với góc ló gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 300                  

B. 750                            

C. 450                            

D. 890

Đáp án: D

Giải thích:

sini1=nsinr1sini1=nsinAighr1=Aighr1+r2=Ar1=Aighr2=ighsinr2=sinigh=1nnsinr2=sini2i2=900

Câu 15. Một lăng kính có tiết diện vuông góc là một tam giác đều ABC đặt trong không khí. Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI được chiếu tới mặt AB trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc và theo phương vuông góc với đường cao AH của ABC.  Chùm tia ló khỏi mặt AC theo phương sát với mặt này. Chiết suất của lăng kính gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,4.                           

B. 1,5.                           

C.  1,7.                                    

D. 1,8.

Đáp án: B

Giải thích:

sini1=nsinr1i1=300r1=arcsin0,5nnsinr2=sin900r2=arcsin1n

Câu 16. Một lăng kính có tiết diện vuông góc là một tam giác đều ABC đặt trong không khí. Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp SI được chiếu tới mặt AB trong mặt phẳng của tiết diện với góc tới 30°. Chùm tia ló khỏi mặt AC với góc ló 65°. Chiết suất của lăng kính gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,4.                           

B. 1,5.                           

C.  1,7.                                    

D. 1,8.

Đáp án: A

Giải thích:

r1=arcsinsini1nr2=arcsinsini2ni1=300,i2=650r1+r2=900n=1,4257

Câu 17. Cho một lăng kính có chiết suất 1,5 đặt trong không khí, tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC.  Trong mặt phẳng ABC, chiếu tới trung điểm của AB một chùm sáng hẹp, song song với góc tới 30°. Tia ló ra khỏi lăng kính lệch so với tia tới một góc gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30°.                          

B. 22,5°.              

C.  47°.                                   

D. 90°.

Đáp án: C

Giải thích:

sini1=nsinr1n=1,5i1=300r1=19,470r1+r2=600r2=40,530sini2=nsinr2n=1,5r2=40,530i2=77,10D=i1+i2A=300+77,10600=47,10

Câu 18. Cho một lăng kính có chiết suất 1,5 đặt trong không khí, tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC. Trong mặt phẳng ABC, chiếu tới trung điểm của AB một chùm sáng hẹp, song song với góc tới 15°. Tia ló ra khỏi lăng kính lệch so với tia tới một góc gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30°.                          

B. 22,5°.                       

C.  45°.                         

D. 90°.

Đáp án: D

Giải thích:

sinigh=1nn=1,5igh=41,810sini1=nsinr1n=1,5i1=150r1=9,9360r1+r2=AA=600r2=50,0640>ighr2+r3=CC=600r3=9,9360=r1nsinr3=sini3i3=150

+ Tia IJ quay theo chiều kim đồng hồ so với SI một góc là D1 = 15° − 9,936° = 5,064°;

+ Tia JK quay theo chiều kim đồng hồ so với IJ là D2 = 180° − 2.50,064° = 79,872°;

+ Tia KR quay theo chiều kim đồng hồ so với JK là D3 = 15° − 9,936° = 5,064°.

Vì vậy, tia ló lệch so với tia tới là D1 + D2 + D3 = 90°

Câu 19. Cho một lăng kính có chiết suất 1,5 đặt trong không khí, tiết diện thẳng là một tam giác ABC, có góc A = 75° và góc B = 60°. Trong mặt phẳng ABC, chiếu tới trung điểm của AB một chùm sáng hẹp, song song với góc tới 30°. Tia ló ra khỏi lăng kính lệch so với tia tới một góc gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30°.                          

B. 75°.                                    

C.  45°.                         

D. 90°.

Đáp án: B

Giải thích:

sinigh=1nn=1,5igh=41,810sini1=nsinr1n=1,5i1=300r1=19,470r1+r2=AA=750r2=55,530>ighr2+r3=CC=450r3=10,530=r1nsinr3=sini3i3=15,910

+ Tia IJ quay theo chiều kim đồng so với SI một góc là D1 = 30° − 19,47° = 10,53°

+ Tia JK quay theo chiều kim đồng so với IJ một góc là D2 = 180° − 2.55,53° = 68,94°

+ Tia KR quay theo ngược chiều kim đồng so với JK mộtgóc là D3 = 15,91° − 10,53° = 5,38°. Vì vậy, tia ló lệch so với tia tới là D1 + D2 − D3 = 74,09°

Câu 20. Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A, chiết suất n, đặt trong không khí. Một tia sáng đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia sáng ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Giá trị của góc chiết quang A và chiết suất n (có thể) lần lượt là

A. A = 36° và n = 1,7.    

B. A = 36° và n = 1,5.              

C.  A = 35° và n = 1,7.   

D. A = 35° và n = 1,5.

Đáp án: A

Giải thích:

Từ hình vẽ: i=Ar=Br=2iB=2AA+2B=1800A=360

Điều kiện phản xạ toàn phần tại I:  sinA=sinisinigh=nnhonlonsin3601nn1,7

Câu 21. Chậu chứa chất lỏng có chiết suất 1,5. Tia tới chiếu tới mặt thoáng với góc tới 45° thì góc lệch khi ánh sáng khúc xạ vào chất lỏng là . Tia tới cố định, nghiêng đáy chậu một góc  thì góc lệch giữa tia tới và tia ló đúng bằng . Biết đáy chậu trong suốt và có bề dày không đáng kể, như hình vẽ. Giá trị góc  gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 29°.                          

B. 25°.                                    

C. 45°.                          

D. 800

Đáp án: A

Giải thích:

Để góc lệch không thay đổi thì tia khúc xạ phải thẳng góc với mặt đáy, suy ra:

r=αn=1,5sin450=nsinrsin450=1,5sinrα=28,12550

Câu 22. Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 60° thì góc khúc xạ r gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30°.                          

B. 35°.                                    

C. 40°.                          

D. 45°.

Đáp án: B

Giải thích:

n1sini=n2sinr1.sin60o=1,5.sinr

r=35,3o

Câu 23. Biết chiết suất của thủy tinh là 1,5. Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi ánh sáng truyền từ thủy tinh sang không khí.

A. 48,6°.                       

B. 72,5°.                       

C.  62,7°.                       

D. 41,8o.

Đáp án: D

Giải thích:

sinigh=11,5igh=41,8o

Câu 24. Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là:

A. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i  < igh.

B. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i  > igh.

C. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và i  ≥ igh.

D. Tia sáng đi từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và i  < igh.

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và  iigh.

Câu 25. Những người đi biển thường thấy ảnh của những con tàu trên bầu trời (ảo ảnh) là do:

A. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên.

B. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống.

C. càng lên cao chiết suất của không khí càng giảm, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong vồng lên.

D. càng lên cao chiết suất của không khí càng tăng, tia sáng từ tàu đến mắt bị uốn cong võng xuống.

Đáp án: C

Giải thích:

Những người đi biển thường thấy ảnh những con tàu trên bầu trời là do càng lên cao chiết suất không khí càng giảm => tia sáng truyền từ tàu đến mắt bị cong vồng lên.

Câu 26. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ:

A. không khí tới mặt phân cách với nước.        

B. không khí tới mặt phân cách với thủy tinh.

C. nước tới mặt phân cách với không khí.        

D. không khí tới mặt phân cách với rượu etilic.

Đáp án: C

Giải thích:

    Hiện tượng phản xạ có thể xảy ra khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sáng môi trường chiết quang kém

A – sai vì chiết suất không khí nhỏ hơn chiết suất của nước.

B – sai vì chiết suất của không khí nhỏ hơn chiết suất của thủy tinh

C – đúng vì chiết suất của nước lớn hơn chiết suất của không khí

D – sai vì chiết suất của không khí nhỏ hơn chiết suất của rượu

Câu 27. Cho một tia sáng đi từ nước có chiết suất n =43  ra không khí. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới (tính tròn)

A. i > 480.                     

B. i > 420.                     

C. i > 490.                     

D. i > 370.

Đáp án: C

Giải thích:

Góc tới giới hạn sinigh=n2n1=34igh=49° để xảy ra phản xạ toàn phần thì i>49°.

Câu 28. Chiếu xiên một tia sáng đơn sắc từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn, khi góc tới nhỏ hơn góc giới hạn thì:

A. tia sáng luôn truyền thẳng.                          

B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.

C. xảy ra phản xạ toàn phần.                            

D. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai vì tia sáng đi qua mặt phân cách giữa 2 môi trường sẽ bị gãy khúc.

B – đúng vì n1 < n2  và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn luôn có góc khúc xạ và góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

C – sai vì chưa đủ điều kiện về góc giới hạn.

D – sai vì n1 < n2 nên góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Câu 29. Khi chiếu một tia sáng từ không khí tới mặt cong và qua tâm một bán cầu thủy tinh đồng chất, tia sáng sẽ:

A. phản xạ toàn phần khi tới mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh.

B. truyền thẳng ra ngoài không khí.

C. khúc xạ 2 lần rồi ló ra không khí.

D. khúc xạ, phản xạ hoặc phản xạ toàn phần một lần rồi đi thẳng ra không khí.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi chiếu một tia sáng từ không khí tới mặt cong và qua tâm một bán cầu thủy tinh đồng chất, tia sáng sẽ truyền thẳng ra ngoài không khí.

Câu 30. Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là:

A. góc tới lớn hơn 900.

B. ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém; góc tới lớn hơn góc giới hạn.

C. ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn; góc tới lớn hơn góc giới hạn .

D. góc tới nhỏ hơn 450.

Đáp án: B

Giải thích:

Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần là ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sáng môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn góc tới giới hạn.

Câu 31. Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5; tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 30o.

A. 47,1o

B. 22,5o

C. 36,4o

D. 40,5o

Đáp án: A

Giải thích:

Lăng kính có tiết diện chính là một tam giác đều A = 60o.

Ta có

Định luật khúc xạ tại J: sini2 = nsinr2 = 1,5.sin40,53o ⇒ i2 = 77,1o

→ Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: D = i1 + i2 – A = 47,1o

Câu 32. Lăng kính có góc ở đỉnh là 60o. Chùm tia song song qua lăng kính có độ lệch cực tiểu là Dmin = 42o. Tìm chiết suất của lăng kính.

A.1,2

B. 2,5

C. 1,55

D. 3,21

Đáp án: C

Giải thích:

Điều kiện góc lệch cực tiều: D = Dmin ⇒ i1 = i2 = i

Khi đó:

Câu 33. Chọn câu trả lời đúng. Hai tia sáng song song chiếu thẳng góc vào mặt đáy của lăng kính như hình vẽ , có chiết suất n=√2. Góc giữa hai tia ló là:

A. 30o

B. 45o

C. 60o

D. 90o

Đáp án: A

Giải thích:

Từ định luật khúc xạ suy ra góc ló ở mặt bên của mỗi tia là 45o, áp dụng tổng các góc trong tứ giác suy ra góc hợp với hai tia ló là 30o

Câu 34. Một lăng kính có góc chiết quang A và chiết suất n. chiếu một tia tới nằm trong tiết diện thẳng vào mặt bên dưới góc tới i1 = 45o, khi đó góc lệch D đặt gí trị cực tiểu và bằng 30o, tìm chiết suất của lăng kính.

A.1,2

B. √3

C. √2

D. 3,21

Đáp án: C

Giải thích:

Câu 35. Một lăng kính có góc chiết quang A = 60o. Khi ở trong không khí thì góc lệch của cực tiểu là 30o. Khi ở trong một chất lỏng trong suất chiết suất x thì góc lệch cực tiểu là 4o. Cho biết  Xác định giá trị của x.

A. 4/3

B. √3

C. √2

D. 3/2

Đáp án: A

Giải thích:

Trong không khí:

Điều kiện góc lệch của cực tiểu khi:

Mà: sin⁡i=nsin r

Chiết suất của chất làm lăng kính là:

Trong chất lỏng chiết suất x:

Điều kiện góc lệch cực tiểu khi:

Mà: x.sini = n.sinr

Giá trị của x là:

Câu 36. Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh để chiết suất là

A. n > √2

B. n > √3

C. n > 1,5

D. √3 > n > √2

Đáp án: A

Giải thích:

Lăng kính phản xạ toàn phần là là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Do đó góc tới i = 45o

Xét i = igh

Ta có

Vậy để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh để chiết suất là n > √2.

Câu 37. Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình vẽ. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?

A. Trường hợp (1)

B. Các trường hợp (1) và (2)

C. Ba trường hợp (1), (2) và (3).

D. Không trường hợp nào.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở các trường hợp trên, trương hợp nào lăng kính cũng làm tia ló lệch về phía đáy BC

Câu 38. Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây?

A. 0o

B. 22,5o

C. 45o

D. 90o

Đáp án: C

Giải thích:

Từ hình vẽ, ΔABC vuông cân ⇒ 

SI ⊥ AC ⇒ Tia SI truyền thẳng vào môi trường trong suốt ABC mà không bị khúc xạ ⇒ góc tới ở mặt AB bằng i1 = 0, Góc khúc xạ r1 = 0

Và góc tới mặt BC là: 

Tia ló truyền sát mặt BC ⇒ góc ló i2 = 90o

→ Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị:

Câu 39. Tiếp theo câu 8. Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính với một chữ só thập phân).

A. 1,4

B. 1,5

C. 1,7

D. Khác A, B, C

Đáp án: A

Giải thích:

Ta thấy tia ló truyền đi sát mặt BC ⇒ góc tới mặt BC bằng góc giới hạn: r2 = igh

và 

Câu 40. Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phận toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Góc chiết quang A của lăng kính là

A. 30o

B. 22,5o

C. 36o

D. 40o

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

Mặt khác từ hình vẽ: SI // pháp tuyến tại J

Theo tính chất góc trong của tam giác cân ABC ta có:

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thấu kính mỏng có đáp án

Trắc nghiệm Giải bài toán về hệ thấu kính có đáp án

Trắc nghiệm Mắt có đáp án

Trắc nghiệm Kính lúp có đáp án

Trắc nghiệm Kính hiển vi có đáp án

1 8437 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: