TOP 40 câu Trắc nghiệm Điện thế. Hiệu điện thế (có đáp án 2023) – Vật lí 11
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 5.
Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
I. Mức độ nhận biết
Câu 1. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Đáp án: A
Giải thích:
Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
Câu 2. Điện thế là đại lượng:
A. là đại lượng đại số.
B. là đại lượng vectơ.
C. luôn luôn dương.
D. luôn luôn âm.
Đáp án: A
Giải thích:
A – đúng
B – sai
C, D – sai vì điện thế có âm, có thể dương, có thể bằng 0.
Câu 3. Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: C
Giải thích:
Điện thế tại một điểm M trong điện trường được xác định bởi biểu thức:
Câu 4. Đơn vị của hiệu điện thế là:
A. V/m.
B. V.
C. C.
D. J.
Đáp án: B
Giải thích:
Đơn vị của hiệu điện thế là V.
Câu 5. Biểu thức nào sau đây là sai?
A. UMN = VM - VN.
B. U = E.d.
C. A = qEd.
D. UMN = AMN.q.
Đáp án: D
Giải thích:
Các biểu thức đúng: A, B, C.
D – sai vì
Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm:
A. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
B. đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
C. đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
D. đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Đáp án: D
Giải thích:
Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
Câu 7. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C.
B. 1 J/C.
C. 1 N/C.
D. 1. J/N.
Đáp án: B
Giải thích:
Đơn vị của điện thế là V, với
Câu 8. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là:
A. công của lực điện.
B. điện thế.
C. hiệu điện thế.
D. cường độ điện trường.
Đáp án: C
Giải thích:
Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia
Câu 9. Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhận định không đúng là:
A. Đơn vị của hiệu điện thế là V.
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của hai điểm đó.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
D. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong điện trường.
Đáp án: C
Giải thích:
Hiệu điện thế giữa hai điểm không phụ thuộc điện tích dịch chuyển giữa hai điểm đó.
Câu 10. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là:
A. U = qd.
B. U = q.E.d.
C. U = E.q.
D. U = E.d.
Đáp án: D
Giải thích:
Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường là: U = E.d
II. Mức độ thông hiểu
Câu 1. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm một nửa.
B. không đổi.
C. tăng gấp đôi.
D. tăng gấp 4.
Đáp án: B
Giải thích:
Điện thế tại một điểm không phụ thuộc điện tích q, chỉ phụ thuộc điện trường tại điểm đó nên độ lớn điện tích thử tăng hay giảm thì điện thế tại điểm đó vẫn không đổi.
Câu 2. Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Tĩnh điện kế.
B. Tốc kế.
C. Ampe kế.
D. Nhiệt kế.
Đáp án: A
Giải thích:
Đo hiệu điện thế bằng tĩnh điện kế.
Câu 3. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng nhỏ nếu
A. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
B. hiệu điện thế UMN càng lớn.
C. đường đi từ M đến N càng dài.
D. đường đi từ M đến N càng ngắn.
Đáp án: A
Giải thích:
Công của lực điện tác dụng lên điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều: A = q.UMN
Do vậy công của lực điện càng nhỏ nếu hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
Câu 4. Điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều, công của lực điện càng lớn nếu
A. đường đi từ M đến N càng dài.
B. đường đi từ M đến N càng ngắn.
C. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
D. hiệu điện thế UMN càng lớn.
Đáp án: D
Giải thích:
Công của lực điện tác dụng lên điện tích q chuyển động từ M đến N trong một điện trường đều: A = q.UMN
Do vậy công của lực điện càng lớn nếu hiệu điện thế UMN càng lớn.
Câu 5. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 20 V.
B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C – sai vì điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế nên không thể xác định được điện thế tại M và N là bao nhiêu nếu chưa đủ dữ kiện.
D – đúng vì hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN = VM - VN = 20V > 0 nên điện thế tại M cao hơn điện thế tại N.
Câu 6. Biết hiệu điện thế UMN = 5 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 5 V.
B. VN = 5 V.
C. VM - VN = 5 V.
D. VN - VM = 5V.
Đáp án: C
Giải thích:
UMN = VM - VN = 5V.
Câu 7. Biết hiệu điện thế UNM = 20 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 20 V.
B. VN = 20 V.
C. VM - VN = 20 V.
D. VN - VM = 20V.
Đáp án: D
Giải thích:
UNM = VN - VM = 20 V.
Câu 8. Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
A. dọc theo một đường sức điện.
B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
Đáp án: C
Giải thích:
Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
Câu 9. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 32V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 32V.
B. Điện thế tại điểm N là 0.
C. Nếu điện thế tại M là 0 thì điện thế tại N là -32V.
D. Nếu điện thế tại M là 10V thì điện thế tại N là 42V.
Đáp án: C
Giải thích:
Điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế. Hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN = VM - VN không đổi, không phụ thuộc cách chọn mốc điện thế.
Câu 10. Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Đường sức điện có chiều từ C đến D.
B. Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D.
C. Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm.
D. Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C.
Đáp án: D
Giải thích:
Lực điện trường tác dụng lên hạt mang điện tích dương cùng phương cùng chiều với , làm nó chuyển động theo chiều đường sức điện.
Công của lực điện:
ACD = qEd = UCD.q > 0 UCD = (VC - VD) > 0 VC > VD
Đường sức điện có chiều từ nơi điện thế cao tới nơi điện thế thấp.
III. Mức độ vận dụng
Câu 1. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích
- e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
A. 3,2.10-18 J.
B. -3,2.10-18 J.
C. 1,6.1020 J.
D. -1,6.1020 J.
Đáp án: B
Giải thích:
WM = qVM = -1,6.10-19.20 = -3,2.10-18 J.
Câu 2. Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 5 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 8 cm có hiệu điện thế là
A. 10 V.
B. 16 V.
C. 20 V.
D. 6,25 V.
Đáp án: B
Giải thích:
Từ biểu thức U = E.d ta có:
Câu 3. Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
A. 500 V.
B. 1000 V.
C. 2000 V.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Đáp án: A
Giải thích:
Từ biểu thức U = E.d = 1000.0,5 = 500 V.
Câu 4. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?
A. 1000 V.
B. -1000 V.
C. 2500 V.
D. - 2500 V.
Đáp án: B
Giải thích:
= -1000 V
Câu 5. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là - 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?
A. 1000 V.
B. -1000 V.
C. 2500 V.
D. - 2500 V.
Đáp án: A
Giải thích:
= 1000 V
Câu 6. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích - 5 μC sinh ra khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.
A. 5000 J.
B. - 5000 J.
C. 5 mJ.
D. - 5 mJ.
Đáp án: D
Giải thích:
Từ biểu thức
= -5.10-3 J = - 5mJ
Câu 7. Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích 5 μC sinh ra nó khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.
A. 5000 J.
B. - 5000 J.
C. 5 mJ.
D. - 5 mJ.
Đáp án: C
Giải thích:
Từ biểu thức
= 5.10-3 J = 5mJ
Câu 8. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m.
B. 1250 V/m.
C. 2500 V/m.
D. 1000 V/m.
Đáp án: B
Giải thích:
Từ biểu thức = 1250 V/m
Câu 9. Trong một điện trường đều, điểm A cách điểm B 1m, cách điểm C 1 m. Nếu UAB = 20 V thì UAC bằng bao nhiêu?
A. 20 V.
B. 40 V.
C. 5 V.
D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Đáp án: D
Giải thích:
Chưa rõ 3 điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường sức điện hay không nên ta không xác định được UAC.
Câu 10. Một electron chuyển động dọc theo một đường sức điện trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Hiệu điện thế giữa hai bản là 100 V. Biết rằng electron được đặt không vận tốc ban đầu cách bản điện tích dương 2 cm. Khoảng cách giữa hai bản là 4 cm. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng electron bằng 9,1.10-31 kg. Vận tốc của electron khi đến bản dương là:
A. 2,1.106 m/s.
B. 2,1.105 m/s.
C. 4,2.106 m/s.
D. 4,2.105 m/s.
Đáp án: C
Giải thích:
Electron được đặt không vận tốc ban đầu, chịu tác dụng của lực điện trường ngược chiều làm nó chuyển động dọc theo đường sức điện về phía bản tích điện dương. Lực điện trường sinh công làm tăng động năng của electron:
Wđ - Wđ0 = A
(với d1 = -2cm = - 0,02m là hình chiếu đường đi của electron trên một đường sức điện, electron chuyển động ngược chiều nên d1 < 0).
; v0 = 0
= 4,2.106 m/s
Câu 11. Có hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và cách nhau 1cm. Hiệu điện thế giữa hai bản dương và bản âm là 120 V. Hỏi điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0,6 cm sẽ là bao nhiêu? Mốc điện thế ở bản âm.
A. 72V
B. -12V
C. 3V
D. 30V
Đáp án: A
Giải thích:
Điện trường bên trong giữa hai bản kim loại này là:Điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa hai bản cách bản âm 0,6cm là: UM(-) = VM – V(-) = E.d’ = 12000.0,6.10-2 = 72V. Chọn mốc điện thế ở hai bản âm V(-) = 0, nên VM = 72V.
Câu 12. Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường động E = 5000 V/m. Đường sức điện trường song song với AC. Biết AC = 4 cm, CB = 3 cm và . Tính công di chuyển một electron từ A đến B.
A. 5,2.10-17J
B. 3,2.10-17J
C. -5,2.10-17J
D. -3,2.10-17J
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có UAB = E.AB.cosα = E.AC = 200 V
Suy ra công dịch chuyển electron:
AAB = eUAB = -3,2.10-17J
A. 1,68s
B. 2,02s
C. 3,25s
D. 0,45s
Đáp án: D
Giải thích:
+ Khi giọt thủy ngân nằm cân bằng:
+ Khi giọt thủy ngân rơi xuống bản dương thì gia tốc của nó là:
+ Thời gian rơi:
A. 100V
B. 200V
C. 50V
D. 110V
Đáp án: B
Giải thích:
+ Gia tốc chuyển động của electron:
+ Mặt khác
+ Từ hai biểu thức trên ta thu được
Câu 15. Một quả câu tích điện có khối lượng 0,1g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đứng cạnh nhau d = 1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U = 1000 V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc α = 10o. Điện tích của quả cầu bằng
A. q0 = 1,33.10-9C
B. q0 = 1,31.10-9C
C. q0 = 1,13.10-9C
D. q0 = 1,76.10-9C
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 16. Một electron bay với vận tốc 1,2.107 m/s từ điểm M có điện thế VM = 900V dọc theo một đường sức điện trong một điện trường đều. Biết điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg. Điện thế tại điểm N mà ở đó electron dừng lại là:
A. 1035V
B. 490,5V
C. 450V
D. 600V
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 17. Một hạt bụi khối lượng m mang điện tích q > 0 nằm cân bằng trong điện trường đều giữa hai bản kim loại mang điện tích trái dấu. Khoảng cách giữa hai bản là d. Hiệu điện thế giữa hai bản là U. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Hạt bụi cân bằng d tác dụng của lực điện trường cân bằng với trọng lực
B. Đường sức của điện trường đều hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới
C. Điện tích của hạt bụi là
D. Hai bản kim loại được đặt nằm ngang, bản tích điện âm ở phía trên
Đáp án: B
Giải thích:
Hạt bụi cân bằng do tác dụng của lực điện trường cân bằng với trọng lực
Vì trọng lực P→ hướng thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới nên lực điện F→ có hướng thẳng đứng, chiều từ dưới đi lên.
Mà F→ = qE→ và q > 0 nên F→ cùng hướng với E→⇒E→ có hướng thẳng đứng, chiều từ dưới đi lên. Suy ra, các đường sức điện trường đều có hướng thẳng đứng, chiều từ dưới đi lên ⇒ hai bản kim loại được đặt nằm ngang, bản tích điện âm ở phía trên.
A. 2,425.106m/s
B. 2,425.105m/s
C. 5,625.106m/s
D. 5,625.105m/s
Đáp án: C
Giải thích:
Electron được đặt không vận tốc ban đầu, chịu tác dụng của lực điện trường F→ = qE→ ngược chiều E→ làm nó chuyển động dọc theo đường sức điện về phía bản tích điện dương. Lực điện trường sinh công làm tăng động năng của electron:
(với d1 = -0,015m là hình chiếu đường đi của electron trên một đường sức điện, electron chuyển động ngược chiều E→ nên d1 < 0).
Câu 19. Chọn đáp án đúng. Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6J. Hỏi hiệu điện thế UMN bằng bao nhiêu?
A. +12V
B. -12V
C. +3V
D. -3V
Đáp án: C
Giải thích:
Hiệu điện thế UMN bằng:
Câu 20. Chọn câu đúng. Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Êlectron đó có
A. Chuyển động dọc theo một đường sức điện.
B. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
C. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
D. Đứng yên.
Đáp án: C
Giải thích:
Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Êlectron sẽ chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao do lực điện tác dụng lên điện tích âm ngược chiều với chiều điện trường.
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Dòng điện không đổi. Nguồn điện có đáp án
Trắc nghiệm Điện năng. Công suất điện có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án