TOP 40 câu Trắc nghiệm Điện trường và cường độ dòng điện trường. Đường sức điện (có đáp án 2023) – Vật lí 11

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 3: Điện trường và cường độ dòng điện trường. Đường sức điện có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 3.

1 12,754 12/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

I. Mức độ nhận biết

Câu 1. Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Đáp án: C

Giải thích:

Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Câu 2. Tìm phát biểu sai về điện trường?

A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu A, C, D đúng;

Câu B sai vì xung quanh cả 2 điện tích đều có điện trường.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

A. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.

B. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

C. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.

D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Đáp án: D

Giải thích:

Câu A, B, C đúng;

Câu D sai vì véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.

Câu 4. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Đáp án: C

Giải thích:

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

Câu 5. Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều

A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.

C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.

D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

Câu 6. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. V.          

B. V.m.      

C. V/m.      

D. N

Đáp án: C

Giải thích:

Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.

Câu 7. Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

A. E=kQr.                    

B. E=kQr2.

C. E=kQ2r.                    

D. E=kQ2r.

Đáp án: B

Giải thích:

Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

E=kQr2

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của điện trường đều?

A. cường độ điện trường có hướng như nhau tại mọi điểm.

B. cường độ điện trường có độ lớn như nhau tại mọi điểm.

C. cường độ điện trường có độ lớn giảm dần theo thời gian.

D. đường sức điện là những đường thẳng song song, cách đều.

Đáp án: D

Giải thích:

Điện trường đều: là điện trường mà véctơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.

Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều.

Câu 9. Đường sức điện cho biết

A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.

B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.

C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.

D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Đáp án: D

Giải thích:

Đường sức điện cho biết hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của đường sức điện?

A. Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.

B. Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.

C. Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ mau.

D. Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Đáp án: C

Giải thích:

Các đặc điểm của đường sức điện:

- Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức và chỉ một mà thôi.

- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đó.

- Đường sức điện trường tĩnh là những đường không khép kín.

- Quy ước: vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. Chỗ cường độ điện trường mạnh thì số đường sức từ mau (dày) và ngược lại.

II. Mức độ thông hiểu

Câu 1. Cường độ điện trường là đại lượng

A. vô hướng, có giá trị dương.

B. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm.      

C. véctơ, phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích dương.      

D. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.

Đáp án: C

Giải thích:

Cường độ điện trường là đại lượng véctơ, phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích dương.   

Câu 2. Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng ra xa nó.

B. hướng về phía nó.     

C. phụ thuộc độ lớn của nó.     

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Đáp án: B

Giải thích:

Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng về phía nó.         

Câu 3. Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.               

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.     

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Đáp án: B

Giải thích:

Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều hướng ra xa nó.          

Câu 4. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

A. độ lớn điện tích thử.                     

B. độ lớn điện tích đó.

C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

D. hằng số điện môi của của môi trường.

Đáp án: A

Giải thích:

Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm Q được xác định bởi công thức E=kQεr2 không phụ thuộc độ lớn điện tích thử q.     

Câu 5. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường

A. không đổi.                

B. giảm 3 lần.

A. tăng 3 lần.                 

B. giảm 6 lần.      

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có cường độ điện E=kQεr2 không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử nên khi độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì cường độ điện trường không đổi.

Câu 6. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 3 lần.      

B. tăng 3 lần.      

C. giảm 9 lần.      

D. tăng 9 lần.

Đáp án: C

Giải thích:

E=kQr2 nên khi r tăng 3 lần thì E giảm 9 lần. 

Câu 7. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

A. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.

B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.

C. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng hướng của tổng 2 véctơ cường độ điện trường điện trường thành phần.

Câu 8. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương

A. trùng với đường nối của AB.

B. trùng với đường trung trực của AB.

C. tạo với đường nối AB góc 450.

D. vuông góc với đường trung trực của AB.

Đáp án: B

Giải thích:

Hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương trùng với đường trung trực của AB.

Câu 9. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

A. trung điểm của AB.   

B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.

C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.

D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là trung điểm của AB.        

Câu 10. Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là

A. E.           

B. E3         

C. E2

D. 0. 

Đáp án: D

Giải thích:

Do 2 quả cầu ban đầu có độ lớn bằng nhau nhưng tích điện trái dấu nên sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì điện tích mỗi quả cầu khi đó bằng 0, nên khi đặt 2 quả cầu lại A và B thì cường độ điện trường tại C là 0.

III. Mức độ vận dụng

Câu 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

A. 6.105 V/m .

B. 2.104 V/m.    

C. 7,2.103 V/m.

D. 3,6.103 V/m.

Đáp án: D

Giải thích:

E=kQr2=9.109.1090,052 = 3,6.103 V/m

Câu 2. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m.

B. 1,2 V/m.

C. 1,2.105 V/m.

D. 12.10-6 V/m.

Đáp án: C

Giải thích:

E=Fq=6.1025.107 =  1,2.105 V/m

Câu 3. Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                     

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.          

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Đáp án: D

Giải thích:

E=Fq=2.1032.106= 1000 V/m. Điện tích thử âm nên cường độ điện trường ngược chiều với lực điện tác dụng lên nó.

Câu 4. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

A. 100 V/m, từ trái sang phải.                     

B. 100 V/m, từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, từ trái sang phải.          

D. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Đáp án: C

Giải thích:

E=Fq=2.1032.106=  1000 V/m. Điện tích thử dương nên cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên nó.

Câu 5. Một điện tích - 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.                

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.                 

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Đáp án: A

Giải thích:

E=kQr2=9.109.2.10612 = 18000 V/m. Điện tích âm nên cường độ điện trường hướng lại gần điện tích.

Câu 6. Một điện tích 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

A. 18000 V/m, hướng về phía nó.                

B. 18000 V/m, hướng ra xa nó.

C. 9000 V/m, hướng về phía nó.                 

D. 9000 V/m, hướng ra xa nó.

Đáp án: B

Giải thích:

E=kQr2=9.109.2.10612=18000 V/m. Điện tích dương nên cường độ điện trường hướng ra xa điện tích.

Câu 7. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

A. 10000 V/m.               

B. 7000 V/m.                 

C. 5000 V/m.                 

D. 6000 V/m.

Đáp án: A

Giải thích:

Do 2 véctơ cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau nên

E=E12+E22=6000+280002=10000V/m

Câu 8. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 2000 V/m theo chiều từ phải sang trái. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là

A. 2000 V/m, hướng từ trái sang phải.         

B. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.

C. 1000 V/m, hướng từ phải sang trái.         

D. 1000 V/m hướng từ trái sang phải.

Đáp án: C

Giải thích:

E=kQr2;E'=kQεr2=kQ2r2 

E'=E2=20002=1000V/m

Khi hệ được đặt trong môi trường điện môi khác thì chiều của cường độ điện trường không đổi.

Câu 9. Cho 2 điện tích điểm q1 = 5.10-9 C; q2 = 5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. bằng 0.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

C. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Đáp án: A

Giải thích:

Có: E1= E2 = kQr2 =9.109.5.109(0,1)2 = 4500 V/m

E1E2 nên E = 0

Câu 10. Cho 2 điện tích điểm q1 = 5.10-9 C; q2 =  5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.

B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.

D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Đáp án: B

Giải thích:

E1= E2kQr2 = 4500 V/m

E1E2 nên E = E1 + E2 = 9000 V/m

Câu 11. Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Đáp án: D

Câu 12. Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:

A. E = 18000 (V/m).

B. E = 36000 (V/m).   

C. E = 1,800 (V/m).

D. E = 0 (V/m).

Đáp án: B

Câu 13. Tìm phát biểu sai về điện trường:

A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích

B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó

C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu

D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

Đáp án: D

Câu 14. Một điện tích điểm q=-2,5.10-7C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6,2.10-2N. Cường độ điện trường tại M là:

A. 2,4.105 V/m

B. -2,4.105V/m

C. 15.10-9V/m

D. -15.10-9V/m

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Câu 15. Kết luận nào sau đây là sai?

A. đường sức điện trường là những đường có hướng

B. đường sức điện đi ra từ điện tích dương và kết thúc là điện tích âm

C. đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường khép kín

D. qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức điện

Đáp án: C

Câu 16. Cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm cách nó một khoảng r trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ có độ lớn là: 

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Đáp án: C

Câu 17. Hai điểm tích điểm q1=2.10-8C ; q2=10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 12cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=8cm ; BM=4cm là:

A. 28125 V/m

B. 21785 V/m

C. 56250 V/m

D.17920 V/m

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Câu 18. Hai điện tích điểm q1=9.10-8C ; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=15cm ; BM = 20cm là:

A. 36000 V/m

B. 413,04 V/m

C. 20250 V/m

D. 56250 V/m

Đáp án: B

Giải thích:

Hai điện tích điểm q1=9.10-8C; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Điểm M có AM=15cm; BM=20cm nên A,B,M nằm ở ba đỉnh của tam giác vuông tại M

Cường độ điện trường tổng hợp tại M:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Câu 19. Điện tích điểm q1=10-6C đặt tại điểm A ; q2=-2,25.10-6C đặt tại điểm B trong không khí cách nhau 18cm. Điểm M trên đường thẳng qua A,B mà có điện trường tại M bằng 0 thỏa mãn:

A. M nằm ngoài B và cách B 24cm

B. M nằm ngoài A và cách A 18cm

C. M nằm ngoài AB và cách B 12cm

D. M nằm ngoài A và cách A 36cm

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Câu 20. Một electron bay trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu từ bản âm sang bản dương. Khoảng cách giữa hai bản là 2cm.Cường độ điện trường đều là 9.104V/m. Electron có điện tích e =-1,6.10-19 C, khối lượng m=9,1.10-31 kg. vận tốc ban đầu của electron bằng 0.Thời gian bay của electron là:

A. 1,73.10-8s

B. 1,58.10-9s

C. 1,6.10-8s

D. 1,73.10-9s

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 3. Điện trường

Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Công của lực điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện thế. Hiệu điện thế có đáp án

Trắc nghiệm Tụ điện có đáp án

Trắc nghiệm Dòng điện không đổi. Nguồn điện có đáp án

Trắc nghiệm Điện năng. Công suất điện có đáp án

1 12,754 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: