TOP 40 câu Trắc nghiệm Mắt (có đáp án 2023) – Vật Lí 11
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Bài 31: Mắt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 31.
Trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 31: Mắt
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
A. Mắt không có tật, không điều tiết
B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa
C. Mắt cận không điều tiết
D. Mắt viễn không điều tiết
Đáp án: A
Giải thích:
A – đúng, mắt không có tật khi nhìn ở xa vô cực thì không phải điều tiết
B – sai, vì mắt không tật nhìn xa vô cực không phải điều tiết
C – sai vì mắt cận không nhìn được xa vô cực nếu không đeo kính phù hợp.
D – sai vì mắt viễn nhìn xa vô cực phải điều tiết
Câu 2. Mắt lão nhìn thấy vật ở xa vô cùng khi
A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết.
B. đeo kính phân kì và mắt không điều tiết.
C. mắt không điều tiết.
D. đeo kính lão.
Đáp án: A
Giải thích:
A – đúng
B – sai vì người bị lão thị gần giống như người bị viễn thị, khắc phục phải đeo kính hội tụ
C – sai vì người có tật ở mắt nhìn xa hay gần đều phải điều tiết nếu không đeo kính.
D – sai vì không rõ là đeo kính hội tụ hay kính phân kì, có người hồi trẻ bị cận thị, về già thêm tật lão thị phải đeo kính hai tròng (phần trên phân kì, phần dưới lão thị).
Câu 3. Về phương diện quang hình học, có thể coi:
A. mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
B. hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ.
C. hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh và võng mạc tương đương với một thấu kính hội tụ.
D. hệ thống bao gồm giác mạc, thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch thuỷ tinh, võng mạc và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ.
Đáp án: C
Giải thích:
A, B – sai vì không thể hiện đầy đủ và nói rõ tên các bộ phận.
C – đúng thể hiện đầy đủ và chính xác các bộ phận.
D – sai vì điểm vàng là nơi cảm nhận ánh sáng, nếu ảnh rơi trên điểm vàng thì mắt có thể nhìn thấy vật.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Đáp án: A
Giải thích:
Theo định nghĩa về sự điều tiết của mắt: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 5. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt bình thường. Mắt loại nào có điểm cực viễn Cv ở vô cực?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (1) và(3).
Đáp án: C
Giải thích:
Mắt bình thường có điểm cực viễn ở xa vô cực.
Câu 6. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt viễn. Mắt loại nào có fmax > OV?
A. (1).
B. (2)
C. (3).
D. (l) và (3).
Đáp án: C
Giải thích:
Mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường nên fmax > OV.
Câu 7. Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ hình vẽ: O: quang tâm của mắt; V: điểm vàng trên màng lưới. Quy ước đặt: (1): Mắt bình thường về già; (2): Mắt cận; (3): Mắt viễn. Mắt loại nào phải đeo kính hội tụ?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (1) và (3).
Đáp án: D
Giải thích:
(1) mắt bình thường về già thường bị tật lão thị sẽ phải đeo kính hội tụ.
(2) mắt cận phải đeo kính phân kì
(3) mắt viễn phải đeo kính hội tụ
Câu 8. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này
A. không có tật.
B. bị tật cận thị.
C. bị tật lão thị.
D. bị tật viễn thị.
Đáp án: B
Giải thích:
Điểm cực viễn của người này khá ngắn nên người này bị tật cận thị.
Câu 9. Mắt cận thị khi không điều tiết thì có tiêu điểm:
A. nằm trước võng mạc.
B. cách mắt nhỏ hơn 20cm.
C. nằm trên võng mạc.
D. nằm sau võng mạc.
Đáp án: A
Giải thích:
Mắt cận thị nên tiêu điểm ở trước võng mạc.
Câu 10. Mắt cận thị khi không điều tiết thì
A. tiêu cự của thuỷ tinh thể là lớn nhất.
B. điểm cực viễn xa mắt hơn mắt bình thường.
C. độ tụ của thuỷ tinh thể là lớn nhất.
D. khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc là nhỏ nhất.
Đáp án: C
Giải thích:
Mắt cận thị nên độ tụ của mắt cận lớn hơn độ tụ của mắt bình thường
Câu 11. Mắt cận thị không điều tiết khi quan sát vật đặt ở:
A. điểm cực cận.
B. vô cực.
C. điểm cách mắt 25 cm.
D. điểm cực viễn.
Đáp án: D
Giải thích:
A – sai vì mắt cận nhìn vật ở điểm cực cận phải điều tiết tối đa
B – sai vì mắt cận không nhìn được xa vô cực (nếu không đeo kính)
C – sai vì tùy từng người sẽ nhìn được vật ở khoảng cách khác nhau
D – đúng
Câu 12. Tìm phát biểu sai. Mắt cận thị:
A. Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc
B. Phải điều tiết tối đa mới nhìn được vật ở xa
C. Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất nhỏ hơn mắt bình thường
D. Độ tụ của thủy tinh thể là nhỏ nhất khi nhìn vật ở cực viễn
Đáp án: B
Giải thích:
A – đúng, vì mắt cận thì tiêu điểm ở trước võng mạc.
B – sai, vì mắt cận không phải điều tiết khi nhìn vật ở điểm cực viễn, điều tiết tối đa khi nhìn vật ở điểm cực cận.
C – đúng, vì mắt cận có tiêu cự nhỏ hơn tiêu cự của mắt bình thường.
D – đúng, vì mắt cận khi nhìn vật ở cực viễn có độ tụ nhỏ nhất.
Câu 13. Mắt bị tật viễn thị:
A. có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc.
B. nhìn vật ở xa phải điều tiết mắt.
C. phải đeo thấu kính phân kì thích hợp để nhìn các vật ở xa.
D. điểm cực cận gần mắt hơn người bình thường.
Đáp án: B
Giải thích:
A – sai vì tiêu điểm ở sau võng mạc
B – đúng, nhìn vật ở xa phải điều tiết
C – sai vì mắt viễn phải đeo kính hội tụ
D – sai vì điểm cực cận xa hơn mắt bình thường
Câu 14. Mắt của một người có tiêu cự của thủy tinh là 18mm, khi không điều tiết. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15mm. Mắt người này:
A. không có tật.
B. bị tật cận thị.
C. bị tật lão thị.
D. bị tật viễn thị.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta thấy f = 18mm > OV = 15 mm nên tiêu điểm ở sau võng mạc, người này bị viễn thị.
Câu 15. Chọn phát biểu sai?
A. Năng suất phân li của mắt là góc trông vật lớn nhất mà mắt còn phân biệt hai điểm đầu và điểm cuối của vật.
B. Khi mắt quan sát vật ở điểm cực cận thì mắt ở trạng thái điều tiết tối đa ứng với tiêu cự nhỏ nhất của thể thủy tinh.
C. Điều tiết là hoạt động thay đổi tiêu cự của mắt thực hiện nhờ các cơ vòng của mắt bóp lại làm giảm bán kính cong của thể thủy tinh.
D. Vì chiết suất của thủy dịch và thể thủy tinh chênh lệch ít nên sự khúc xạ ánh sáng xảy ra phần lớn ở mặt phân cách không khí-giác mạc.
Đáp án: A
Giải thích:
A, sai vì năng suất phân li của mắt là góc trông vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt hai điểm đầu và điểm cuối của vật.
B, C, D đúng.
Câu 16. Xét cấu tạo của mắt về phương diện Quang học: O là quang tâm mắt; CV là điểm cực viễn; V là điểm vàng; CC là điểm cực cận; tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất của mắt là fmax và fmin. Chọn câu sai?
A. Đặc trưng cấu tạo của mắt cận là fmax < OV
B. Đặc trưng cấu tạo của mắt viễn là fmax > OV
C. Người mắt không có tật OCV = ∞.
D. Những người bị cận thị thì không bị tật lão thị.
Đáp án: D
Giải thích:
D – sai vì người cận thị về già hoàn toàn có thể thêm tật lão thị.
Câu 17. Xét cấu tạo của mắt về phương diện quang học: O là quang tâm của mắt; CV là điểm cực viễn; V là điểm vàng; CC là điểm cực cận; tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất của mắt là fmax và fmin. Khi khắc phục tật cận thị bằng cách đeo kính sát mắt thì tiêu cự của kính có giá trị cho bởi?
A.
B.
C. – OCC
D. – OCV
Đáp án: D
Giải thích:
Tiêu cự của kính
Câu 18. Xét cấu tạo của mắt về phương diện quang học: O là quang tâm của mắt; CV là điểm cực viễn; V là điểm vàng; CC là điểm cực cận; tiêu cự lớn nhất và nhỏ nhất của mắt là fmax và fmin. Mắt không tật lúc điều tiết tối đa thì có độ tụ tăng lên một lượng có giá trị tính bởi biểu thức:
A.
B.
C. OCC
D. OCV
Đáp án: B
Giải thích:
Mắt không tật lúc điều tiết tối đa thì có độ tụ tăng lên một lượng có giá trị
Câu 19. Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC được tạo ra ở đâu?
A. Tại điểm vàng V.
B. Sau điểm vàng V.
C. Trước điểm vàng V.
D. Không xác định được vì không có ảnh.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC được tạo ra ở sau điểm vàng.
Câu 20. Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra tại đâu?
A. Tại điểm vàng V.
B. Sau điểm vàng V.
C. Trước điểm vàng V.
D. Không xác định được vì không có ảnh.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CV được tạo ra ở trước điểm vàng.
Câu 21. Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1mm như hình vẽ. Đưa tờ giấy ra xa mắt dần cho đến khi mắt cách tờ giấy một khoảng d thì thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Nếu năng suất phân li của mắt là 1’ thì d gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,8 m
B. 1,5 m
C. 4,5 m
D. 3,4 m
Đáp án: D
Giải thích:
Góc trông vật:
Câu 22. Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5 cm. Chọn câu sai?
A. Điểm cực viễn của mắt nằm ở vô cùng.
B. Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật ở điểm cực viễn là dp.
C. Tiêu cực lớn nhất của thấu kính mắt là 15 mm.
D. Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật ở vô cùng là 60 dp.
Đáp án: D
Giải thích:
+ Mắt không có tật điểm cực viễn ở vô cùng.
+ Mắt không có tật khi nhìn vật ở vô cùng thể thủy tinh dẹt nhất, tiêu cự lớn nhất (fmax = OV = 15 mm) và độ tụ nhỏ nhất.
+
Câu 23. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 100 cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái điều tiết tối đa là:
A. 12 dp
B. 5 dp
C. 6 dp
D. 9 dp
Đáp án: D
Giải thích:
+ Khi quan sát trong trạng thái không điều tiết:
+ Khi quan sát trong trạng thái điều tiết tối đa:
+ Độ biến thiên độ tụ:
Câu 24. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt 12 cm thì mắt không phải điều tiết. Lúc đó, độ tụ của thuỷ tinh thể là 62,5 (dp). Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 1,8 cm.
B. 1,5 cm.
C. 1,6 cm.
D. 1,9 cm.
Đáp án: A
Giải thích:
+ Khi quan sát trong trạng thái không điều tiết:
Câu 25. Một người có thể nhìn thấy rõ các vật cách mắt 12cm thì mắt không phải điều tiết. Lúc đó, độ tụ của thủy tinh thể là 62,5 (dp). Khi quan sát trong trạng thái điều tiết tối đa thì độ tụ của thủy tinh thể 67,5 (dp). Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 5,8 cm
B. 4,5 cm
C. 7,4 cm
D. 7,8 cm
Đáp án: C
Giải thích:
+
Câu 26. Một người mắt không có tật, quang tâm nằm cách võng mạc một khoảng 2,2 cm. Độ tụ của mắt khi quan sát không điều tiết gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 42 dp
B. 45 dp
C. 46 dp
D. 49 dp
Đáp án: B
Giải thích:
+ Khi quan sát trong trạng thái không điều tiết:
Câu 27. Một người mắt không có tật, quang tâm nằm cách võng mạc một khoảng 2,2 cm. Độ tụ của mắt đó khi quan sát một vật cách mắt 20 cm gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 42 dp
B. 45 dp.
C. 46dp.
D. 49 dp
Đáp án: D
Giải thích:
+ Khi quan sát một vật cách mắt:
Câu 28. Một người mắt không có tật về già, khi điều tiết tối đa độ tụ của mắt tăng thêm 1 dp so với khi không điều tiết. Lúc này,
A. điểm cực viễn gần hơn so với lúc trẻ.
B. điểm cực cận cách mắt 25 cm.
C. điểm cực cận cách mắt 50 cm.
D. điểm cực cận cách mắt 100 cm.
Đáp án: D
Giải thích:
+ Người mắt không có tật khi về già điểm cực viễn không thay đổi nhưng điểm cực cận thì dịch xa mắt do cơ mắt bị yếu đi.
+ Khi quan sát trong trạng thái không điều tiết:
+ Khi quan sát trong trạng thái điều tiết tối đa:
Câu 29. Mắt của một người có quang tâm cách võng mạc khoảng 1,52 cm. Tiêu cự thể thủy tinh thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,500 cm và f2 = 1,415 cm. Khoảng nhìn rõ của mắt gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 95,8 cm.
B. 93,5 cm.
C. 97,4 cm.
D. 97,8 cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Câu 30. Mắt bị tật cận thị:
A. có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc.
B. nhìn vật ở xa phải không điều tiết mắt.
C. phải đeo thấu kính hội tụ thích hợp để nhìn các vật ở xa.
D. điểm cực cận xa mắt hơn người bình thường.
Đáp án: A
Giải thích:
A – đúng vì tiêu điểm ở trước võng mạc
B – sai vì nhìn vật ở xa phải điều tiết tối đa
C – sai vì mắt cận phải đeo kính phân kì
D – sai vì điểm cực cận gần hơn mắt bình thường
A. -2,5dp
B. 2,5dp
C. -1,5dp
D. 1,5dp
Đáp án: D
Giải thích:
Theo công thức thấu kính ta được:
Câu 32. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính (đeo sát mắt) chữa tật của mắt để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người này nhìn rõ được các vật đặt gần nhất cách mắt
A. 15cm
B. 16,7cm
C. 17,5cm
D. 22,5cm
Đáp án: B
Giải thích:
Để khi nhìn vật ở vô cực mà mắt không điều tiết, người đó đeo kính có:
f = -OCv = -50cm
Quan sát ở cực cận: d’= -OCc = -12,5cm
Câu 33. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Khi đeo kính (đeo sát mắt) có độ tụ -1dp. Khoảng nhìn rõ của người này khi đeo kính là
A. từ 13,3cm đến 75cm
B. từ 14,3cm đến 75cm
C. từ 14,3cm đến 100cm
D. từ 13,3cm đến 100cm
Đáp án: C
Giải thích:
Người đó đeo kính có f = 1/D = -1m
⇒ Quan sát ở cực cận: d’ = -OCc = -12,5cm ⇒
⇒ Quan sát ở cực viễn: d’ = -OCv = -50cm ⇒
Câu 34. Một người viễn thị nhìn rõ được vật đặt cách mắt gần nhất 40cm. Để nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất 25cm, người này cần đeo kính (kính cách mắt 1cm) có độ tụ là
A. 1,4dp
B. 1,5dp
C. 1,6dp
D. 1,7dp
Đáp án: C
Giải thích:
Người đó sửa tật khi đeo kính ách mắt 1cm, nên vật cách kính:
d = 25 – 1 = 24cm.
Và d’ = -OCv + ? = -39cm.
Do đó ta được:
Câu 35. Mắt một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12cm đến 51cm. Người đó sửa tật bằng cách đeo kính phân kì cách mắt 1cm. Biết năng suất phân li của mắt là 1’. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn có thể phân biệt được là
A. 0,033mm
B. 0,045mm
C. 0,067mm
D. 0,041mm.
Đáp án: B
Giải thích:
Người đó sửa tật khi đeo kính cách mắt 1cm nên kính đeo có:
f = -OCv + l = -50cm.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật khi quan sát ở cực cận có ảnh cách mắt 12cm. Suy ra ảnh cách kính 11cm → d’ = - 11cm.
⇒ Khoảng cách nhỏ nhất hai điểm trên ảnh mà mắt còn phân biệt là:
Mặt khác ta cũng có:
Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt còn có thể phân biệt được là:
Câu 36. Một người bị cận thị có khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến điểm cực cận là OCc và điểm cực viễn OCv. Để sửa tật của mắt người này thì người đó phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là
A. f = OCc
B. f = -OCc
C. f = OCv
D. f = -OCv
Đáp án: D
Giải thích:
* Đặc điểm của mắt cận: Là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc.
fmax < OV; OCc < Đ; OCv < ∞ ⇒ Dcận > Dthường
* Sửa tật:
Nhìn xa được như mắt thường phải đeo một thấu kính phân kì sao cho ảnh của vật ở ∞ qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.
Ta có: d1 = ∞; d'1 = - (OCv - L) = fk; d'1 + d2 = OO'; d'2 = OV
L = OO' = khoảng cách kính tới mắt
Nếu kính đeo sát mắt L = 0 thì fk = - OCv
Câu 37. Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn
A. 0,5m
B. 1m
C. 1,5m
D. 2m
Đáp án: D
Giải thích:
Kính cận số 0,5 có D = -0,5dp ⇒ f = -2m ⇒ OCv = 2m.
Câu 38. Một người cận thị về già, khi đọc sách cách mắt gần nhất 25cm phải đeo sát mắt kính số 2. Điểm cực cận của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt
A. 25cm
B. 50cm
C. 1m
D. 2m
Đáp án: B
Giải thích:
Kính cận số 2 có D = 2dp ⇒ f = 0,5m
Quan sát vật cách mắt 25cm qua kính ⇒
Câu 39. Một người cận thị đeo sát mắt một kính có độ tụ -1,5dp thì nhìn rõ được các vật ở xa mà không phải điều tiết. Điểm cực viễn của người đó nằm trên trục của mắt và cách mắt.
A. 50cm
B. 67cm
C. 150cm
D. 300cm
Đáp án: B
Giải thích:
Kính cận có D = -1,5dp ⇒ f = 1/D = -0,67m = -67cm = -OCv
Câu 40. Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50cm. Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ +1dp, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt
A. 40cm
B. 33,3cm
C. 27,5cm
C. 26,7cm
Đáp án: B
Giải thích:
Kính đeo có D = 1dp ⇒ f = 1m
Khi đeo sát mắt một kính có độ tụ +1dp, người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt dmin thỏa mãn:
Các câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Kính lúp có đáp án
Trắc nghiệm Kính hiển vi có đáp án
Trắc nghiệm Kính thiên văn có đáp án
Trắc nghiệm Điện tích. Định luật Cu-lông có đáp án
Trắc nghiệm Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án