Soạn bài Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 594 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học ngắn gọn:

Đề 1: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

I. Dàn bài

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm.

2. Thân bài:

a. Tác giả:

- Tác giả Nguyễn Dữ, có người gọi là Nguyễn Dư hoặc Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, quê ở tỉnh Hải Dương.

- Ông được xem là người đã đưa khái niệm "truyền kỳ" tiến vào văn học của nước ta.

- Để lại duy nhất tác phẩm Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyền kỳ khác nhau.

b. Khái niệm truyền kỳ:

- Các tác phẩm văn xuôi trung đại có các yếu tố hoang đường kì ảo. Ở đó có sự tương giao giữa thế giới con người với cõi âm, cõi tiên với sự xuất hiện của thánh thần, ma quỷ làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời góp phần phản ánh các nội dung cốt lõi trong quan niệm của tác giả.

c. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục:

- Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là một tập truyện gồm có 20 truyện khác nhau được viết bằng chữ Hán chứa nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI.

- Nội dung chính của các truyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục là vạch trần hiện thực xã hội phong kiến đương thời thối nát, cảm thông cho số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời đề cao vẻ đẹp phẩm cách, đạo đức, trí tuệ của con người, thể hiện sự ủng hộ quan niệm "lánh đục về trong" của cách danh sĩ đường thời, cũng phản ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về chân lý cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

d. Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

e. Nội dung cốt lõi của tác phẩm:

* Sự kiên định chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn:

- Thể hiện trong thái độ và cách hành động của chàng khi đốt đền của yêu quái, trong việc chàng đối mặt với lời đe dọa của tên ác thần.

- Thái độ bình tĩnh của chàng khi bị bắt về cõi âm ti, với sự xuất hiện của các loài quỷ nanh ác, không gian rùng rợn ghê sợ.

- Sự chính trực, ngay thẳng, dũng cảm thể hiện trong việc chàng đấu tranh, minh oan cho bản thân trước mặt Diêm Vương.

- Kết quả: Giành được chiến thắng, mang lại sự yên ổn cho nhân dân, giải oan cho bản thân, lấy lại ngôi đền cho Thổ thần và được tiến cử chức phán sự đền Tản Viên, trở thành tiên.

=> Khẳng định niềm tin chính nhất định sẽ thắng tà. Mặt khác nhân vật Ngô Tử Văn còn đại diện cho anh tài đất Việt giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược, nêu cao tinh thần dân tộc, sự anh dũng, mạnh mẽ của nhân dân ta trong quá trình chống giặc ngoại xâm, chống lại cái ác cái xấu.

* Ngụ ý phê phán:

- Hồn ma tên tướng giặc lúc sống làm quân xâm lược lúc chết đi lại làm yêu quái quấy nhiễu dân lành. Từ đầu tới cuối lên mang trong mình dã tâm xâm lược, đáng phải nhận sự trừng trị, tiêu diệt.

- Phản ánh sự bất công đầy rẫy trong xã hội phong kiến thối nát, thông qua chuyện tên tướng giặc hối lộ thánh thần, còn lực lượng thực thi công lý như Diêm Vương lại bị che mắt.

f. Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, mở đầu bằng tình tiết khác lạ, xây dựng cao trào truyện đầy kịch tính lô-gíc, với các nút thắt, và cách giải quyết hợp lý, làm thỏa mãn người đọc.

- Yếu tố kỳ ảo hoang đường được đưa vào một cách khéo léo làm nổi bật chủ đề, nội dung câu chuyện, đồng thời khắc họa rõ ràng tính cách của nhân vật.

3. Kết bài:

- Nêu tổng kết.

II. Bài minh hoạ

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Một trong những tác giả đã trở thành niềm tự hào của cả thời kỳ văn học là Nguyễn Dữ. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của "thiên cổ kỳ bút" “Truyền kỳ mạn lục". Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt.

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm thuộc thể văn xuôi truyền kỳ, viết bằng chữ Hán. Văn xuôi truyền kỳ là thể loại văn học dùng những yếu tố kì ảo hoang đường để phản ánh hiện thực cuộc sống. Nhân vật trong bộ truyền kỳ rất đa dạng, gồm cả người, ma quỷ, thần thánh,... có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau.

Bộ truyện “Truyền kì mạn lục” ra đời vào khoảng thế kỉ XVI, thời điểm xã hội phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy thoái, khủng hoảng, nhân dân bất bình với tầng lớp thống trị, nhiều nho sĩ rơi vào tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc cho thời thịnh trị dưới sự cai trị của vua Lê Thánh Tông. Trong khoảng thời gian cái quan về ở ẩn, Nguyễn Dữ đã sáng tác bộ truyện này vừa để phản ánh tình trạng xã hội, vừa để bộc lộ quan điểm sống và tấm lòng của mình với cuộc đời.

Nội dung truyện kể về nhân vật chính Ngô Tử Văn. Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng. Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian, làm hại nhân dân. Tức giận, mặc cho lời ngăn cản của dân làng,Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân.

Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt. Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội. Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn. Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần (đem nhốt vào ngục Cửu U), cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian (nghĩa là Tử Văn được sống lại). Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn. Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng khi chống lại cái ác trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã vạch bộ mặt gian tà của những kẻ quen "chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Ông lên án bộ phận quan lại đương thời, tố cao mạnh mẽ hiện thực “rễ ác mọ lan, khó lòng lay động” mà bênh vực cho kẻ gian tà và hiện thực của xã hội phong kiến lúc bấy giờ có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị, quyền thế làm điều bất chính. Truyện kết thúc có hậu, thể hiện truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, tà không thể thắng chính, cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác.

Về nghệ thuật, Nguyễn Dữ đã kết hợp khéo léo yếu tố ảo và thực trong truyện để truyền tải nội dung. Thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, người chết đi sống lại từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm lại về cõi dương làm nên yếu tố kỳ ảo cho câu chuyện. Nhưng đồng thời, tác giả dẫn họ tên, quê quán và thời gian, địa điểm diễn ra sự việc một cách cụ thể, đưa yếu tố thực đan xen yếu tố kỳ ảo. Kỳ ảo và hiện thực cùng kết hợp với nhau khiến câu chuyện vừa ly kỳ, hấp dẫn, vừa mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.Bên cạnh đó, với cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích, truyện đã ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lý, vào việc chính thắng tà.

Với những giá trị đó, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đá trở thành một tác phẩm nổi bật trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Dữ. Để rồi rất nhiều năm sau, tác phẩm ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Đề 2: Thuyết minh về một tác giả văn học.

I. Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về Nguyễn Du.

- Nguyễn Du nổi tiếng là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa mà cả thế giới biết đến.

- Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cùng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.

Thân bài

1. Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du

- Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.

- Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.

- Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.

- Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.

- Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

- Ông sáng tác thơ gồm có thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm có 2 tác phẩm tiêu biểu là “Truyện Kiều” và “Văn tế thập loại chúng sinh”.

- Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cơ cực của tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đồng thời lý tưởng nhân đạo bênh vực nhân dân, những con người bị chèn ép trong xã hội xưa.

- Ngôn ngữ trong tác phẩm của của ông trong sáng, tinh tế. Ông giúp thúc đẩy nền văn chương nước nhà phát triển, đặc biệt là sự đa dạng phong phú của tiếng việt.

- Được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Kết bài

- Nguyễn Du là một trong những thi sĩ góp công giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

- Ông xứng đáng là đại thi hào tài hoa trong nền văn học nước nhà.

II. Bài minh hoạ

Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện những nỗi lòng u uất, những tâm trạng thổn thức đến bất an.

Nguyễn Du được coi là một thiên tài, một danh nhân văn hóa không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nói đến một trái tim luôn đau nỗi đau của con người. Mọi nỗi buồn đau, thống khổ của kiếp người vang động đến đều có thể khiến cho trái tim ấy rỉ máu. Từ đó Nguyễn Du viết nên những dòng thơ xót xa mà thấm đẫm tình người. Trong cuộc đời mình, ông cũng trải qua không ít dâu bể, biến cố nên mở đầu kiệt tác Truyện Kiều ông viết:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, quê ở Tiên. Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và văn chương ở Thăng Long. Năm 1802, ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì mắc bệnh mà mất. Ông để lại cho nền văn học, nước nhà một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong đó Truyện Kiều xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc ta.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với nhiều biến động lịch sử: chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên ở khắp nơi mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, lúc sống xa hoa, quyền quý, khi lưu lạc gió bụi nơi đất khách quê người. Bởi thế ông tích lũy được vốn sống phong phú và học tập được ngôn ngữ của nhân dân. Đó phải chăng là cơ sở cho tư tưởng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du?

Đọc và tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Du, ta sẽ thấy ông xót xa nhất cho con người trong cảnh bể dâu trước những đổi thay trớ trêu của cuộc đời. Đó là những khi thân phận con người trở nên mỏng manh, bị vùi dập, bị giày xéo. Cả xã hội phong kiến lẫn định mệnh mù quáng đã vào hùa với nhau để hành hạ con người. Mà trong cảnh bể dâu kia, thân phận bi kịch điển hình nhất là những người tài sắc. Họ như những bông hoa nở trong dông tố, danh nhân cũng hóa nạn nhân, vàng ngọc cũng bị coi như đất bùn.

Tư tưởng nhân đạo trong thơ Nguyễn Du được thể hiện qua sự căm phẫn của ông đối với những thế lực chà đạp con người, hủy hoại tài năng:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư.
                                                           (Đọc Tiểu Thanh Kí)

Ông luôn bày tỏ nỗi đau một cách bi phẫn trước những kiếp người thấp cổ bé họng, trước sự thất bại của cái thiện, cái mĩ. Trong trái tim bao la của ông, ta thấy cái phần thông thiết nhất luôn được dành cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là những người phụ nữ. Họ là những nạn nhân đáng thương nhất trong cuộc đời đầy lang sói, lắm biến thiên dâu bể này. Đó là Đạm Tiên “nổi danh tài sắc một thì” mà phải chịu cảnh “sống làm vợ khắp người ta” để rồi “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” và cuối cùng chỉ còn lại “sè sè nấm đất bên đường”. Đó là Tiểu Thanh “son phấn có phần chôn vẫn hận – văn chương không mệnh đốt còn vương”. Tiêu biểu hơn tất cả là Thúy Kiều “sắc đành đòi một tài đành họa hai” mà phải chịu một đời truân chuyên chìm nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, muốn thoát khỏi kiếp sống ô nhục lại bị đạp xuống sâu hơn, bế tắc hơn… Tất cả những thân phận phụ nữ tài sắc mà bất hạnh ấy được Nguyễn Du tổng kết trong hai câu thơ ứa máu khái quát quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:

Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
                                                      (Văn chiêu hồn)

Viết về những con người ấy, Nguyễn Du bày tỏ lòng nhân ái của con người đối với con người nhưng cũng chính là nỗi niềm của người tri kỉ, của kẻ cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương lân. Nguyễn Du tìm thấy mình ở trong họ, tìm thấy họ ở trong mình. Cho nên lời thơ của ông chân thành đến tận đáy lòng. Ông truyền tất cả những đau đớn của trái tim vào những trang viết để tạo nên những “Tiếng thơ ai động đất trời”.

Nguyễn Du đã sống và đã nếm trải đến cùng vị mặn của dòng nước mất. Không chỉ xót xa cho những người phụ nữ, Văn tế thập loại chúng sinh là một tiếng khóc lớn khóc cho tất cả những số phận bi thảm của con người. Tất cả họ khi sông dù mũ cao áo dài như những thư sinh nho sĩ hay những người cùng đinh chân lấm tay bùn… khi chết đi đều là những cô hồn thất thểu, vất vưởng, khổ đau, không nơi nương tựa. Nguyễn Du khóc cho họ, khóc cho tất cả. Khi họ sống ông vẫn phân biệt rõ ràng kẻ ngay người gian, kẻ ông yêu người ông ghét nhưng khi họ chết đi, Nguyễn Du thương tất cả. Ông đang sống trong cõi dương trần thế mà dường như lại chìm hẳn vào cõi chết để tìm đến, chia sẻ với trăm ngàn oan hồn bạc mệnh:

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.

Người đọc như chết lặng trước những lời thơ nghẹn ngào như một tiếng thở dài, một tiếng nấc đau đớn. Nguyễn Du với “con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân) đã nhìn thấy những cô hồn bước đi lặng lẽ về một nơi vô định trong bóng tối thăm thẳm mịt mùng. Người cũng đã lặng lẽ rơi nước mắt trong từng con chữ làm nhức nhối hàng triệu người đọc nhiều thế hệ.

Nhắc đến Nguyễn Du ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều bởi đây là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tuy Truyện Kiều vay mượn cốt truyện từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo tài tình làm nên một kiệt tác tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. Truyện Kiều cũng là một bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí với những triết lí mà Nguyễn Du gửi gắm qua từng nhân vật, từng biến cố. Thúy Kiều đã bước qua lốì vườn khuya hay bước qua hàng rào phong kiến để đi theo tiếng gọi của con tim?

Với những đóng góp to lớn của mình, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam chúng ta và là Danh nhân văn hóa thế giới được cả nhân loại tôn vinh.

Đề 3: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.

I. Dàn ý

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

- Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.

II. Bài minh hoạ

Trương Hán Siêu sinh năm (?-1354). Tự là Thăng Phủ, người làng Phúc An, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình). Ông vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo, là một danh sĩ thời Trần. Năm 1351 ông được thăng tham tri chính sự. Khi mất ông được vua tặng tước Thái Bảo,Thái phó và được thở ở Văn Miếu (Hà Nội). Trương Hán Siêu được người đời nhận xét là một người có tình tình cương trực, hào phóng có tâm hồn lãng mạn, thích đi du ngoạn và tìm cho mình một phong cảnh tuyệt vời. Và ông đã tìm đến Phú sông Bạch Đằng để ngắm cảnh thiên nhiên ở đây.

Như ta đã biết, Phú sông Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng nơi ghi dấu những chiến công lịch sử của dân tộc, đáng nhớ nhất là chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán và năm 1288 của Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông - Nguyên.

Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán, Bùi Văn Nguyên đã dịch khá thành công áng văn này. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục, hoặc tính tình. Mỗi bài phú thường bao gồm bốn phần. Ở bài Phú sông Bạch Đằng cũng không ngoại lệ, phần một của bài phú này từ đầu cho đến tiếc thay dấu vết luống còn lưu, phần này giới thiệu về nhân vật khách khi du ngoại ở sông Bạch Đằng. Với câu thơ “Khách” có kẻ trong bài phú là nơi nhà cao ghế tựa, trưa mùa hạ nắng nóng, áo trong ngắn, làn nước biếc. “Khách” ở đây Mạch Đình Chi đã biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Trương Hán Siêu là một danh sĩ nổi tiếng, với chín câu đầu cho ta thấy Trương Hán Siêu có tâm hồn hiểu biết rộng, có chí khí lớn, ham thích với cuộc sống phong ba cùng thiên nhiên mây gió, thích thú tiêu dao và tâm hồn tự do. Đêm thì “chơi trăng” ngày thì “sớm gõ thuyền chờ Vũ Nguyệt”. Các danh lam thắng cảnh trong bài phú như: Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hổ, Tam Ngô, Bách Việt… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “Giang hồ” của mình, bên cạnh đó với đoạn thơ:

Đầm vân mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều

Bát ngát song kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Đã nói lên cảnh đẹp hùng vĩ, bát ngát ngoài ra còn thể hiện được cảnh đẹp đó là một danh lam thắng cảnh của đất nước. Qua phần hai “từ đoạn tiếp theo cho đến hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã”. Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện bô lão, các bô lão đã đón tiếp khách rất chu đáo và hiếu khách. Các bô lão là người kể chuyện và cũng là người bình luận những chiến tích xưa. Đặc biệt hơn, các bô lão cũng là người đã từng tham gia trận chiến và nhân vật “Khách” đã đối thoại để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình với các bô lão xuất hiện giữa lúc nhân vật “Khách” đang ngậm ngùi nhớ tiếc. Với giọng kể hào hùng, rành rọt và sôi nổi như đang diễn ra chiến tranh vậy. Đúng là cảm hứng của những người trong cuộc. Phần ba là tiếp theo cho đến nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh. Lời bình của các bô lão đã nhấn mạnh những trận chiến lẫy lừng và các nhân tài, đồng thời đã mang ý nghĩa tổng kết giống như tuyên ngôn chân lý. Phần bốn là phần còn lại. Đây là lời bình của nhân vật khách, đây là lời tiếp nối lời các bô lão, là bài ca ngợi sự anh minh của vị thánh quân, ca ngợi giá trị của những chiến công, đem lại nền thái bình muôn thuở. Tiếp nối phần bình luận của các vị bô lão về lịch sử. Hai câu cuối của bài ca này là lời kết thúc một chân lý về mối quan hệ giữa đất hiểm và người tài.

Qua bài thơ Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu đã cho ta đây là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước và là niềm tự hào cho dân tộc, tự hào truyền thống đạo lý, nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Đồng thời thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc để cập vai trò và vị trí của con người.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học:

- Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, trọng tâm phải là nội dung và giá trị của tác phẩm ấy. Phần đó cần nói thật rõ, thật cụ thể. Tất cả bài viết có nói đến tác giả và thời đại nhưng đều nhằm góp phần soi sáng nội dung tác phẩm. Có thế trọng tâm của bài viết mới nổi rõ.

- Khi thuyết minh về một tác giả văn học, trọng tâm phải là sự nghiệp văn học của tác giả ấy (thường gồm nhiều tác phẩm). Trường hợp này lại cần làm nổi bật nội dung, giá trị một số tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Chính những tác phẩm đó là đóng góp của tác giả vào gia tài văn học dân tộc.

- Nên dẫn ra vài đoạn văn, đoạn thơ thật đặc sắc và ngắn để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Truyện Kiều – Phần một: tác giả

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Truyện Kiều (Tiếp theo – Trao duyên)

  •  
1 594 21/02/2022
Tải về