Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 630 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật  - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ngắn gọn:

I. Ngôn ngữ nghệ thuật

- Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là nói đến ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.

- Ngôn ngữ nghệ thuật đôi khi còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.

- Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được phân chia thành ba loại:

+ Ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự…

+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau)...

+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng…

- Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ thực hiện chức năng thông tin, mà thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ở người nghe, người đọc.

=> Tổng kết: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mỹ.

II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng

- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…

- Ví dụ:

+ So sánh: Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp/Rắn như thép, vững như đồng. (Tố Hữu, Ta đi tới)

+ Ẩn dụ: Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. (Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

+ Hoán dụ: Chúng nó chẳng còn mong được nữa/Chặt bàn chân một dân tộc anh hùng (Tô Hữu, Ta đi tới)

- Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa: từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau.

- Tính đa nghĩa có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà ý nghĩa sâu xa, rộng lớn.

2. Tính truyền cảm

- Trong lời nói đã chứa đựng những yếu tố tình cảm, thể hiện ở sự lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ: từ ngữ, câu, cách nói, giọng điệu…

- Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích… như chính người nói (viết).

- Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa

3. Tính cá thể hóa

- Ngôn ngữ là phương tiện chung của cộng đồng, nhưng khi được các tác giả sử dụng thì ở mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ để bắt chước, hay bị pha trộn.

- Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và ở cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Từ đó tạo ra phong cách sáng tác riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ.

- Tính cá thể hóa còn được thể hiện ở vẻ đẹp riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật, nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc từng hình ảnh từng tình huống trong tác phẩm.

=> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tình hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Các biện pháp tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật:

- So sánh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya).

- Ẩn dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao).

- Hóa dụ: Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao)

- Nói quá: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Bài ca vỡ đất, Hoàng Trung Thông).

- Nói giảm nói tránh: Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (Ca dao).

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

- Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.

- Nguyên nhân: Tình hình tượng vừa là mục đích (phản ánh thế giới khách quan và cảm nhận chủ quan của con người về thế giới) vừa là phương tiện sáng tạo của nghệ thuật. Ngoài ra, bản thân tính hình tượng chứa đựng hai đặc trưng còn lại là tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và lý giải lí do lựa chọn từ đó.

a. “Nhật kí trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.

=> Phù hợp với tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b.

Ta tha thiết tự do dân tộc

Không chỉ vì một dải đất riêng

Kẻ đã rắc trên mình ta thuộc độc

Giết màu xanh cả Trái Đất thiêng.

=> Phù hợp với nội dung cần biểu đạt, cũng như đảm bảo được luật thơ.

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau viết về mùa thu, nhưng mỗi bài lại mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ trong SGK:

- Ba bài thơ cùng viết về mùa thu nhưng được sáng tác bởi các tác giả khác nhau trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

+ Nguyễn Khuyến (Thu vịnh) sống và viết ở thời phong kiến

+ Lưu Trọng Lư (Tiếng thu) sống và viết ở thời Pháp thuộc

+ Nguyễn Đình Thi (Đất nước) sống và viết ở thời kỳ sau cách mạng tháng Tám.

- Những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ trong mỗi bài thơ:

+ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: mùa thu hiện lên thanh cao và tĩnh lặng với sắc xanh: trời xanh, cây xanh, nước xanh… Nhịp thơ chậm rãi cùng với âm hưởng trang nhã của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm hiện lên phong thái của một bậc ẩn cư giữa thiên nhiên mùa thu.

+ Tiếng thu của Lư Trọng Lư: mùa thu hiện lên với những hình ảnh đầy thơ: “lá thu rơi xào xạc”, “con nai vàng ngơ ngác”. Thể thơ năm chữ với kết hợp với việc sử dụng các từ láy (xào xạc, ngơ ngác) tạo nên âm điệu thổn thức của bài thơ.

+ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: mùa thu trong bài thơ tràn ngập cảm nghĩ phấn khởi vui tươi. Tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những từ ngữ biểu lộ cảm xúc ấy (vui, phấp phới, nói cười thiết tha...). Hình ảnh thiên nhiên tràn ngập sức sống: gió thổi rừng tre phấp phới, rừng thu thay áo mới…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn học, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏ mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hoá.

Bài giảng Ngữ văn 10 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Truyện Kiều (Tiếp theo – Trao duyên)

Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình)

Lập luận trong văn nghị luận

Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)

  •  
1 630 21/02/2022
Tải về