Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Ôn tập phần tiếng Việt để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 414 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt ngắn gọn:

Câu hỏi 1 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

- Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (tức trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội.

- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp nêu trên chi phối nội dung giao tiếp:

+ Nhân vật giao tiếp : là những người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe).

+ Nội dung giao tiếp : thông tin, thông điệp, ngôn bản ...

+ Mục đích giao tiếp : chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.

+ Hoàn cảnh giao tiếp : thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

- Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản:

+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu hỏi 2 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, trong điều kiện thời gian, không gian nhất định

Rất nhiều yếu tố phụ trợ : Ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi.

Thường sử dụng các từ đơn nghĩa, thông dụng, chủ yếu dùng với nghĩa tường minh, chưa gọt giũa, có nhiều thán từ, thán ngữ, nhiều câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn,…

Ngôn ngữ viết

Hoàn cảnh gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian

Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, phải sử dụng dấu câu, kiểu câu thay thế.

Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, thường dùng các từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ, thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần,…

Câu hỏi 3 (trang 138 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Những đặc điểm cơ bản của văn bản :

- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề một cách trọn vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ và liên kết về nội dung. Cả văn bản phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.

- Mỗi văn bản thường hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định.

- Mỗi văn bản óc những dấu hiệu hình thức riêng biểu hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung: thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.

Ví dụ: văn bản Ba Bể – huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (ngữ văn 10, tập 2, trang 26 :

- Chủ đề của văn bản là truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

- Câu chuyện được kể rất logic. Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, các từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có …) và liên kết theo mạch kể thời gian.

- Mục đích giao tiếp của văn bản: giới thiệu về hòn dảo bằng huyền thoại nhằm gây sự tò mò, chú ý và khát khao khám phá của khách tham quan về những bí ẩn của hòn đảo.

- Về hình thức: văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.

Câu hỏi 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cụ thể

- Tính hình tượng

- Tính cảm xúc

- Tính truyền cảm

- Tính cá thể

- Tính cá thể hóa

Câu hỏi 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

 a) Trình bày khái quát về :

- Nguồn gốc của tiếng Việt : gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt. Tiếng Việt thuộc học ngôn ngữ Nam Á.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt : Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ này đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – là nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn – Khmer thuộc học ngôn ngữ Nấm.

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt : có 4 giai đoạn chính :

+ Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc : Tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn các từ tiếng Hán và Việt hóa, từ đó làm cho tiếng việt trở nên phong phú và phát triể mạnh mẽ.

+ Thời kì độc lập tự chủ : Bị tiếng Hán chèn ép. Nhưng tiếng Việt vẫn phát triển nhờ việc tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng việt thêm phong phú, tinh tế, uyển chuyển. Xuất hiện chữ Nôm.

+ Thời kì Pháp thuộc : Tiếng Việt tiếp tục bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng đi, văn xuôi tiếng việt hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ. Nhiều từ ngữ mới xuất hiện và được sử dụng rộng rãi.

+ Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay : Tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt và sử dụng rộng rãi. Chức năng xã hội của tiếng Việt được mở rộng.

b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam :

- Viết bằng chữ Hán : Nam quốc sơn hà, buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, bình Ngô đại cáo, Hoàng Lê nhất thống chí, …

- Viết bằng chữ Nôm : Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, Bánh trôi nước, qua đèo ngang, Truyện Lục Vân Tiên

- Viết bằng chữ quốc ngữ : Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa pa, Làng, Hai đứa trẻ, …

Câu hỏi 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Về ngữ âm và chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về phong cách

ngôn ngữ

Cần phát âm đúng chính âm

Dùng từ đúng nghĩa

Nói, viết đúng câu

Nói, viết đúng phong cách ngôn ngữ

Chữ viết đúng chính tả

Dùng từ địa phương phải chọn lọc

Dùng câu đúng ngữ cảnh

 
 

Vay từ nước ngoài phải có ý thức Việt hóa

   

Câu hỏi 7 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

- Các câu đúng là : b, d, g, h.

- Các câu a, c, e sai. Lỗi sai là người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt:

1. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

 

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

Đối tượng giao tiếp

Người nghe có mặt trực tiếp

Người nghe không có mặt trực tiếp.

Phương tiện

thể hiện

Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, dáng điệu, cử chỉ,...    Dùng kí tự, dấu giọng, dấu câu; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ.

Đặc điểm ngôn ngữ

Sử dụng các yếu tố dư thừa, lập,... các hình thức tinh lược. Ngôn ngữ nói tự nhiên, ít trau chuốt.

Diễn đạt chặt chẽ, dùng những từ ngữ, các quy tắc tạo câu đặc trưng cho dạng viết. Ngôn ngữ viết tinh luyện và trau chuốt.

 

2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

+ Tính cụ thế: ngôn ngữ phải rõ ràng cụ thể trong giao tiếp thi người nghe mới dễ dàng lĩnh hội. Ngôn ngữ trừu tượng, sách vở thì khó được nắm bắt, tiếp thu.

+ Tính hình tượng: là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể, hàm súc và gợi cảm.

+ Tính cảm xúc: giúp cho hiệu quả giao tiếp tăng thêm. Nó gắn với ngữ điệu và các hành vi đi kèm như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ.

+ Tính truyền cảm: là hiệu quả lan truyền cảm xúc, làm cho người nghe, người đọc cũng vui, buồn, tức giận, yêu thương như chính tác giả; tạo ra sự hoà đồng, giao cảm, cuốn hút, kích thích trí tưởng tượng của người tiếp nhận.

+ Tính cá thể: là nét riêng biệt thuộc về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ đặt câu của người tham gia giao tiếp. Tính cá thể có vai trò quan trọng trong việc tạo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

+ Tính cá thể hóa: là việc sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra một giọng điệu riêng, không nhầm lẫn với người khác và thể loại khác.

 

3. Nguồn gốc, quan hệ họ hàng và khái quát lịch sử phát triển của tiếng Việt

a. Nguồn gốc: Tiếng Việt bắt nguồn từ đời sống lao động sản xuất của người Việt, gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt - một cộng đồng có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á thời tiền sử.

b. Quan hệ họ hàng: Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng ngôn ngữ Môn-Khmer, thuộc nhóm tiếng Việt Mường (còn gọi là tiếng Việt cổ), gần gũi với tiếng Việt là tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Ba-na, tiếng Ka-tu,...

c. Khái quát lịch sử phát triển

- Hình thành vào nửa đầu thế kỉ XVIII với mục đích là công cụ truyền bá giáo lí Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ phương Tây, đầu thời kì Pháp thuộc, các nhà nho phản đối chữ quốc ngữ.

- Vào cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ ghi lại các truyện Nôm như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...

- Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hành chính. Phong trào cổ động học chữ quốc ngữ phát triển mạnh.

- Kể từ năm 1945, chữ quốc ngữ đã được sử dụng rộng khắp trong các lĩnh vực xã hội.

4. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực

Về ngữ âm

Về từ ngữ

Về chữ viết

Về ngữ pháp

Về phong cách ngôn ngữ

Phát âm đúng chuẩn.

Dùng đúng âm thanh và cấu tạo của từ, đúng nghĩa của từ, đúng đặc điểm ngữ pháp của từ và phù hợp với phong cách ngôn

Viết đúng chính tả và các quy định về chữ viết.

Câu có dấu câu phù hợp, đúng ngữ pháp, đúng về quan hệ ngữ nghĩa, về liên kết và mạch lạc, chặt chẽ.

Các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng phải thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.

 

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Viết quảng cáo

Tổng kết phần văn học

Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả

  •  
1 414 lượt xem
Tải về