Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Ngữ văn 10
A. Soạn bài “Phú sông Bạch Đằng” ngắn gọn
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Bố cục: gồm 4 đoạn
Đoạn 1 (Khách có kẻ ... luống còn lưu): Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách khi du ngoạn qua sông Bạch Đằng.
Đoạn 2 (Bên sông các bô lão … chừ lệ chan): Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.
Đoạn 3 (Rồi vừa đi … lưu danh): Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.
Đoạn 4 (Còn lại): Lời bình luận của các bô lão.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy, muốn đến nhiều nơi, muốn đi nhiều chỗ, không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc.
- “Khách” là một người có chí lớn, đã “đi qua” những địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…) thể hiện tráng chí bốn phương, tầm hiểu biết phong phú, có hoài bão.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào nhưng cũng là sự buồn đau, nuối tiếc. Tâm trạng hoài niệm và nhớ tiếc anh hùng xưa( Từ cảnh ước lệ đến cảnh tả thưc: của Đại Than, Đông Triều,…)
- Vui trước cảnh vật vừa hoành tráng, vĩ đại, vừa thơ mộng “Bát ngát sóng kình muôn dặm”, “Thướt tha đuôi trĩ một màu” với “nước trời…”, “phong cảnh…”, “bờ lau…”, “bến lách…”…
- Tự hào trước những chiến tích quá khứ vẻ vang nhưng đau thương hiện về từng chi tiết.
- Buồn đau nhớ tiếc vì chiến trường xưa oanh liệt trơ trọi hoang vu, thời gian xoá mờ nhiều dấu vết. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú: họ là những người dân địa phương, là phân thân của tác giả, là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng, tạo nên một không khí đối đáp tự nhiên, kể cho nhân vật “khách” nghe về những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Chiến tích trên sông Bạch Đằng đã được gợi lên qua lời kể của các bô lão:
+ Giọng kể đầy nhiệt huyết, tự hào và lời lẽ cô đọng, là cảm hứng của người trong cuộc.
+ Lời kể: ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được một cách đầy đủ và sinh động không khí của trận đánh, của chiến trường.
Các chiến tích được tái hiện bằng cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng “Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ,…” đó là sức mạnh, khí thế dũng mãnh như hổ báo của các chiến sĩ đời Trần, trận đánh mang tầm vóc kì vĩ. Và cuối cùng, ý chí yêu nước cùng sức mạnh chính nghĩa của quân ta đã mang về những chiến thắng vang dội.
- Qua lời bình luận của các bô lão “Tuy nhiên: Từ có vũ trụ… Nhớ người xưa chừ lệ chan”, yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng sông Bạch Đằng là yếu tố con người.
Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách” nhằm khẳng định:
- Chân lí: “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
- Ca ngợi hai vị vua anh minh đời Trần
- Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở trên đất nước
- Ca ngợi đường lối giữ nước “đất hiểm”, “đức cao” của vương triều Trần.
Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Giá trị nội dung
+ Ca ngợi tinh thần anh hùng bất khuất. niềm tự hào dân tộc qua những chiến thắng trên sông Bạch Đằng, vẫn sáng ngời hào khí Đông A.
+ Ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lí chính nghĩa, nhân nghĩa sáng ngời, đề cao, ca ngợi con người.
- Giá trị nghệ thuật
+ Kết cấu chủ (bô lão) – khách ( tác giả) đối đáp
+ Bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ
+ Hình tượng nghệ thuật sống động
+ Lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng,…
Phần luyện tập
Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Học thuộc một số câu trong bài phú mà anh (chị) thích.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Phú sông Bạch Đằng là bài phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú văn học Việt Nam. Không những thế đây là bài phú thể hiện lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc trước những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc. Lời ca của " khách" trong kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng cùng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sướng đều thể hiện niềm tự hào dân tộc qua những chiến công trên Sông Bạch Đằng. Những chiến công lần lượt được kể ra trong bài Phú Sông Bạch Đằng được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trong khí đó cùng thể hiện sự hào hùng chiến thắng, lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng Nguyễn Sướng đã tái hiện qua những câu thơ:" Mồ thù... ai dễ biết" . Cả hai bài thơ còn cùng nêu lên vị thế, đề cao vai trò của con người trong côn cuộc bảo vệ xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh:" nửa do sông núi, nửa do người" qua đó chúng ta càng thêm nêu cao tinh thần trách nghiệm bản thân với cộc cuộc xây dựng phát triển, bảo vệ tổ quốc.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Phú sông Bạch Đằng”
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Trương Hán Siêu (? - 1354)
- Quê quán: làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình)
- Là môn khách của Trần Hưng Đạo, từng giữa nhiều chức quan trọng trong triều đình là Trần.
- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần và nhân dân kính trọng.
2. Sự nghiệp văn học
- Tác phẩm tiêu biểu:
- Các tác phẩm của ông hiện còn 17 bài thơ: Cúc hoa bách vịnh (Vịnh hoa cúc còn 4 bài), Hoá Châu tác (Thơ làm ở Hoá Châu), Dục Thuý sơn (Núi Dục Thuý sơn), Quá Tống đô (Qua kinh đô nhà Tống).
- Về văn xuôi ông có 2 bài: Khai Nghiêm tự bi ký (Văn bia chùa Khai Nghiêm) và Dục Thuý sơn linh tế tháp ký (Bài ký tháp linh tế núi Dục Thuý sơn).
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ: Chưa rõ chính xác, dự đoán được sáng tác khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng (1288 – 1350 – 54?) khi Trương Hán Siêu đã già, khi ông có dịp du ngoan qua vùng Hải Phòng – Quảng Ninh.
2. Thể loại: phú
- Là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật, bàn chuyện đời.
- Phân loại: 2 loại
+ Phú cổ thể: có trước đời Đường (Trung Quốc), đặc trưng chủ yếu là mượn hình thức đối đáp giữa hai nhân vật chủ - khách để bày tỏ, diễn đạt nội dung, câu có vần, không nhất thiết có đối, kết bằng thơ. Bố cục gồm 4 đoạn: mở, giải thích, bình luận, kết.
+ Phú Đường luật (phú cận thể): xuất hiện từ thời Đường, có vần, có đối, theo luật bằng trắc. Bố cục thường có 6 đoạn.
3. Bố cục:
Đoạn 1 (Khách có kẻ ... luống còn lưu): Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách khi du ngoạn qua sông Bạch Đằng.
Đoạn 2 (Bên sông các bô lão … chừ lệ chan): Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.
Đoạn 3 (Rồi vừa đi … lưu danh): Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.
Đoạn 4 (Còn lại): Lời bình luận của các bô lão.
4. Giá trị nội dung:
+ Ca ngợi tinh thần anh hùng bất khuất. niềm tự hào dân tộc qua những chiến thắng trên sông Bạch Đằng, vẫn sáng ngời hào khí Đông A.
+ Ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lí chính nghĩa, nhân nghĩa sáng ngời, đề cao, ca ngợi con người.
5. Giá trị nghệ thuật:
+ Kết cấu chủ (bô lão) – khách ( tác giả) đối đáp
+ Bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ
+ Hình tượng nghệ thuật sống động
+ Lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng,…
Bài giảng Ngữ văn 10 Phú sông Bạch Đằng
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả
Viết bài văn số 4: Văn thuyết minh
Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)