Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình)Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình)để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 776 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

- Đoạn 2 (tiếp đến "Những mình nào biết có xuân là gì": thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.

- Đoạn 3 (còn lại): tâm trạng cô đơn, chán ngán.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. 

=> Nguyễn Du miêu tả chốn bụi trần dơ bẩn mà câu thơ vẫn trang nhã, không thô tục.

- Hình ảnh ước lệ chân dung nhân vật Thúy Kiều hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, thể hiện tình cảm trân trọng của tác giả.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Các dạng thức đối xứng:

- Có đối xứng trong 4 chữ: bướm lả/ ong lơi ; lá gió/ cành chim; dày gió/ dạn sương; bướm chán/ ong chường; mưa Sở/ mây Tần; gió tựa/ hoa kề. Hình thức này góp phần làm nổi bật thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, và cảm giác đau đớn, xót xa của nhân vật.

- Có tiểu đối trong khuôn khổ 1 câu thơ: Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; Nửa rèm tuyết ngậm/ bốn bề trăng thâu. Đối xứng kiểu này có tác dụng nhấn mạnh sự liên tục, kéo dài của sự vật hay cái mênh mông của không gian.

- Có đối xứng giữa 2 câu lục bát: tạo nên cái nhìn đa chiều về nỗi niềm thương thân xót phận của nhân vật.

=> Giá trị nghệ thuật của phép đối trong đoạn trích:

- Tạo nên tính đối xứng và nhịp điệu trong biểu đạt: gợi cuộc sống xô bồ, nhơ nhớp diễn ra triền miên không dứt, đày đọa nàng Kiều tội nghiệp.

- Nhấn mạnh tâm trạng đau đớn của Kiều trong tình cảnh thảm hại, bi kịch.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

-  “Nỗi thương mình” của Thúy Kiều đã góp vào văn học một ý nghĩa sâu sắc và mới mẻ xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.

- Khi nhân vật “Giật mình mình lại thương mình xót xa” là sự thức tỉnh về quyền sống của cá nhân mình. Con người tuy chưa bứt hẳn ra khỏi sự hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu nhưng đã chủ động ý thức về phẩm giá, về nhân cách bản thân mình. 

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Trước hết đoạn trích khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước bi kịch của cuộc đời.

- Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" và giá trị nhân phẩm của nàng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình):

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Quê quán: Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.

- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông luôn thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người và lên án, tố cáo những thế lực đen tối, chà đạp cuộc sống của những người thấp cổ bé họng trong xã hội thời phong kiến xưa.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Đoạn trích “Nỗi thương mình” được trích từ câu 1229 đến câu 1248.

- Vị : Sau khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kỹ nữ, nhưng cuối cùng nàng lại rơi vào bẫy của Tú Bà, buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích tả lại tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều gặp phải cũng như bộc lộ sự thương xót cho thân phận của chính mình.

2. Thể loại: truyện thơ nôm

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh"): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều.

- Đoạn 2 (tiếp đến "Những mình nào biết có xuân là gì": thể hiện tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi phải sống trong cảnh cay đắng nhơ nhuốc ở lầu xanh.

- Đoạn 3 (còn lại): tâm trạng cô đơn, chán ngán.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng đau đớn, xót xa, tủi nhục, cô đơn của Thúy Kiều khi ở chốn lầu xanh. Quá khứ càng đẹp đẽ, cao quý bao nhiêu thì thực tại Kiều lại càng ê chề, nhục nhã bấy nhiêu.

- Qua đó, ta thấy được Thúy Kiều là một người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, cao thượng, bất chấp việc phải sống trong hoàn cảnh ô nhục, bùn lầy.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Đoạn trích có hình thức độc thoại nội tâm tinh tế, sâu sắc, kết hợp khéo léo giữa lời kể của tác giả với lời của nhân vật đã khiến cho người đọc có thể đi sâu vào thế giới nội tâm để thấy được sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm nhận của Thúy Kiều.

- Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo các thành ngữ, điển tích, điển cố cùng với bút pháp tương phản đối lập giữa quá khứ và hiện tại để dựng nên một thực tại não nề, đau thương, nhơ nhớp của Kiều khi nàng bị ép phải tiếp khách; khi phải mang tấm thân mình ra làm trò chơi cho những khách làng chơi hay lui đến chốn này.

Bài giảng Ngữ văn 10 Truyện Kiều (Tiếp theo – Nỗi thương mình)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Lập luận trong văn nghị luận

Truyện Kiều (Tiếp theo – Chí khí anh hùng)

Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)

Trả bài làm văn số 6

Văn bản văn học

  •  
1 776 21/02/2022
Tải về