Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 690 19/02/2022
Tải về


Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài “Chuyện chức phán sự đền Tản Viênngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa:

- Ý kiến A: không đúng bởi hành động của Tử Văn chỉ là đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả những thần ác, thần bất chính, chứ không hề có ý định đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung của nhân dân.

- Ý kiến B và D: đều đúng bởi truyện đã giới thiệu, Tử Văn là một người có tính khảng khái, nóng nảy, cương trực, diệt trừ hồn ma của tên giặc cũng là diệt trừ kẻ thù cho đất nước, để nhân dân được sống yên ổn.

- Ý kiến C: không đúng bởi vì việc Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới châm lửa đốt đền chứng tỏ chàng đã suy xét rất kỹ lưỡng trước khi hành động, chứ không phải đó là do sự hiếu thắng của tuổi trẻ.

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

* Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên:

- Ý kiến A: thể hiện niềm tin của con người trung đại vào việc có một thế giới khác: thế giới cai trị của Diêm Vương phán xét công bằng.

- Ý kiến B: thể hiện khát vọng công lý chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa: Diêm Vương sẽ luôn đem lại công lý cho người bị oan.

- Ý kiến C: nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào: giúp cho nhân vật chính có cơ hội bộc lộ bản lĩnh, tính cách, khắc sâu tư tưởng truyện.

- Ý kiến D: khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

Ý kiến đúng là cả A, B, C, D.

Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa: sự đền đáp xứng đáng dành cho con người đã dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Đồng thời, chi tiết này cũng có ý nghĩa noi gương cho các thế hệ sau, khích lệ mọi người cần phải đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải.

Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, hấp dẫn của Nguyễn Dữ:

- Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic

- Đan xen các yếu tố kì ảo dày đặc: chuyện người đan xen chuyện thần, ma, địa ngục, trần gian,…

- Câu chuyện có thắt nút và mở nút tạo hứng thú cho người đọc

- Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa

Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Chủ đề của truyện: Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dũng cảm, dám đấu tranh chống lại cái ác của nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho lớp người trí thức Việt giàu tinh thần dân tộc, yêu chuộng chính nghĩa. Đồng thời, truyện cũng thể hiện niềm tin vào công lý, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ công bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ công được phục chức, lính đưa Tử Văn trở về trần gian. Một tháng sau, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Phú sông Bạch Đằng” :

I. Tác giả

1. Cuộc đời 

- Nguyễn Dữ  (? - 1354)

- Quê quán: huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc và Trịnh tranh giành quyền binh, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.

- Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo mà nhân vật chính thường, ao ước sống bình yên, hạnh phúc. Phê phán, ghét cuộc sống khắc nhiệt đau khổ của thời xưa. 

- Tác phẩm tiêu biểu:

Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Trích trong Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền) là tác phẩm được viết bằng chữ Hán.

- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tản Viên từ phán sự lục) là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”.

2. Thể loại: truyền kì

Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. Theo Thi pháp văn học trung đại Việt Nam thì truyện truyền kì Trung Quốc thường có bố cục gồm ba phần:

a) Mở đầu: giới thiệu nhân vật (tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh)

b) Kể chuyện: kể các chuyện kì ngộ, lạ lùng

c) Kết thúc: nêu lí do kể chuyện. 

3. Bố cục:

- Phần 1. Từ đầu đến “nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”. Giới thiệu về Ngô Tử Văn cùng hành động đốt đền.

- Phần 2. Tiếp theo đến “mà thầy cũng khó lòng thoát nạn”. Cuộc nói chuyện của Tử Văn với viên Bạch hộ họ Thôi và Thổ công.

- Phần 3. Tiếp theo đến “nên chia cho Tử Văn một nửa và sai lính đưa Tử Văn về”. Tử Văn thắng trong vụ kiện.

- Phần 4. Còn lại. Việc Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

- Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt.

- Thể hiện niềm tin về công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.

- Chuyện sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.

Bài giảng Ngữ văn 10 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh

Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Tóm tắt văn bản thuyết minh

Hồi trống cổ thành

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

  •  
1 690 19/02/2022
Tải về