Soạn bài Truyện Kiều – Phần một: tác giả hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều – Phần một: tác giả Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Truyện Kiều – Phần một: tác giả để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Truyện Kiều – Phần một: Tác giả - Ngữ văn 10
A. Soạn bài Truyện Kiều – Phần một: Tác giả ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
* Cuộc đời của Nguyễn Du: cuộc đời của ông nhiều thăng trầm trong thời đại đầy biến động.
* Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải về những thành công trong sáng tác của ông:
- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc nhiều đời làm quan. Dòng họ nhà ông có 2 truyền thống lớn là khoa bảng và văn hóa, văn học. Do vậy, có thể nói, Nguyễn Du được thừa hưởng trí tuệ và truyền thống từ dòng họ.
- Cuộc đời nhiều thăng trầm: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, từng sống cuộc đời phiêu bạt, sồng gần nhân dân nên ông thấu hiểu được cái nghèo khó của nhân dân, của kiếp người, ông am hiểu ngôn ngữ dân tộc trong đời sống nhân dân. => Tư tưởng nhân đạo trong các tác phẩm.
- Ông làm quan dưới thời nhà Nguyễn, được đi sứ Trung Quốc nên hiểu rộng biết nhiều.
Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Những sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng:
* Chữ Hán:
- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài, viết trong khoảng 10 năm gió bụi ở đất Bắc (buồn đau)
- Nam Trung tạp ngâm: gồm 40 bài, viết trong khoảng thời gian làm quan dưới triều Nguyễn (buồn đau)
- Bắc Hành tạp lục: gồm 131 bài. viết trong chuyến đi sứ bên Trung Quốc (phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa; ca ngợi, đồng cảm với người anh hùng, người nghệ sĩ tài hoa, ông cảm thông với những người nghèo khổ, những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh.).
* Chữ Nôm:
- Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): gồm 3254 câu thơ lục bát
- Văn chiêu hồn: gồm 184 câu, được viết bằng thể thơ song thất lục bát, nội dung mang tư tưởng nhân đạo sâu sắc
* Đặc điểm chung của các sáng tác chính của Nguyễn Du:
- Thể hiện tư tưởng nhân đạo
- Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Đồng thời, ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Truyện Kiều – Phần một: tác giả:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 – 1802)
* Thời đại:
- Đầy biến động: giang sơn mấy lần đổi chủ.
- Chế độ phong kiến suy tàn, phong trào khởi nghĩa nông dân nổi lên khắp nơi.
=> Suy ngẫm về cuộc đời và thế thái nhân sinh.
* Quê hương – gia đình:
- Quê hương:
+ Quê cha: Hà Tĩnh =>giàu truyền thống văn hóa, hiếu học.
+ Quê mẹ : Bắc Ninh – cái nôi của dân ca quan họ.
+ Nguyễn Du sống chủ yếu ở Thăng Long => Mảnh đất nghìn năm văn hiến.
+ Quê vợ : Thái Bình, nhiều truyền thống văn hóa.
=> Tiếp nhận văn hóa nhiều vùng miền tạo tiền đề cho sự tổng hợp tài năng nghệ thuật.
- Gia đình:
+ Sinh ra và trưởng thành trong gia đình quý tộc phong kiến quyền quý:
Cha: Nguyễn Nghiễm, từng làm Tể Tướng trong triều Lê.
Anh là Nguyễn Khản, làm chức Tham tụng (ngang Thừa tướng) trong phủ chúa Trịnh.
=> Có điều kiện dùi mài kinh sử và am hiểu vốn văn hóa văn học bác học.
+ Mẹ: Trần Thị Tần: quê ở Bắc Ninh, thông minh xinh đẹp, nết na.
=> Hiểu biết về văn hóa dân gian.
=> Gia đình nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học, thích hát xướng.
* Bản thân:
- Thời thơ ấu và thanh niên (1765 – 1789): Sống sung túc, hào hoa ở kinh thành Thăng Long trong gia đình quyền quý => Là điều kiện để có những hiểu biết về cuộc sống ông phong lưu của giới quý tộc phong kiến.
- Mười năm gió bụi (1789 – 1802): Sống cuộc đời nghèo khổ, phong trần, gió bụi => Đem lại cho Nguyễn Du vốn sống thực tế gần gũi với quần chúng, học tập ngôn ngữ dân tộc và thôi thúc ông suy ngẫm về cuộc đời con người.
- Từ khi ra làm quan triều Nguyễn (1802 – 1820): Giữ nhiều chức vụ cao, được đi nhiều nơi, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. => Giúp ông mở mang, nâng tầm khái quát về xã hội, con người.
- Ông mất tại Huế 1820.
=>Tiểu kết: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
* Sáng tác bằng chữ Hán: Còn khoảng 249 bài
- Thanh Hiên thi tập (78 bài), sáng tác ở Thái Bình và Tiên Điền.
- Nam Trung tạp ngâm (40 bài), sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình.
- Bắc Hành tạp lục (131 bài), sáng tác khi đi sứ ở Trung Quốc.
* Sáng tác bằng chữ Nôm:
- Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều);
- Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng sinh);
b. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du.
* Đặc điểm nội dung:
- Đề cao xúc cảm (tình).
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Thuý Kiều, Đạm Tiên...).
+ Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
+ Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc ( mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải).
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền.
* Đặc điểm nghệ thuật:
- Thành công trong nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh cao.
- Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán.
=> Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt.
Bài giảng Ngữ văn 10 Truyện Kiều – Phần một: Tác giả
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Truyện Kiều (Tiếp theo – Trao duyên)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)