Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 813 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (Trích hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhà Tào Tháo:

- Tâm trạng: lo lắng, hoang mang

- Cách hành xử: cẩn trọng, sợ Tào Tháo sẽ tìm cách cản trợ hoặc hãm hại

- Tích cách: trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo léo che đậy tâm trạng và tình cảm thật của mình khi đứng trước kẻ thù. 

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất cho ta thấy tính cách của nhân vật Tào Tháo:

- Là một người có tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ, có chí lớn, mưu cao, là người có tài

- Là người có bản tình gian hùng: có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích

- Là một người có tính đa nghi, nghi ngờ, nham hiểm và ích kỉ

- Kiêu ngạo nên chủ quan, bị Lưu Bị qua mặt

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Những điểm khác nhau về tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo:

* Tào Tháo: là một người gian hùng

- Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu

- Tự tin, có bản lĩnh, thông minh sắc sảo và hiểu biết

- Chủ quan đắc chí, coi thường người khác nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng

* Lưu Bị: là một người anh hùng

- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù ở nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm

- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo

- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình.

- Là người anh hùng lý tưởng cho dân Trung Hoa cổ đại

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời:

Cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc vì:

- Xây dựng tình huống gay cấn, tự nhiên, kết thúc đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa

- Những hình ảnh, tình huống éo le, được nêu ra hết sức chi tiết và thu hút người đọc

- Thái độ của tác giả trong việc khen – chê khá rành rọt, đen – trắng đối lập nhau, 2 phía điển hình và mẫu mực

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- La Quán Trung (1330 – 1400?)

- Quê quán: Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Khi Minh Thái Tổ đánh đuổi được quân Mông Cổ, thống nhất đất nước, ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

- La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh ở Trung Quốc.

Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm tiêu biểu: Tam Quốc diễn nghĩa, Tuỳ đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đâu thời Minh (1368 - 1644).

- Tác phẩm gồm 120 hồi, kể chuyện một nước chia ba gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy - do Tào Tháo cầm đầu chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên gọi là Bắc Ngụy; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục; Ngô - do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam gọi là Đông Ngô.

- Đoạn trích thuộc hồi 21 của Tam quốc diễn nghĩa.

2. Thể loại: tiểu thuyết chương hồi

3. Bố cục:

2 phần

Phần 1 (từ đầu đến tiểu đình uống rượu): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu.

Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu.

4. Tóm tắt

Bấy giờ Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Vì muốn che giấu mưu đồ của mình, Lưu Bị ngày ngày làm vườn. Một hôm Tào Tháo mời Lưu Bị đến để hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị tưởng mình đã bị phát hiện nên sợ hãi. Tào Tháo mời Lưu Bị thưởng mơ và nói chuyện “rừng mơ” trong trận đánh Lưu Tú. Chợt mây đen kéo đến, Tào Tháo hỏi Huyền Đức về chuyện rồng và luận về những tên tuổi anh hùng thời đó. Huyền Đức đưa ra năm tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tào Tháo vừa nghe vừa cười rồi khẳng định anh hùng trong thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Huyền Đức. Huyền Đức nghe vậy giật mình, đánh rơi đũa và bạo biện do tiếng sét.

Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng hay, ngắn gọn (ảnh 1)

5. Giá trị nội dung:  

Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Khắc họa tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, chi tiết giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn của lời kể.

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên để làm rõ tính cách nhân vật.  

Bài giảng Ngữ văn 10 Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Trả bài làm văn số 5

Viết bài làm văn số 6: thuyết minh văn học

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Lập dàn ý bài văn nghị luận

Truyện Kiều – Phần một: tác giả

  •  
1 813 lượt xem
Tải về