Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 1,021 21/02/2022
Tải về


Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) - Ngữ văn 10

A. Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Các từ "vội", "xăm xăm", "băng" mang hàm nghĩa: Một phần diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, một phần diễn tả động tác vội vàng, khẩn trương đi theo tiếng gọi của tình yêu bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Không gian bên ngoài tràn ngập ánh trăng sáng

- Thư phòng lung linh ánh nến, đậm đà mùi hương

- Vật đính ước và thề nguyền: "tiên thề" (tờ giấy để viết lời thề), "tóc mây" và "dao vàng".

=> Không gian thơ mộng, thiêng liêng, có mặt trăng ánh nến chứng giám, có lời thề nguyện được ghi lại và có vật đính ước khắc cốt ghi tâm. Trong đó, hai nhân vật đều rất đỗi trân trọng, nâng niu, đồng điệu với nhau và giữ gìn lễ nghi trong sáng.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Trả lời: 

- Quan niệm về tình yêu của Kiều qua đoạn Thề nguyền: Tình yêu chân thành, chủ động, thiêng liêng, sắt son, chung thủy.

- Những kỉ vật trong đêm thề nguyền lại xuất hiện trong đêm Kiều trao duyên cho Vân: vì tình yêu thiêng liêng, sâu nặng như thế nên khi phải chọn chữ hiếu, hi sinh chữ tình, Kiều vẫn tìm cách để cố gắng thực hiện lời thề nguyện bằng cách trao duyên, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền):

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Quê quán: Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.

- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông luôn thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người và lên án, tố cáo những thế lực đen tối, chà đạp cuộc sống của những người thấp cổ bé họng trong xã hội thời phong kiến xưa.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.

+ Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Đoạn trích “Thề nguyền” được trích từ câu 431 đến câu 452.

- Nội dung: Một hôm nọ, cả gia đình sang chơi bên ngoại, Kiều đã tìm gặp Kim Trọng. Chiều tà, nàng trở về nhà thì được tin cả nhà vẫn chưa về. Kiều quay lại gặp Kim Trọng. Hai người đã làm lễ thề nguyền trước ánh trăng.

2. Thể loại: truyện thơ nôm

3. Bố cục:

- Phần 1. Từ đầu đến “Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”: Cảnh Kiều trở lại nhà Kim Trọng.

- Phần 2. Còn lại. Cảnh thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều.

Soạn bài Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền) hay, ngắn gọn (ảnh 1)

4. Giá trị nội dung:

Qua đoạn trích “Thề nguyền”, Nguyễn Du đã xây dựng một khung cảnh tuyệt đẹp đó là đêm trăng tình yêu, vầng trăng ước hẹn để từ đó thể hiện khát khao về tình yêu tự do của Thúy Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh.Tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng là tình yêu trong sáng, thủy chung, vượt lên trên lễ giáo phong kiến.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố

- Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc: giấc hoè, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần, đỉnh Giáp non thần,...; Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa, Tóc tơ, chữ đồng,...

- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị tạo hình, biểu cảm.

Bài giảng Ngữ văn 10 Truyện Kiều (Tiếp theo – Thề nguyền)

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Trả bài làm văn số 6

Văn bản văn học

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Các thao tác nghị luận

  •  
1 1,021 21/02/2022
Tải về