Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận hay, ngắn gọn
Hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận - Ngữ văn 10
A. Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận ngắn gọn:
Câu hỏi 1 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Đoạn 1
Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.
Đoạn 2
Sách đã cung cấp cho con người những nguồn thông tin, kiến thức phong phú. Không chỉ là những tri thức của hiện tại mà còn là những nghiên cứu, những tinh hoa mà phải trải qua một quá trình dài mới có thể đúc kết ra được. Qua những trang sách, chúng ta có thể tìm về với quá khứ, bước đến tương lai hoặc có thể phiêu lưu khắp mọi nơi trên thế giới. Harvey MacKay nói rằng: “Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc”. Quả vậy, khi bạn đọc xong một cuốn sách có nghĩa là đã tự cung cấp cho mình một nguồn kiến thức mới, một bài học mới, một lối tư duy khác. Bạn cũng sẽ khám phá ra nhiều điều mới lạ mà trước đây bạn chưa từng thấy, hoặc thấy rồi nhưng theo một chiều hướng khác.
Câu hỏi 2 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Học sinh đổi bài cho nhau, nhận xét, đánh giá.
Câu hỏi 3 (trang 141 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Trả lời:
Cả lớp chọn một bài viết tiêu biểu để đánh giá, nhận xét tập thể
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện viết đoạn văn nghị luận
1. Khái niệm đoạn văn
a. Về nội dung: Đoạn văn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý.
b. Về hình thức: Đoạn văn là phần văn bản:
- Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.
- Kết thúc là một dấu chấm xuống dòng.
- Đoạn có một hoặc do nhiều câu liên kết tạo thành.
c. Các câu trong đoạn văn.
- Câu mở đoạn: Là câu nêu vấn đề.
- Câu khai triển đoạn: Là câu phát triển ý được nêu ở câu mở đoạn.
- Câu kết đoạn: Là câu khép lại vấn đề.
- Câu chủ đề: Là câu mang ý chính của toàn đoạn. Vị trí của câu chủ đề tùy thuộc vào kết cấu của đoạn.
2. Đoạn nghị luận.
a. Khái niệm.
- Đoạn văn nghị là một phần của văn bản nghị luận.
- Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc (người nghe) một tư tưởng, một quan điểm.
b. Các yếu tố chính trong bài văn nghị luận.
Muốn xây dựng bài văn nghị luận cần phải xác lập các yếu tố:
a. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận.
b. Luận cứ: Là căn cứ để xây dựng luận điểm.
c. Luận chứng: Là chứng cứ minh họa cho luận cứ, luận điểm.
d. Lập luận: Là cách lựa chọn, sắp các luận cứ để dẫn đến luận điểm.
c. Một số cách viết trong bài văn nghị luận.
- Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ (Từ ý tổng quát suy ra ý cụ thể).
- Đoạn quy nạp: Quy nạp là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).
- Đoạn tổng – phân – hợp: Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:
Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 10 | Giải bài tập Hóa học 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 10
- Giải sbt Hóa học 10
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 10
- Giải sgk Vật Lí 10 | Giải bài tập Vật lí 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 10
- Giải sgk Lịch sử 10 | Giải bài tập Lịch sử 10 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)