Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả Ngữ văn lớp 10 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả để chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 455 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả - Ngữ văn 10

A. Soạn bài “Đại cáo bình Ngô” – phần một tác giả ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Nguyễn Trãi là một con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài. Nguyễn Trãi sống dưới ba vương triều: cuối Trần, Hồ và đầu Lê. Ông là người thức thời, yêu nước. Tuy đỗ đạt dưới thời nhà Hồ, nhưng không câu nệ tư tưởng trung quân, hăng hái dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi và có công lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc Minh.

- Ông là nhà tư tưởng chính trị, quân sự, nhà nhân đạo chủ nghĩa kiệt xuất, một nhân cách cao đẹp của một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa, thân dân, mưu phạt tâm công (đánh vào lòng người), lấy ít địch nhiều, lúc nào cũng canh cánh nối niềm dân, nước.

- Là nhà văn hoá lớn: nhà thơ vĩ đại, nhà văn hoá xuất sắc, tập đại thành của thơ Nôm năm thế kỉ (TK X đến TK XV), nhà địa lí học nổi tiếng với tác phẩm “Dư địa chí”, người viết thư, thảo hịch lớn của nước ta.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Bài ca Côn Sơn được học giả Đào Duy anh xếp vào số 87 “Ức trai thi tập” (Sách “Nguyễn Trãi toàn tập” nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1976). Nguyên tác được viết bằng chữ Hán, theo thể ca gồm 36 câu, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là ngũ ngôn và thất ngôn. Bài thơ này được viết vào những năm Nguyễn Trãi về quê ở ẩn. Những năm tháng ấy ông sống trong cảnh thiên nhiên của Côn Sơn. Bài thơ như những nốt nhạc thanh thản của Nguyễn Trãi sau khi cáo quan trường về sống với làng quê thiên nhiên.

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn chương to lớn, được đánh giá như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một “thiên cổ hùng văn". Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán điêu luyện, tình tứ, tao nhã của Nguyễn Trãi mà mỗi bài là một mảnh hồn của Ức Trai tiên sinh.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hai câu cuối bài Cảnh ngày hè:

       Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

       Dân giàu đủ khắp đòi phương

- Tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước.

+ Nguyễn Trãi vẫn lắng tai nghe âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài.

+ Ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn.  

 Đó là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời.

Câu 4 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Giá trị nội dung

+ Tư tưởng “lấy dân làm gốc” hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước, lý tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt trong thơ văn Nguyễn Trãi. Cũng xuất phát từ tư tưởng này mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đấu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa.

- Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời), đồng thời mang những triết lý giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm. Tinh yêu thiên nhiên, tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn cũng là một trong những nội dung đặc sắc của thơ văn Nguyễn Trãi.

- Giá trị nghệ thuật

“Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn). Ông là người đặt nền móng cho thơ ca Tiếng Việt. Thơ Nguyễn Trãi dùng từ ngữ, hình ảnh mang tính dân tộc. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn và được coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt phổ biến trong thế kỷ XV, XVI.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Đại cáo bình Ngô” :

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Quê quán: làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)

+ Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống yêu nước, yêu văn hóa dân tộc.

+ Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc ,nhân vật toàn tài hiếm có, nhà chiến lược, nhà ngoại giao kiệt xuất, nhà thơ lớn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

+ Một con người phải chịu đựng những oan kiên, thảm khốc nhất trong chế độ phong kiến Việt Nam.

 Soạn bài Đại cáo bình Ngô – Phần một: Tác giả hay, ngắn gọn (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

Văn tự

Tác phẩm chính

Nội dung

Thể loại

 

CHỮ HÁN

Quân trung từ mệnh tập

Thư từ, biểu, quân lệnh gửi cho các tướng của ta và các bức thư gửi cho quân Minh nhằm “đánh vào lòng người”

Văn chính luận

Bình Ngô đại cáo

Tuyên bố nền hòa bình của đất nước sau khi chiến thắng quân Minh

Thể cáo, văn biền ngẫu

Ức Trai thi tập

Thể hiện cảm xúc trữ tình cá nhân

Thơ trữ tình đa số là thơ Đường luật

Chí Linh sơn phú

Nêu công đức của Lê Lợi, vai trò nhà Lê

Phú (Cổ thể)

Lam Sơn thực lục

Ghi chép quá trình khởi nghĩa Lam Sơn

Ký (Ký sự lịch sử )

Băng Hồ di sự lục (Chuyện cũ về cụ Băng Hồ)

Khắc  họa chân dung cụ Trần Nguyên Đán (Cụ Băng Hồ, ông ngoại Nguyễn  Trãi)

Ký (Hồi ký )

Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi (Bia thần đạo Vĩnh Lăng ở Lam Sơn)

Là bài văn bia ghi chép gia thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ sau ngày nhà vua mất

Bi (Văn bia )

 

CHỮ NÔM

Quốc âm thi tập

Ghi lại những cảm xúc cá nhân

Thơ trữ tình Đường luật

Dù chữ Hán hay chữ Nôm, văn chính luận hay văn trữ tình, Nguyễn Trãi vẫn có những thành tựu nghệ thuật lớn. Ông là người khai sáng thơ văn tiếng Việt.

NỘI DUNG

- Nguyễn Trãi - Nhà văn chính luận xuất sắc , giàu nhân nghĩa và đầy tính chiến đấu thời trung đại

+ Mỗi bài đều có kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, xác định rõ đối tượng mục đích để có bút pháp thích hợp, tác động vào lý trí và thuyết phục người đọc bằng tình cảm, bằng đại nghĩa, bằng trí nhân.

 + Văn chính luận Nguyễn Trãi có tính chiến đấu cao vì độc lập, vì đạo lý chính  nghĩa, phục vụ tích cực cho cuộc kháng chiến chống quân Minh và xây dựng cuộc sống. Ý thức dân tộc trong thơ Nguyễn Trãi rất cao.  

 - Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc:

+ Đau nỗi đau con người, yêu tình yêu của con người

NGHỆ THUẬT

- Văn chính luận: Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt.

- Thơ: Có cống hiến đặc biệt trong thơ Nôm, Sáng tạo cải biến thể lục ngôn, thơ thất ngôn chen lục ngôn.

- Sử dụng nhiều từ thuần Việt, nhiều hình ảnh quen thuộc, dân dã

- Vận dụng sáng tạo tục ngữ, ca dao và lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

Bài giảng Ngữ văn 10 Đại cáo bình Ngô – Phần một

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Viết bài văn số 4: Văn thuyết minh

Đại cáo bình Ngô – Phần hai: Tác phẩm

Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Tựa “Trích diễm thi tập”

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ hai)

  •  
1 455 lượt xem
Tải về